Nêu đặc điểm các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục tại sao không có pha suy vong

Với giải Câu 3 trang 101 SGK Sinh học 10 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

Câu 3 trang 101 SGK Sinh học 10: Vì sao, trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?

Lời giải:

- Trong nuôi cấy không liên tục, môi trường ở pha suy vong cạn kiệt chất dinh dưỡng, chất độc hãi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều.

- Trong nuôi cấy liên tục, quá trình nuôi cấy luôn được bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương nên các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định. Do đó, vi sinh vật không có hiện tượng bị phân hủy.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi ▼ trang 99 SGK Sinh học 10: Sau thời gian của một thế hệ, số tế bào trong quần thể biến đổi như thế nào...

Câu hỏi ▼ trang 100 SGK Sinh học 10: Hãy tính số lần phân chia của E.coli trong một giờ...

Câu hỏi ▼ trang 101 SGK Sinh học 10: Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào...

Câu hỏi ▼ trang 101 SGK Sinh học 10: Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì...

Câu 1 trang 101 SGK Sinh học 10: Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn...

Câu 2 trang 101 SGK Sinh học 10: Vì sao, quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát...

1. Nuôi cấy không liên tục Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục.

1. Nuôi cấy không liên tục

Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục.

Số tế bào trong bình sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu trong thời gian t là :

Nt = N0 X 2n.

Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha (hình 25):


Hình 25. Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục

a) Pha tiềm phát (pha lag)

Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

b) Pha lũy thừa (pha log)

Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.

c) Pha cân bằng

Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.

d) Pha suy vong

Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

2. Nuôi cấy liên tục

Trong nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, các chất qua chuyển hóa tích lũy ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

Để tránh hiện tượng suy vong của quần thể vi sinh vật, người ta luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương, đó là nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục.

Người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục trong sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, các kháng sinh, các hoocmôn ...

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay

Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Đề bài

Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?

- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.

- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian.

- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay

Câu 1: Trang 101 - sgk Sinh học 10

Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?


  • Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng
  • Pha lũy thừa (pha log): Sinh trưởng với tốc độ lớn nhất, số lượng tế bào trong quần thể tăng nhanh
  • Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số tế bào sinh ra = số tế bào chết đi)
  • Pha suy vong
    • Nguồn dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy
    • Số tế bào trong quần thể giảm dần


Trắc nghiệm sinh học 10 bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

Từ khóa tìm kiếm Google: 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn, câu 1 bài 25 sinh học 10, câu 1 trang 101 sinh học 10, giải câu 1 bài 25 sinh học 10

Câu trả lời đúng nhất: Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục gồm:

- Pha tiềm phát (pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất

- Pha lũy thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất lớn, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh.

- Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.

- Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

Để tìm hiểu thêm về đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục hãy cùng Top lời giải tìm hiểu nhé!

1. Sinh trưởng của quần thểvi sinh vật là gì?

Sự sinh trưởng của quần thểvi sinh vậtđược hiểu là sự tăng số lượng tế bào củaquần thể. Nghĩa là sau khi quần thể vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể vật chủ và tìm được nguồn dinh dưỡng thích hợp. Lúc đó quần thể vi sinh vật sẽ sinh trưởng và sinh sản.

>>> Xem thêm: Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật là

2. Thời gian thế hệ của vi sinh vật

- Thời gian thế hệ là thời gian từ khi một tế bào sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.

- Thời gian thế hệ của từng loài không giống nhau vì tốc độ phân chia của các loài là khác nhau.

Thời gian thế hệ của vi sinh vật là:

+ Thời gian để số tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi.

+ Thời gian từ khi sinh ra một tế bào đến khi tế bào đó phân chia.

3. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật

a. Nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục

- Đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục gồm: pha tiềm phát, pha cấp số, pha cân bằng và pha suy vong.

+ Pha tiềm phát (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào.

+ Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đai. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.

+ Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.

+ Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng.

b. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật nuôi cấy liên tục

- Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung đồng thời không ngừng loại bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao và thu được nhiều sinh khối hơn.

- Nuôi cấy liên tục được dùng để sản xuất sinh khối vi sinh vật như các enzyme, vitamim, etanol…

>>> Xem thêm: Phân biệt các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của sinh vật

a. Chất hóa học

* Chất dinh dưỡng

- Các chất hữu cơ như cacbonhiđrat, prôtêin, lipit … là các chất dinh dưỡng.

- Các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo, … có tác dụng điều hoà áp suất thẩm thấu và hoạt hoá các enzyme.

- Nhân tố sinh trưởng là các chất hữu cơ như axít amin, vitamin, … với hàm lượng rất ít nhưng rất cần thiết cho vi sinh vật song chúng không có khả năng tự tổng hợp.

- vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố dinh dưỡng gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, vi sinh vật tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng.

* Chất ức chế sự sinh trưởng

- Sinh trưởng của vi sinh vật có thể bị ức chế bởi nhiều loại hoá chất tự nhiên cũng như nhân tạo, con người đã lợi dụng các hoá chất này để bảo quản thực phẩm cũng như các vật phẩm khác và để phòng trừ các vi sinh vật gây bệnh.

- Một số chất diệt khuẩn thường gặp như các halogen: flo, clo, brom, iod; các chất oxy hoá: perocid, ozon, formalin…

b. Các yếu tố vật lí

* Nhiệt độ

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá bên trong tế bào do đó cũng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của VSV.

- Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt chia thành 4 nhóm VSV: ưa lạnh (< 15oC), ưa ấm (20 - 40oC), ưa nhiệt (55 - 65oC), ưa siêu nhiệt (85 - 110oC).

* Độ ẩm: Nước cần thiết cho sinh trửơng và chuyển hoá vật chất của VSV. Nước là dung môi hòa tan các enzyme, các chất dinh dưỡng và tham gia trong nhiều phản ứng chuyển hoá vật chất quan trọng.

* Độ pH

- Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm của màng, hoạt động chuyển hoá vật chất, hoạt tính enzyme, sự hình thành ATP.

- Dựa vào pH thích hợp chia vi sinh vật thành 3 nhóm: nhóm ưa axít (pH = 4 - 6), nhóm ưa trung tính (pH = 6 - 8), nhóm ưa kiềm (pH > 9).

* Ánh sáng

- Ánh sáng có tác dụng chuyển hoá vật chất trong tế bào và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh trưởng của VSV.

- Các bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật như: tia tử ngoại, tia gamma, tia X.

* Áp suất thẩm thấu

- Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên áp suất thẩm thấu. Vì vậy khi đưa vi sinh vật vào trong môi trường có nồng độ cao thì vi sinh vật sẽ bị mất nước dẫn đến hiện tượng co nguyên sinh làm chúng không phân chia được.

--------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục và tìm hiểu về sinh trưởng của vi sinh vật? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Video liên quan

Chủ đề