Năm 2010 có bao nhiêu quốc gia tham dự giờ trái đất

Giới thiệu về cuốn sách này

Giờ Trái Đất là gì? Bắt đầu từ nước nào? Ý nghĩa của Giờ Trái Đất

Giờ Trái Đất được coi là một trong những sự kiện lớn nhất, được nhiều người tham gia nhất hằng năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết được nguồn gốc và ý nghĩa của sự kiện này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Giờ Trái Đất là gì, Giờ Trái Đất bắt đầu từ nước nào và mục đích của Giờ Trái Đất là gì nhé!

Xem nhanh nội dung

  • Sự kiện Giờ Trái Đất là gì? Giờ Trái Đất là ngày nào?
  • Giờ Trái Đất bắt đầu từ nước nào?
  • Mục đích, ý nghĩa của Giờ Trái Đất là gì?
  • Giờ Trái Đất ở Việt Nam diễn ra vào năm nào?

Sự kiện Giờ Trái Đất là gì? Giờ Trái Đất là ngày nào?

Nhiều năm trở lại đây, cứ vào dịp tháng 3, chúng ta lại được kêu gọi hưởng ứng Giờ Trái Đất. Vậy bạn biết gì về sự kiện Giờ Trái Đất?Giờ Trái Đất là gì? Giờ Trái Đất là ngày nào?

Giờ Trái Đất (có tên tiếng Anh là Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các cơ sở kinh doanh, các hộ gia đình thực hiện hành động tắt đèn điện cùng các thiết bị điện, thiết bị gia dụng không cần thiết trong vòng 60 phút.

Theo đó, Giờ Trái Đất được tiến hành vào 20h30 đến 21h30 (theo giờ địa phương) ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 Dương lịch hằng năm. Năm 2021 này, Giờ Trái Đất sẽ rơi vào thứ Bảy ngày 27/3 Dương lịch (tức ngày 15/2/2021 Âm lịch).

Tham khảo:Giờ Trái Đất 2021 là ngày nào? Hoạt động hưởng ứng Giờ Trái Đất 2021

Năm 2010 có bao nhiêu quốc gia tham dự giờ trái đất

Giờ Trái Đất bắt đầu từ nước nào?

Sự kiện Giờ Trái Đất được khởi xướng lần đầu tiên tại Sydney - Úc vào năm 2007. Số người tham gia sự kiện này khi đó chỉ khoảng 2 triệu người. Tuy nhiên, nhờ các phương tiện truyền thông, sự kêu gọi của các tổ chức mà đến năm 2008 số người tham gia đã lên tới con số 50 triệu người; năm 2009 là hơn 1 tỷ người thuộc hơn 4.000 thành phố trên thế giới và tới năm 2010 đã có tới 126 quốc gia tham dự sự kiện này.

Theo con số thống kê tới thời điểm hiện tại, sự kiện Giờ Trái Đất đã thu hút được sự tham gia của hơn 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia với trên 2,2 tỷ người.

Mục đích, ý nghĩa của Giờ Trái Đất là gì?

Mục tiêu to lớn của chiến dịch Giờ Trái Đất chính là nhằm khẳng định mỗi hành động nhỏ của từng cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng sẽ có sự lan tỏa và có thể giúp thay đổi được môi trường sống tốt hơn.

Giờ Trái Đất cũng là dịp để khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau nhằm chia sẻ những cơ hội và thách thức để tạo nên một thế giới phát triển bền vững hơn.

Đây cũng chính là một sáng kiến nhằm nâng cao ý thức của mỗi người về việc tiết kiệm năng lượng cũng như tình hình biến đổi khí hậu trên toàn thế giới. Hành động tắt đèn điện cùng các thiết bị điện không cần thiết góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giúp giảm thiểu khí CO2, chống biến đổi khí hậu và làm giảm hiệu ứng nhà kính.

Năm 2010 có bao nhiêu quốc gia tham dự giờ trái đất

Giờ Trái Đất ở Việt Nam diễn ra vào năm nào?

Từ năm 2009, Việt Nam chính thức tham gia hưởng ứng sự kiện Giờ Trái Đất.Sau 1 giờ tắt đèn của sự kiện Giờ Trái đất 2019 (20h30 đến 21h30 ngày 30/3/2019), Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cho biết, trên phạm vi cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là 492.000kWh, tương đương số tiền khoảng 917 triệu đồng.

Chỉ riêng tại Việt Nam, con số tiết kiệm điện năng nhờ sự kiện Giờ Trái Đất đã là rất ấn tượng. Chính vì vậy, chúng ta càng thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của sự kiện này. Hãy chia sẻ, lan tỏa với những người xung quanh bạn để cùng nhau hưởng ứng sự kiện đầy ý nghĩa này, góp phần giúp hành tinh của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn bạn nhé.

Năm 2010 có bao nhiêu quốc gia tham dự giờ trái đất

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được Giờ Trái Đất là gì, sự kiện Giờ Trái Đất bắt đầu từ nước nào cũng như ý nghĩa của Giờ Trái Đất ra sao. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

Tham khảo thêm:

  • Ngày Trái Đất là ngày gì? Ngày Trái Đất 2021 là ngày nào?
  • Mẹo dùng bình nóng lạnh sao cho tiết kiệm điện
  • Máy nước nóng nào tiết kiệm điện đáng mua nhất hiện nay?
  • Ngày Sách Việt Nam 2021 là ngày nào? Ý nghĩa ngày Sách Việt Nam

Xem thêm: giờ trái đất là gì, giờ trái đất

Năm 2010 có bao nhiêu quốc gia tham dự giờ trái đất

Giới trẻ Việt Nam hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất 2009

Tuyên bố trên được đưa ra tại cuộc họp báo do Cục Khí tượng thuỷ văn và Biển đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) tổ chức ngày 4/2 tại Hà Nội.

Theo Cục phó Cục Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu Nguyễn Khắc Hiếu, Giờ Trái đất 2010 tại Việt Nam sẽ mở rộng hơn năm trước với trên 20 thành phố đăng ký tham gia.

Sự kiện chính sẽ được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh với sự góp mặt của những nghệ sĩ nổi tiếng và Đại sứ thiện chí Giờ Trái đất.

Nhiều hoạt động sẽ được triển khai trong suốt chiến dịch. Giới trẻ sẽ là đối tượng được chú ý nhiều nhất, các Đại sứ thiện chí sẽ đến thăm các trường học và gửi thông điệp về Giờ trái đất.

Các cuộc thi với chủ đề biến đổi khí hậu được tổ chức nhằm kích thích trí sáng tạo của người tham gia bảo vệ “mái nhà chung” - Trái đất. Thông tin về cuộc thi và chiến dịch được đăng tải trên trang web http://www.earthhour.org.vn/.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ chính thức tham gia chương trình không chỉ với tư cách là nhà tài trợ Vàng mà còn đóng vai trò là một trong những Đại sứ của chương trình.

Với sự tham gia của EVN, Giờ Trái đất tại Việt Nam còn mang ý nghĩa kêu gọi người dân hưởng ứng Chương trình tiết kiệm năng lượng của Chính phủ.

Phó Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, EVN sẽ mang kiến thức chuyên ngành cùng với chiến dịch tới các trường học và các doanh nghiệp, phổ biến cách sử dụng năng lượng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Năm 2009, lượng điện tiết kiệm được ở Việt Nam trong chiến dịch Giờ Trái Đất ước tính khoảng 140.000KWh.

Giờ Trái đất là sáng kiến toàn cầu của WWF về biến đổi khí hậu - một thách thức đối với toàn thế giới hiện nay mà đặc biệt đối với Việt Nam, một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Giờ Trái đất bắt nguồn từ Sydney (Australia) và trở thành chương trình toàn cầu trong 2 năm vừa qua. Năm 2009, Giờ trái đất đã thu hút sự tham gia của hơn 1 tỷ người tại hơn 4.000 thành phố và thị trấn của 88 quốc gia.

Chương trình kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cùng tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết vào lúc 20h30-21h30 tối thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hằng năm.

Năm nay, Giờ Trái đất sẽ tập trung kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cũng hành động và góp phần đảm bảo tương lai bền vững.

Thu Cúc


Đây là sự kiện diễn ra vào thứ bảy cuối cùng của tháng ba hằng năm, kêu gọi các hộ gia đình và doanh nghiệp tắt đèn trong vòng một giờ để nâng cao nhận thức của người dân về việc cần thiết phải hành động để chống lại biến đổi khí hậu.

Tính đến nay, 579 thành phố, thị trấn thuộc 77 quốc gia trên khắp các châu lục đã đăng ký tắt đèn và các thiết bị điện để hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất vào ngày 27 tháng 3 năm 2010. Tại VN, TP.HCM, Thanh Hóa và 16 tỉnh, thành khác đã đăng ký tham gia chiến dịch.

Việc có thêm nhiều quốc gia, thành phố, thị trấn, và khu vực tự trị cam kết tham gia vào chiến dịch Giờ Trái đất 2010 cho thấy một quyết tâm chung mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết hiện tượng ấm lên toàn cầu. Vào ngày 27.3.2010, từ 20g30 đến 21g30, Nhà hát lớn TP.HCM sẽ tham gia tắt đèn cùng với những địa điểm biểu tượng của thế giới như Cầu Cổng vàng ở San Francisco, Table Mountain ở Cape Town, London Eye, Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima... và đặc biệt là Burj Khalifa - tòa nhà cao nhất thế giới (828m).

\n

Lan Chi