Một chợ điện tử - emarketplace liên kết nhiều người mua và nhiều người bán với nhau gọi là gì

Thị trường thương mại điện tử chung (tiếng Anh: Public e-marketplace) là các thị trường điện tử B2B. Chúng thường được sở hữu bởi bên thứ ba (không phải bên bán hoặc bên mua) hoặc một nhóm các công ty bán hoặc các công ty mua.

Một chợ điện tử - emarketplace liên kết nhiều người mua và nhiều người bán với nhau gọi là gì

Hình minh họa

Định nghĩa

Thị trường thương mại điện tử chung hay thị trường thương mại điện tử công cộng trong tiếng Anh là Public e-marketplace.

Thị trường thương mại điện tử công cộng là các thị trường điện tử B2B. Chúng thường được sở hữu bởi bên thứ ba (không phải bên bán hoặc bên mua) hoặc một nhóm các công ty bán hoặc các công ty mua.

Thị trường thương mại điện tử chung thường là các sàn giao dịch hay hình thức thương mại điện tử hợp tác (collaborative e-commerce). Tại Việt Nam thì hình thức thương mại hợp tác chưa phát triển.

Đặc trưng của thị trường thương mại điện tử chung

- Cùng lúc Public e-marketplace phục vụ rất nhiều người bán và người mua, thường được mở rộng rãi cho tất cả các đối tượng cũng như được sở hữu và điều hành bởi Chính phủ hoặc các sở giao dịch.

- Thị trường thương mại điện tử chung thường là một sàn giao dịch thương mại điện tử, là một chợ điện tử trong đó nhiều công ty mua và bán gặp nhau để trao đổi, đàm phán và mua bán hàng hóa trên mạng, thường do một công ty hoặc một tổ chức đứng ra sở hữu. 

Có thể phân ra ba loại sàn giao dịch thương mại điện tử:

+ Sàn giao dịch thương mại điện tử chung là một chợ B2B thường do một bên thứ ba đứng ra tổ chức tập hợp các bên bán và mua để trao đổi mua bán với nhau. Thường là sàn giao dịch đa ngành, là sàn giao dịch trong đó người mua và người bán trao đổi nhiều loại hàng hóa khác nhau.

+ Sàn giao dịch thương mại điện tử chuyên ngành - Consortia là tập hợp các người mua và bán trong một ngành công nghiệp duy nhất. Sàn giao dịch thương mại điện tử chuyên ngành là sàn giao dịch ở đó người mua và người bán chỉ trao đổi với nhau hàng hóa và dịch vụ của một ngành công nghiệp nào đó ví dụ như sắt thép, giày da...

+ Sàn giao dịch thương mại điện tử riêng do một công ty sở hữu: Công ty bán các sản phẩm tiêu chuẩn và sản phẩm may đo theo yêu cầu của công ty đó. Công ty mua là các công ty đặt hàng từ công ty bán. Loại hình này thường áp dụng ở các công ty lớn.

(Tài liệu tham khảo: Thương mại điện tử hiện đại, NXB Tài chính; Binus university business school)

Thanh Tùng

Marketplace là gì? Tại sao các doanh nghiệp quan tâm đến mô hình kinh doanh này? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây, hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu nhé. 

Qua đó, bạn sẽ biết thêm về thị trường thương mại nói chung, các kiểu phân loại Marketplace, những ưu – nhược điểm của mô hình này và tại Việt Nam sàn thương mại điện tử nào đang phổ biến hiện nay.

Marketplace hay Online Marketing là cầu nối trung gian liên kết giữa bên mua và bên bán thông qua hình thức thương mại điện tử.

Thông thường, Marketplace là hình thức được thể hiện trên một Website mua sắm Online dạng như Tiki.vn, Lazada.vn hay Sendo.vn,… 

Ở đó, người bán chỉ cần đăng tải hàng hóa/sản phẩm lên cửa hàng và người mua bấm thanh toán là đôi bên sẽ thực hiện được cuộc giao dịch, mua bán của mình.

Nói một cách dễ hiểu hơn, Marketplace trong thương mại điện tử cũng giống như chợ ở môi trường truyền thống. Đây là nơi cho phép người bán có thể thuê một vị trí phù hợp, để xúc tiến các hoạt động như trưng bày, giới thiệu, mua bán sản phẩm,… 

Cũng có thể hiểu, Marketplace chính là “chợ ảo” – nơi người bán và người mua cùng truy cập vào một Website để mua – bán hàng hóa. Đây là những khái niệm dễ hiểu nhất về Marketplace là gì.

Tìm hiểu sâu hơn về Marketplace, bạn sẽ biết Marketplace có hai thị trường chính đó là Public E-Marketplace và Private E-Marketplace.

Thị trường thương mại điện tử chung/công cộng gọi chung là Public E-Marketplace. 

Đây là thị trường điện tử B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và thường được sở hữu bởi bên thứ ba (không phải bên bán hoặc bên mua) hoặc một nhóm các công ty bán hoặc mua.

Thị trường Private E-Marketplace trong Marketplace là gì? Đây là thị trường thương mại điện tử riêng hay thị trường bên bán hoặc bên mua.

Thị trường thương mại điện tử riêng do một công ty sở hữu và điều hành. Quản lý mọi hoạt động giao dịch với các nhà cung cấp và người mua của họ.

Cơ sở hạ tầng và kỹ thuật của họ gần giống như các thị trường điện tử công cộng. Tuy nhiên, thị trường điện tử riêng cung cấp nhiều khả năng hơn như lập kế hoạch chung và quy trình sản xuất đồng bộ. 

Một số ví dụ điển hình ở thị trường này chính là hệ thống điều hành của Starbucks, Dell,…

Một chợ điện tử - emarketplace liên kết nhiều người mua và nhiều người bán với nhau gọi là gì
Marketplace là gì?

Trong thị trường Marketplace, có thể phân loại theo hai hình thức là đối tác kinh doanh và theo sản phẩm.

Đây là cách phân loại dựa trên mô hình hoạt động phụ thuộc vào đối tác của họ là ai. Cá nhân hay là doanh nghiệp?

Phân loại Marketplace dựa vào đối tác kinh doanh theo hai loại hình thức C2C và B2C.

C2C (Consumer To Consumer) là mô hình kinh doanh kết nối giữa các cá nhân, hộ kinh doanh khi có sản phẩm cần bán với người mua. Họ có thể thỏa thuận giá cả và bán hàng trực tiếp.

Với hình thức này, bất kỳ ai cũng có thể đăng sản phẩm và bán hàng trên Marketplace. Hình thức này thuộc nhóm đối tượng không cần nhiều chi phí Marketing hoặc Website, cửa hàng,…

Mô hình kinh doanh trên Marketplace có sự kết hợp của nhà phân phối, các doanh nghiệp đến với người tiêu dùng gọi là B2C (Business To Customer).

Đối với hình thức B2C, bạn có thể nhận biết thông qua các danh mục Mall trên sàn kênh điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… Đây là các sản phẩm chính hãng, uy tín và được xác minh giấy tờ do pháp luật công nhận.

Dựa vào sản phẩm trên Marketplace để phân loại chúng thành từng nhóm như sau:

Mô hình Marketplace cung cấp các sản phẩm/dịch vụ tương tự nhau từ các nhà cung cấp, nguồn phân phối, cơ sở sản xuất khác nhau trên thị trường.

Ví dụ như Be – app xe ôm công nghệ, mang tới cho người dùng rất nhiều dịch vụ xe gắn máy đến từ nhiều người thực hiện khác nhau.

Mô hình cung cấp các loại sản phẩm khác nhau trong cùng một nhóm ngành và đặc điểm sản phẩm giống nhau.

Ví dụ đơn giản về mô hình này có Baemin – App cung cấp rất nhiều những sản phẩm ăn uống đến từ nhiều cửa hàng khác nhau. Nhưng tất cả đều phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng.

Marketplace có hình thức cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau ở tất cả các ngành hàng.

Ví dụ điển hình như phải kể đến là Lazada – trang Web này mang tới cho mọi người mọi sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của mình.

Qua việc phân loại Marketplace dựa theo sản phẩm đã phần nào giải đáp câu hỏi Marketplace là gì.

Tiếp theo, bạn sẽ tìm hiểu các ưu điểm và khuyết điểm khi quyết định bán hàng Online trên nền tảng kinh doanh này. 

Marketplace có sức hấp dẫn rất lớn đối với cá nhân và doanh nghiệp muốn kinh doanh trực tuyến nhưng nó sẽ là con dao hai lưỡi nếu bạn chưa hiểu rõ ưu nhược điểm của nó. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của việc bán hàng trực tuyến trên Marketplace mà bạn cần biết.

  • Tiếp cận được lượng lớn khách hàng: lượng người truy cập trên các sàn thương mại trực tuyến ngày càng gia tăng, điều này đồng nghĩa người bán có thể phát triển cơ hội đến gần khách hàng lớn khi đăng bán sản phẩm.
  • Giúp người bán tiết kiệm chi phí: hình thức này giúp tối đa hóa chi phí Marketing, chi phí vận chuyển, quản lý, Logistic,..
  • Tạo niềm tin bền vững cho khách hàng: các kênh Marketplace uy tín sẽ giúp người bán được hưởng lợi, thuận lợi hơn trong việc tạo niềm tin cho khách hàng khi bán sản phẩm trên Marketplace.

Các sản phẩm mua bán trên Marketplace có thương hiệu như Lazada, Tiki, Shopee… sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn khi mua sắm nhờ các chính sách mà Marketplace cam kết.

Bên cạnh những ưu điểm, đây là một số nhược điểm bạn cần chú ý khi kinh doanh Online trên Marketplace.

Vậy nhược điểm khi kinh doanh trên Marketplace là gì?

  • Chịu mất một khoản phí hoa hồng: khi bán sản phẩm trên Marketplace, người bán sẽ phải trả một mức hoa hồng theo quy định.

Điều này có thể ảnh hưởng đến doanh thu, bạn nên cân nhắc xem lợi nhuận và các loại phí phải trả khác có hợp lý không trước khi đăng ký làm nhà bán hàng trên Marketplace.

  • Đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh: cùng bán một loại sản phẩm bạn sẽ phải chạm trán với khá nhiều đối thủ trên Marketplace. 

Vì thế, bạn cần điều chỉnh giá cả, ưu đãi giữa các sản phẩm với nhau, nên chọn sản phẩm phù hợp, dễ thu hút khách hàng. Việc kinh doanh trên Marketplace sẽ không tránh khỏi phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh.

  • Không thể kiểm soát các dữ liệu khách hàng: thông tin khách hàng sẽ được lưu trữ trên Marketplace, do đó người bán sẽ không thể sử dụng được các dữ liệu đó cho các chiến lược Marketing tại các kênh khác.

Đây là một số nhược điểm lớn mà các doanh nghiệp khi muốn kinh doanh Online qua Marketplace phải đối diện. Các vấn đề này cũng gây ảnh hưởng đến những định hướng và chiến lược bán hàng trong tương lai.

Từ những ưu, nhược điểm Mắt Bão đã đề cập, bạn sẽ xem xét và quyết định nên bán hàng trên Marketplace hay tìm kiếm thêm những hình thức khác?

Hiện nay, các sàn thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam hầu như trở thành một nền tảng buôn bán Online của Marketplace.

Những hình thức Marketplace điển hình thông qua các mô hình sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Shopee… 

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mô hình Marketplace không chỉ phát triển thông qua các Website thương mại điện tử, mà mở rộng ở nền tảng mạng xã hội và ứng dụng (App).

Ta sẽ thấy những App đang “làm mưa, làm gió” trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay.

Lazada là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình Marketplace tại Việt Nam và tiên phong cho phong trào bán hàng Online qua các trang mạng xã hội như hiện nay. 

Họ đã xây dựng trang Web thương mại B2C chuyên nghiệp kèm với dịch vụ hỗ trợ khách hàng tận tình. Bên cạnh đó, còn có nhiều hình thức thanh toán và đồng thời cam kết bảo mật thông tin cá nhân của người dùng.

Lazada có chiến lược quảng cáo trực tiếp, liên tục và thường xuyên bao gồm các chương trình khuyến mãi và mã giảm giá. Lazada tại thời điểm này, họ đã chiếm được đại đa số niềm tin của người dùng trong nước.

Một chợ điện tử - emarketplace liên kết nhiều người mua và nhiều người bán với nhau gọi là gì
Hình thức quảng cáo tiếp cận được nhiều lượng khách hàng quan tâm.

Thời điểm mới bắt đầu, Tiki đã áp dụng hình thức B2C để hoạt động, các sản phẩm của Tiki thường không đa dạng và nhiều mặt hàng nếu so với Lazada hay các trang thương mại điện tử khác.

Tuy nhiên, các hàng hóa được cung cấp bởi Tiki đều được đảm bảo về mặt chất lượng, dịch vụ hỗ trợ đổi trả nhanh chóng.

Cuối năm 2017, Tiki đã chuyển mô hình kinh doanh từ B2C sang Marketplace. Hình thức chuyên nghiệp về bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Một chợ điện tử - emarketplace liên kết nhiều người mua và nhiều người bán với nhau gọi là gì
Tiki là một trong các Marketplace được người mua/bán hàng yêu thích sử dụng. 

Hiện nay, các sản phẩm/dịch vụ của Tiki đã trở nên đa dạng và phong phú với nhiều mặt hàng và được đông đảo người tiêu dùng săn đón. Mua hàng ở Tiki, khách hàng sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm và hỗ trợ đổi trả nhanh chóng.

Một chợ điện tử - emarketplace liên kết nhiều người mua và nhiều người bán với nhau gọi là gì
Shopee Marketplace phổ biến trong thị trường Đông Nam Á.

Ra mắt từ năm 2015, nền tảng thương mại Shopee được ra mắt thị trường Đông Nam Á gồm 7 nước: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Philippines và Việt Nam. Shopee đang là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử chiếm được yêu thích sử dụng tại Việt Nam.

Mô hình kinh doanh ban đầu được Shopee áp dụng là C2C Marketplace ở Việt Nam. Đây là mô hình trung gian trong quy trình mua bán hàng hóa giữa các cá nhân với nhau. 

Tuy nhiên, hiện nay Shopee tại Việt Nam đã có sự kết hợp của C2C và B2C, tức giữa doanh nghiệp và người dùng. Điển hình, bạn có thể vào Shopee Mall để xem các mặt hàng đến từ các thương hiệu lớn.

Cũng tương tự Lazada hay Tiki, Shopee hỗ trợ người dùng với các chương trình giảm giá, khuyến mãi với các dịch vụ như: Freeship, đổi trả hàng hóa và mua hàng với giá siêu hời,…

Vào năm 2012, Sendo ra mắt với đại diện là một dự án thương mại điện tử do người Việt làm chủ mà cụ thể là trực thuộc tập đoàn FPT. 

Sendo là sàn thương mại điện tử tương tự như Shopee hay Lazada. Mô hình Sendo tạo ra như là môi trường cho người mua và người bán gặp nhau thông qua hình thức kinh doanh là B2C và C2C. 

Thông qua gian hàng mở tại Sendo, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

Sen Đỏ cũng là sàn thương mại điện tử phổ biến thu hút nhiều người Việt sử dụng. Thường xuyên áp dụng mã khuyến mãi dành cho khách hàng với các mức giá rẻ.

Một chợ điện tử - emarketplace liên kết nhiều người mua và nhiều người bán với nhau gọi là gì
Sàn thương mại điện tử Sendo. 

Bên cạnh các sàn thương mại điện tử, Marketplace phổ biến tại thị trường Việt Nam trên trang mạng xã hội là Zalo và Facebook.

Một chợ điện tử - emarketplace liên kết nhiều người mua và nhiều người bán với nhau gọi là gì
Marketplace là gì mà có tầm ảnh hướng tới mạng xã hội triệu người dùng như Facebook và tạo ra tính năng Facebook Marketplace.

Được áp dụng trên mạng xã hội nhằm phục vụ cho nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa dành cho các tài khoản trên nền tảng Facebook.

Thay vì trước đây bạn phải phải tìm kiếm, tham gia các nhóm buôn bán để mua bán hàng hóa thì giờ đây với Facebook Marketplace sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc mua và bán.

Bạn có thể sử dụng bộ lọc hay điều chỉnh phạm vi tìm kiếm bằng bản đồ để tìm kiếm món hàng phù hợp với phạm vi của mình.

Giống với Facebook Marketplace, Zalo Marketplace là gì?

Một chợ điện tử - emarketplace liên kết nhiều người mua và nhiều người bán với nhau gọi là gì
Ảnh minh họa về Zalo Marketplace. 

Là nơi quy tụ nhiều gian hàng đa dạng thể loại, ngành hàng và hàng hóa được người sử dụng lựa chọn mua sắm.

Với sự kiểm duyệt gắt gao trên bộ tiêu chuẩn do Zalo xây dựng về hình ảnh, nội dung thông tin và giá cả. Zalo Marketplace hiện đang là nơi quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của nhiều thương hiệu. Đây cùng là nền tảng mạng xã hội do người Việt tạo ra.

Dù chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây, việc kinh doanh trực tuyến trên Marketplace ngày càng được nhiều người lựa chọn để mở rộng thị trường bán hàng, tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng và gia tăng doanh số của doanh nghiệp/cá nhân.

Qua bài viết trên, Mắt Bão đã giới thiệu những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu được Marketplace là gì cũng như là cung cấp những mô hình đa dạng về nền tảng kinh doanh trực tuyến Marketplace.