Mang thai đôi cách nhau 1 tuần

Cặp song sinh ra đời cách nhau... 1 tháng?Nhật ký truyền máu song thaiNhững điều ít biết về các cặp song sinh dính nhau

Mang thai đôi cách nhau 1 tuần
Phóng to
Chị Biên bên cạnh hai con được cho là sinh đôi cách một tháng - Ảnh: Phàn Gia

Chuyện chị Lù Thị Biên, dân tộc La Chí, 27 tuổi, ở thôn Bản Pắng, xã Bản Máy (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang), vừa sinh một bé trai và một bé gái cách nhau 30 ngày đã khiến nhiều người ngạc nhiên, thậm chí không thể tin nổi câu chuyện nghe như chuyện “bác ba Phi”.

Bác sĩ cũng kinh ngạc

Định phạt 2 tạ thóc

Ngày 4-7, anh Lục Văn Chung, cán bộ văn hóa xã Bản Máy, cho biết gia đình anh Đông - chị Biên đã vi phạm hương ước ký kết với xã (không sinh con thứ ba - PV) nên sẽ phải phạt 2 tạ thóc để cảnh cáo làm gương. Nhưng đây là trường hợp đặc biệt nên có thể xã sẽ xem xét lại mức phạt, hoặc có thể sẽ vận động mọi người giúp đỡ gia đình anh Đông - chị Biên.

Trao đổi cùng chúng tôi, chị Biên khẳng định chuyện chị sinh hai con cách nhau một tháng là có thật và rất nhiều người đã chứng kiến, trong đó có chị dâu của chị Biên là người đã đỡ cho hai bé.

Chị Biên kể sau chín tháng mang thai, vào ngày 4-5 chị đã sinh hạ đứa con đầu tiên đặt tên là Thèn Văn Chuyến.

Nhưng nào ngờ vài ngày sau sinh chị thấy bụng đau và có dấu hiệu vẫn mang bầu, rồi rõ hơn là đứa trẻ đã đạp và cựa quậy trong bụng chị.

Không nghĩ rằng mình mang thai sinh đôi lại không đẻ cùng một lúc, chị nói với chồng là anh Thèn Đức Đông, 29 tuổi, đưa đi Bệnh viện Đa khoa khu vực Hoàng Su Phì khám.

Theo bác sĩ Ma Trung Nghĩa - phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Hoàng Su Phì, chị Biên mang con đến bệnh viện khám sau khi sinh bé trai được 12 ngày do bé bị vàng da, còn bà mẹ có dấu hiệu bụng vẫn cứng và to.

Qua thăm khám trực tiếp, bác sĩ Nghĩa cho biết sản phụ không có sản dịch như thông thường ở người mới sinh, còn cổ tử cung hé mở thì giống như thông thường ở người đã sinh nở tới ba lần.

Siêu âm cho thấy chị Biên đang có thai. Theo bác sĩ Nghĩa, do thấy đây là sự việc rất lạ lùng và do chị Biên sinh nở tại nhà, không có sự chứng kiến của bệnh viện nên bác sĩ cũng cảm thấy kinh ngạc.

“Bé trai con chị Biên thời điểm đến bệnh viện khám nặng 2,3kg và đang bị vàng da, kiểm tra tôi thấy bé vào khoảng 12 ngày tuổi. Nhưng do thấy chuyện lạ, không biết có phải người ta mang con ở đâu vào rồi nhận là con mình đẻ không nên tôi đã đề nghị cán bộ y tế thôn bản xác minh vụ việc này” - bác sĩ Nghĩa cho biết.

Sau khi về nhà, bé trong bụng chị Biên đạp, đến ngày 5-6 chị tiếp tục sinh hạ thêm một bé gái đặt tên Thèn Thị Mây. Từ đó, rất nhiều câu chuyện có cả thêu dệt đã bắt đầu phủ vây gia đình chị Biên.

Chị Lù Thị Kim, người đã hai lần đỡ đẻ cho sản phụ Biên, kể: “Tôi đỡ đẻ đứa con đầu tiên sinh ra của Biên là đêm 4-5. Nghe Đông - chồng Biên - gọi tôi lên giúp, tôi đã lên và trực tiếp đỡ cháu. Đứa con thứ hai cũng do chính tôi một mình trực tiếp đỡ sau đúng 30 ngày, lúc đó Biên bảo đi bệnh viện nhưng vì sợ lại bỏ về, chiều 5-6 Biên kêu đau bụng và rồi lại gọi tôi lên xem. Từ trước tới nay đây là lần đầu tiên tôi gặp trường hợp kiểu này, tôi cũng rất ngạc nhiên và không thể tin nổi, nhưng đó là thực tế”.

“Lạ tầm thế giới”

Còn bác sĩ Ma Trung Nghĩa cho rằng hiện cán bộ xã Bản Máy, cán bộ y tế thôn bản, trạm y tế xã có báo cáo xác minh và làm chứng đúng chị Biên sinh hai con cách nhau một tháng như gia đình thông báo.

Ông Nghĩa nói khu vực gia đình chị Biên sinh sống là vùng giáp biên, có đồn biên phòng và việc kiểm tra kiểm soát người ra vào, kiểm tra hộ khẩu rất chặt chẽ.

Tuy nhiên với các nhà chuyên môn, đây vẫn là sự việc rất lạ. Theo ông Vũ Bá Quyết - giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương, ông từng nghe thế giới có chuyện song sinh không sinh cùng ngày, nhưng ở VN thì hơn 30 năm làm bác sĩ phụ sản, ông chưa từng thấy trường hợp nào như vậy.

PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, cho rằng ông từng chứng kiến một trường hợp song sinh sinh cùng ngày, nhưng khi kiểm tra hồi cứu thì thấy thời điểm thụ thai của hai bé cách nhau một tháng.

“Giờ đây hai bé đã hơn 10 tuổi, bà của các cháu cũng là GS ở ĐH Y và dựa trên các yếu tố, đặc điểm của hai bé, bà cháu cũng công nhận thời điểm thụ thai không cùng nhau” - PGS Hinh nói.

Dù sao đây cũng là câu chuyện rất lạ, như PGS Hinh nói thì lạ tầm thế giới. Ông Trần Đức Quý, giám đốc Sở Y tế Hà Giang, cho rằng sẽ có sự chăm sóc và quan tâm đặc biệt với gia đình chị Biên. Ông Quý nói có thể đây là hai bé song sinh khác trứng, có hai buồng ối, hai bánh nhau... Tuy nhiên, các nhà chuyên môn rất nên vào cuộc để xác minh vụ việc này.

Mang thai đôi cách nhau 1 tuần
Phóng to
Bé Amy (trái) ra đời trước em gái song sinh Katie đến 87 ngày - Ảnh: Sunday Mirror

Đăng ký kỷ lục sinh đôi cách nhau 3 tháng

Các cặp song sinh ra đời khác ngày, thậm chí cách nhau cả tháng, tuy hiếm nhưng cũng được ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới. Kỷ lục về thời gian sinh cách nhau của một cặp song sinh có lẽ thuộc về hai bé gái người Ireland ra đời năm ngoái cách nhau đến 87 ngày. Mẹ của hai bé, cô Maria Jones-Elliot, bị vỡ ối ở tuần 23 và con gái đầu tiên ra đời ngày 1-6, non bốn tháng. Tuy nhiên các cơn co thắt của Jones-Elliot đột nhiên chấm dứt. Sau khi các bác sĩ tìm cách giục sinh cho cô vào hôm sau nhưng không có kết quả, họ chỉ còn biết hi vọng thai nhi còn lại có thể sống sót trong bụng mẹ. Ba tháng sau đó, Jones-Elliot trở dạ lần nữa và sinh con thứ hai. Cả hai bé gái hiện đều khỏe mạnh và vợ chồng cô Jones-Elliot đang đăng ký kỷ lục cho ca sinh nở khác thường của mình.

Còn cô Elene Cowan, ở thành phố Kansas (Mỹ), mang thai một cặp song sinh đã trải qua đến hai lần sinh nở cách nhau sáu tuần. Theo trang Newer, màng ối của Cowan đột ngột phình lên ở tuần thai thứ 24 và bác sĩ không thể ngăn được cơn đau đẻ của cô. Cowan sinh con trai đầu ngày 20-1-2014, nặng khoảng 0,6kg. Chẩn đoán Cowan bị hở eo cổ tử cung, bác sĩ đã khâu tử cung của cô, sử dụng thuốc và một quả bóng đặc biệt để giữ thai nhi còn lại bên trong. Cô sinh con thứ hai vào ngày 28-2, nặng gần 1,3kg. Sau hơn ba tháng điều trị đặc biệt, cặp song sinh lệch nhau hai tháng đã được về nhà trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Tại một thành phố khác của Mỹ là Boston, cô Lindalva Pinheiro da Silva vừa sinh hai con cách nhau 24 ngày do sự can thiệp của các bác sĩ. Cô Pinheiro da Silva được dự sinh ngày 18-6 nhưng lại sinh non ở tuần thứ 24. Đứa con đầu tiên ra đời ngày 2-3. Ở tuần thứ 24, cơ hội sống sót của thai nhi chỉ là 50% và đối với song thai còn thấp hơn nữa. Bác sĩ Sabrina Craigo đã cho hoãn sinh, ca mà bà cho biết chỉ từng thấy dưới 10 lần trong hai thập kỷ qua, để tăng cơ hội sống cho thai nhi thứ hai. Kỹ thuật này được áp dụng với điều kiện sản phụ ngừng cơn đau đẻ và không chảy nhiều máu. Nhau của thai nhi thứ nhất được giữ trong bụng của Pinheiro da Silva và cô được tiêm kháng sinh trước khi sinh con thứ hai vào ngày 26-3. Cả hai con của cô vừa được xuất viện hôm 18-6.

Ở Leicestershire, Anh cũng từng ghi nhận trường hợp sinh cách ngày hi hữu năm 2012 khi cô Emma Day sinh hai con trai cách nhau năm ngày.

PHÀN GIA - LAN ANH

Mang thai đôi là điều tuyệt vời mà không phải phụ nữ nào cũng có cơ hội được trải qua. Tuy nhiên, song thai cũng có thể gây ra những nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và con. Vì vậy, bài viết sau chia sẻ kinh nghiệm mang thai đôi cực hữu ích cho các bà bầu.

1. Thai đôi được hình thành như thế nào?

Song thai là hiện tượng phổ biến nhất trong mang đa thai, chiếm đến 90% tổng số phụ nữ đa thai.
Dựa theo sinh học, thai đôi được chia thành hai loại là thai đôi cùng trứng (hay thai đôi đồng hợp tử) và thai đôi khác trứng (hay thai đôi dị hợp tử).

Mang thai đôi cách nhau 1 tuần

Sự khác biệt giữa thai đôi cùng trứng và thai đôi khác trứng

Thai đôi cùng trứng là một hợp tử được hình thành từ một cặp trứng và tinh trùng. Sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ chia thành hai phần để phát triển thành hai cá thể riêng biệt. Hai đứa trẻ sinh cùng trứng sẽ chung nhau thai và giống nhau về đặc điểm hình thức, giới tính.
Còn thai đôi khác trứng, hay còn gọi là cặp song sinh không giống nhau, là hiện tượng cùng lúc rụng hai quả trứng và thụ thai với hai tinh trùng hoàn toàn riêng biệt.

2. Kinh nghiệm mang thai đôi: Những khác biệt so với thai đơn

2.1 Quá trình thai nghén nặng hơn

Hàm lượng hormone hCG cao hơn phụ nữ mang thai đơn sẽ gây ra tình trạng ốm nghén nặng hơn. Tình trạng này xảy ra mạnh nhất trong 3 tháng đầu, có xu hướng giảm bớt từ tuần 12 đến 14 của thai kỳ.
Theo một số bác sĩ tư vấn, mẹ bầu song thai hay cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, đau lưng vào các sáng ngay sau khi tỉnh dậy. Ngoài ra, mất ngủ và ợ nóng cũng xảy ra thường xuyên trong thời kỳ ốm nghén của mẹ song thai.

2.2 Xuất huyết thai kỳ xuất hiện nhiều hơn

Điều này hay xảy ra với phụ nữ sinh đôi, sinh ba và sinh tư, chảy máu âm đạo liên tục xảy ra trong 9 tuần đầu. Đây là dấu hiệu mẹ cần đặc biệt chú ý, dù lượng máu chảy ít hay nhiều, đều cần thăm khám bác sĩ để hỗ trợ kịp thời. Trường hợp này thường đi kèm với cơn đau tử cung.

2.3 Tăng cân nhiều trong quá trình mang thai

Cân nặng tăng là điều hiển nhiên xảy ra với phụ nữ có thai. Tuy nhiên, với cặp song sinh, vì có hai em bé nên mẹ tăng cân nhiều hơn, hai nhau thai và nhiều nước ối hơn.

Bác sĩ khuyến khích lượng tăng cân trung bình của mẹ mang thai đơn là từ 10 đến 11,5kg, và khoảng 13,5 – 16 kg cho mang thai đôi. Phụ nữ song sinh không nên tăng vượt 18 kg trong quá trình thai nghén, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và con.

Theo lời khuyên của bác sĩ sản khoa, tốt nhất là trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai đôi tăng từ 2 đến 3 kg. Giai đoạn thứ hai từ tuần 13- tuần 20, mỗi tuần tăng 0,5-0,7kg. Từ tuần 21 trở đi, 0,5-1kg một tuần.

Mang thai đôi cách nhau 1 tuần

Kinh nghiệm mang thai đôi cho thấy mẹ bầu thường bị tăng cân nhiều hơn thai đơn

2.4 Thai máy xảy ra sớm hơn

Với phụ nữ mang song thai, thai máy hay còn được gọi là cử động thai sẽ sớm hơn. Theo dân gian, hiện tượng này hiểu đơn giản là “em bé đạp”, có thể xuất hiện từ tuần 16 của thai kì. Trong khi đó, các bà mẹ mang thai đơn cảm nhận được chuyển động thai nhi khoảng từ 18 tuần trở lên.

3. Biện pháp giúp chẩn đoán mang thai đôi

Siêu âm là phương pháp để chẩn đoán thai đôi sớm nhất, đơn giản nhất và hiệu quả chính xác nhất. Vì phương pháp này thực hiện ngay trong 3 tháng đầu thai kỳ, phát hiện từ tuần thứ 6 đến tuần 8.
Tuy vậy, phải tới tuần 10-12 thì bác sĩ mới có thể khẳng định được chắc chắn vì lúc này hai nhau thai hoàn toàn riêng biệt, bắt đầu hình thành đầu và tim thai.

4. Những nguy cơ mẹ bầu dễ gặp phải khi mang thai đôi

4.1. Kinh nghiệm mang thai đôi cho thấy mẹ bầu dễ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ

Trong quá trình mang thai đôi, các hormone của nhau thai gia tăng gấp đôi so với thai đơn, làm rối loạn việc sản xuất insulin – giúp điều hòa lượng đường trong máu này.

Bên cạnh đó, nhu cầu lượng đường của mẹ bầu sinh cũng cao hơn vì sự phát triển cùng lúc của thai nhi. Vì vậy tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ có song thai sẽ cao hơn bình thường.

4.2. Kinh nghiệm mang thai đôi cho thấy mẹ bầu dễ mắc hội chứng tiền sản giật

Đây là hội chứng bệnh lý rối loạn huyết áp của phụ nữ mang thai, xuất hiện sau tuần 20 của thai nhi với dấu hiệu: tụt huyết áp, phù tay chân, và tiểu đạm. Theo các bác sĩ thai sản, hiện tượng này có thể xuất hiện sớm hơn và nghiêm trọng hơn với trường hợp song thai.
Khi mắc tiền sản giật trong thời kỳ song thai, các bộ phận cơ thể người mẹ bị ảnh hưởng, tiêu biểu mắt, đầu, tay, chân và một số cơ quan: não, tim, gan. Trong một số trường hợp mắc tiền sản giật nặng, em bé được sinh ra sớm hơn so với ngày dự sinh dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

4.3 Sinh non

Sinh non là biến chứng khá phổ biến của người mẹ sinh đôi khi con số gặp tình trạng này lên tới hơn 50% trong thai phụ mang song thai. Theo kinh nghiệm mang thai đôi, đa phần các trường hợp em bé song sinh được ra đời khi thai kỳ chạm mốc 37 tuần tuổi vì thời điểm này mẹ nguy cơ gặp nguy cơ biến chứng cao nhất của quá trình song thai đó là chết lưu.
Thời điểm sinh có thể xảy ra sớm hơn mốc trên, khoảng 34-36 tuần trong trường hợp mẹ mang thai đôi nhưng chỉ có một bánh rau. Tùy tình hình sức khỏe của mẹ và bé, thời gian sinh được thay đổi nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Mang thai đôi cách nhau 1 tuần

Sinh non là biến chứng phổ biến thường gặp ở những phụ nữ có thai đôi

4.4 Tỷ lệ sinh mổ cao

Những biến chứng mang thai đôi mà mẹ bầu phải đối mặt: tiền sản giật, đái tháo đường, sẽ làm suy giảm khả năng đẻ thường.
Ngoài ra, mang bầu 2 bé cùng lúc làm cho túi ối bị căng dẫn đến bất thường của ngôi thai như: ngôi thai ngược, ngôi ngang hoặc 2 ngôi chèn vào nhau không chúc vào tiểu khung…, phải nhờ can thiệp của bác sĩ mổ.

5. Kinh nghiệm mang thai đôi: Những việc mẹ bầu nên làm

5.1 Thực hiện chế độ ăn khoa học

Thông thường, phụ nữ mang song thai cần phải bổ sung nhiều năng lượng hơn so với đơn thai. 2700 kcal là lượng mà bạn cần bổ sung mỗi ngày để nuôi dưỡng cho hai bé. Vì vậy một chế độ dinh dưỡng khoa học là việc làm đầu tiên của mẹ bầu để ngăn ngừa tối đa các biến chứng của mang thai đôi.
Thực đơn cho mẹ bầu song thai cần đủ chất lượng, phong phú, ưu tiên các sản phẩm giàu sắt như: các loại thịt đỏ, các loại ngũ cốc giúp thai phụ ổn định huyết áp, bổ sung máu hạn chế nguy cơ tiền sản giật, sinh non. Ngoài ra thực phẩm chứa nhiều axit folic như rau cải, măng tây duy trì trong khẩu phần ăn để phòng tránh dị tật bẩm sinh của trẻ.

5.2 Kiểm soát thai kỳ một cách chặt chẽ

Mẹ bầu song thai thường được khuyên đến bác sĩ thường xuyên hơn để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Khi thai kì bắt đầu bước sang tháng thứ 4, việc siêu âm càng được chú trọng, thời gian được bác sĩ khuyến khích cho mẹ bầu sinh đôi là 1 tuần/lần. Có như vậy mới có thể phát hiện sớm các biến chứng thai sản nguy hiểm và đánh giá tình trạng thai nhi để có hướng can thiệp kịp thời, hạn chế tình huống xấu xảy ra.

Mang thai đôi cách nhau 1 tuần

Trong quá trình mang thai đôi, mẹ bầu cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên

5.3 Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ

Trong quá trình mang bầu thai đôi, mẹ được khuyến khích sử dụng các loại thuốc hỗ trợ dinh dưỡng để đảm bảo thai nhi luôn khỏe mạnh.
Các loại thuốc bổ sung vitamin D, canxi, kẽm sẽ là lựa chọn hàng đầu không chỉ giúp mẹ phòng ngừa biến chứng của thai đôi mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi, con sinh ra an toàn và khỏe mạnh.

5.4 Khâu cổ tử cung

Khâu tử cung được bác sĩ chỉ định nhiều ở phụ nữ mang thai đôi. Việc này giúp tránh được tình trạng cổ tử cung mẹ mở sớm do sự phát triển 2 em bé trong bụng mẹ cùng một lúc và giảm nguy cơ trẻ sinh thiếu tháng nhất có thể.

Trên đây là một số điều liên quan đến kinh nghiệm mang thai đôi như dấu hiệu nhận biết, triệu chứng hay gặp, việc nên làm tốt cho thai nhi. Hy vọng với kinh nghiệm được chia sẻ, các bà mẹ mang thai song sinh sẽ có một thời kỳ thai nghén thật thoải mái.