Nghiêm cấm bán cung cấp bia rượu cho người từ bao nhiêu tuổi?

Nghị định 117 có hiệu lực thi hành từ ngày 15-11. Tại điều 30 của nghị định quy định mức phạt từ 200.000 - 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. Còn tại điều 31 quy định mức phạt từ 1 - 3 triệu đồng đối với hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi…

Với quy định này, nhiều người cho rằng việc xử phạt khó có khả thi, bởi người bán đâu thể kiểm tra độ tuổi của người mua. Thực tiễn thì hơn 1 tháng sau khi nghị định có hiệu lực, nhiều người vẫn chưa biết lực lượng nào xử phạt, hoặc có trường hợp nào bị xử phạt hay chưa...

Nghiêm cấm bán cung cấp bia rượu cho người từ bao nhiêu tuổi?

Ảnh internet

Giải thích về vấn đề này, TS Nguyễn Vinh Huy - Chủ tịch sáng lập Hệ thống Luật Thịnh Trí, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam - cho biết tại khoản 2, 3 điều 5, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống tác hại của rượu, bia như sau: Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

Nghị định 117 đã cụ thể hóa quy định trên bằng mức phạt cụ thể đối với hành vi mua rượu, bia của người chưa đủ 18 tuổi cũng như hành vi bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

Hành vi bán rượu cho người dưới 18 tuổi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và được quy định lần đầu tiên trong Nghị định 40 về sản xuất, kinh doanh rượu. Sau đó, Nghị định 105 tiếp tục kế thừa, phát triển từ Nghị định 40/2008/NĐ-CP và quy định việc bán rượu cho người dưới 18 tuổi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu.

Việc quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi là một quy định đúng đắn, đưa hệ thống pháp luật nước ta đến gần hơn với quy định của các nước tiên tiến trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, rất phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, quy định là như vậy, xong việc triển khai và thực hiện trên thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Có thể thấy ở Việt Nam, trẻ em cũng có thể đi mua rượu một cách dễ dàng, hoạt động bán lẻ rượu và bán rượu để sử dụng tại chỗ gần như bị buông lỏng hoàn toàn và không phải chịu bất kỳ một cơ chế quản lý nào. Rõ ràng đây là một vấn đề không hề đơn giản.

Những quy định nêu trên rất khó đi vào thực tế cuộc sống, đặc biệt là quy định cấm người từ đủ 16 tuổi nhưng dưới 18 tuổi uống rượu, bia và quy định cấm bán rượu, bia cho người từ đủ 16 tuổi nhưng dưới 18 tuổi bởi vì nhiều lý do khác nhau:

Đầu tiên phải kể đến là do ý thức của một bộ phận người dân còn chưa cao, đặc biệt là người chưa đủ 18 tuổi, chưa nhận thức được hết tác hại của rượu bia đối với bản thân và đối với xã hội.

Thứ hai, thay vì tới những cửa hàng chuyên kinh doanh rượu để mua thì người dân thường tìm đến những quán tạp hóa nhỏ lẻ vì tiết kiệm được chi phí. Ở những nơi này, việc kiểm tra độ tuổi của khách hàng mua rượu hầu như không được thực hiện.

Thứ ba, việc người bán từ chối bán rượu cho người dưới 18 tuổi là rất khó thực hiện vì nếu làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của họ.

Thứ tư, việc uống rượu, bia của người dưới 18 tuổi xuất phát phần lớn là do học đòi theo người lớn, bị bạn bè ép uống hoặc việc uống rượu, bia này theo họ được cho là một việc làm thể hiện mình trưởng thành.

Thứ năm, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn khá lỏng lẻo. Mức xử phạt đối với hành vi trên còn khá thấp và chưa mang tính răn đe cao.

Như vậy, có thể thấy, khi ban hành các quy định nêu trên thì nhà làm luật luôn mong muốn các quy định đó được thực hiện một cách hiệu quả. Tuy nhiên, từ quy định được ban hành đến hiệu quả đạt được trên thực tế còn khá xa, có nhiều quy định vẫn chưa thể được áp dụng và không khả thi.

Để Nghị định 117 đi vào đời sống, theo TS Nguyễn Vinh Huy, trước hết cần khắc phục những nguyên nhân nói trên. Trong đó, đối với việc xác định độ tuổi của khách hàng mua rượu, bia, phải siết việc tuân thủ từ người bán, buộc họ yêu cầu người mua xuất trình một trong trong các loại giấy tờ như CMND, sổ hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy phép lái xe, thẻ sinh viên,…

Các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm kinh doanh rượu, bia để hạn chế tình trạng sử dụng rượu bia, ngăn chặn hiện tượng uống rượu bia quá nhiều gây tai nạn giao thông, bạo lực gia đình cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn; các sở, ban, ngành có liên quan cần nhanh chóng có ý kiến góp ý để xây dựng và hoàn thiện kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 117.

Tuy nhiên, tính khả thi của quy định này đến đâu và cơ quan chức năng sẽ làm gì để đảm bảo hiệu quả thi hành? Báo Tuổi Trẻ đặt vấn đề này với ông Hoàng Anh Tuấn, phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương).

* Thưa ông, một trong những quy định rất đáng chú ý trong nghị định 105 về kinh doanh rượu là cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi, nhiều ý kiến cho rằng khó khả thi. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?

- Trên thực tế đây không phải là lần đầu tiên quy định này được đưa ra. Quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet và bán rượu bằng máy bán hàng tự động là một trong những nội dung quan trọng được đặc biệt quan tâm và tiếp tục điều chỉnh tại nghị định 105 về kinh doanh rượu.

Từ cuối năm 2015, Vụ Thị trường trong nước với vai trò là đơn vị quản lý nhà nước về kinh doanh rượu đã thực hiện việc rà soát và báo cáo Chính phủ về những thuận lợi, vướng mắc, khó khăn của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh rượu. Trên cơ sở đó Chính phủ đã chỉ đạo và giao Bộ Công thương chủ trì xây dựng nghị định thay thế nghị định 94 về sản xuất kinh doanh rượu.

Trong quá trình xây dựng nghị định, từ năm 2016 Bộ Công thương đã tiếp thu ý kiến của các cơ quan, bộ, ngành và được đánh giá cao về cải cách thủ tục hành chính cũng như sự phù hợp thực tiễn của các tổ chức, cá nhân. Bộ đã và sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan, địa phương và doanh nghiệp cùng triển khai thực hiện để đảm bảo hiệu quả thực thi của nghị định.

Nghiêm cấm bán cung cấp bia rượu cho người từ bao nhiêu tuổi?

Ông Hoàng Anh Tuấn, phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) - Ảnh: VIỆT DŨNG

* Hiện nay tình trạng rượu lậu, rượu giả diễn biến phức tạp, gây tác hại lớn cho người dùng, đặc biệt là thanh thiếu niên nếu bày bán tràn lan, công khai. Vậy quy định nào xử lý hành vi bán rượu cho người dưới 18 tuổi, thưa ông?

- Với mặt hàng rượu, thông qua các quy định của pháp luật về kinh doanh rượu để lựa chọn những doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực trong và ngoài nước, đầu tư sản xuất kinh doanh rượu góp phần đẩy lùi tình trạng buôn lậu, kinh doanh hàng giả, xây dựng văn hóa tiêu dùng rượu, đặc biệt từng bước hạn chế rượu tự nấu.

Nghị định 105 tiếp tục xây dựng với nhiều quy định cụ thể về chất lượng sản phẩm, tem nhãn và nguồn gốc xuất xứ... đảm bảo thị trường rượu phát triển lành mạnh. Đối với các hành vi vi phạm thì được điều chỉnh tại nghị định 185 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng; và nghị định 124 sửa đổi bổ sung nghị định 185.

Nghiêm cấm bán cung cấp bia rượu cho người từ bao nhiêu tuổi?

Một cô gái trẻ bị tai nạn giao thông do uống rượu bia được người đi đường trợ giúp - Ảnh T.T.D.

* Vậy để đảm bảo tính khả thi của quy định luật, Bộ Công thương có những giải pháp nào trong thời gian tới khi nghị định chính thức có hiệu lực?

- Với vai trò là bộ chủ quản, Bộ Công thương sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc bộ, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện phổ biến các quy định của nghị định cho sở công thương các tỉnh, thành phố. Đồng thời chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh rượu, xử lý nghiêm hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu.

Bộ Công thương cũng sẽ phối hợp với Hiệp hội Bia rượu, nước giải khát VN, sở công thương các tỉnh, thành phố tổ chức tuyên truyền hướng dẫn những nội dung tại nghị định đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng rượu.

Việc nâng cao nhận thức của người dân về quy định pháp luật cũng rất quan trọng. Do vậy Bộ Công thương sẽ phối hợp cơ quan báo chí để đẩy mạnh tuyên truyền các quy định tại nghị định 105. Bộ cũng sẽ phối hợp với các ngành chức năng, tổ chức xã hội, cộng đồng thực hiện việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi...

70% Là tỉ lệ nam giới ở VN có sử dụng rượu bia, 45% trong đó sử dụng ở mức độ nguy hại. Các hộ giàu và học vấn cao dùng nhiều rượu bia hơn (ngược lại với điều tra tại các nước phát triển). Chi tiêu cho rượu bia chiếm phần rất đáng kể trong thu nhập gia đình, những gia đình càng sử dụng nhiều rượu bia thì chi tiêu cho giáo dục và y tế càng giảm.

(Nguồn: Tổ chức Health Bridge Canada)

Nghiêm cấm bán cung cấp bia rượu cho người từ bao nhiêu tuổi?

Hậu quả với người sử dụng rượu bia - Đồ họa: TẤN ĐẠT

* Ông Nguyễn Văn Việt (chủ tịch Hiệp hội Bia rượu, nước giải khát VN):

Quy trách nhiệm rõ ràng

Để thực thi có hiệu quả thì cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm cao nhất, gồm những bộ ngành liên quan như Bộ Công thương, Bộ Y tế, các cơ quan quản lý thị trường, quản lý phân phối, bán lẻ, chính quyền địa phương.

Vấn đề này phải được thực hiện đồng bộ trên toàn xã hội, không phải đưa ra rồi hi vọng có thể làm ngay được, nhưng nếu chỉ đưa ra trên giấy, báo cáo cấp trên để rồi quên lãng đi thì sẽ không có hiệu lực.

Khó khăn trong thực thi quy định này là hiện vẫn còn tình trạng đánh trống bỏ dùi, có chỗ làm có chỗ không làm. Cần phải giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương, quy trách nhiệm rõ ràng, bởi nếu không truy được trách nhiệm rõ ràng thì không thể nào thực thi hiệu quả.

* Ông Nguyễn Mạnh Hùng (phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng):

Vướng trong triển khai

Quy định này không phải vướng trong chủ trương mà vấn đề là vướng trong triển khai thực hiện, khó cho cơ quan thực thi, thực hiện. Kinh nghiệm ở nhiều nước trong quản lý rượu bia là khi đã cấm kinh doanh thì người bán đều không dám làm. Vì chỉ cần bị phát hiện, cơ quan chức năng phạt rất nặng, thậm chí bắt đóng cửa, làm cho người bán chưa thấy lợi ích đâu mà đã thấy hại nếu vi phạm.

Do đó, quy định là cần thiết, sẽ là hàng rào kỹ thuật, là cơ sở để xử lý, bởi nếu không có quy định thì người bán vô tư và gây bất lợi cho người tiêu dùng. Nhưng cần tuyên truyền rộng rãi quy định này đến người tiêu dùng, người kinh doanh để có hiệu quả cao hơn.

Nghiêm cấm bán cung cấp bia rượu cho người từ bao nhiêu tuổi?

Theo quy định, người dưới 18 tuổi sẽ không được mua rượu - Ảnh minh họa: CHÂU ANH

Ông Trương Đình Bắc - Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế):

Khó nhất là khâu thực hiện

Thực ra không phải bây giờ VN mới có quy định cấm bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi, trong nghị định 94/2012 trước đó và hiện là nghị định 105 đều có quy định.

Nhưng giữa quy định và thực hiện có khoảng cách vì không quản lý được người bán. Người ta dễ dàng mua rượu bia ở bất cứ đâu vì rượu bia được bán rất thoải mái, không giống nước ngoài chỉ chỗ nào có phép mới được bán rượu bia. Chưa kể những nguyên tắc như chỉ bán rượu bia tại những khu vực đã quy hoạch, không được phép bán rượu bia cho phụ nữ có thai, người dưới 18 tuổi, người đã say rượu bia...

VN có nhiều quy định phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia, dự thảo Luật phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia hiện đang được xây dựng, còn các nghị định, thông tư thì Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo gì là chúng ta cũng có gần đầy đủ. Trong số những việc đã triển khai thì quy định cấm công chức, viên chức uống rượu bia trong giờ hành chính, trong bữa trưa là khá tốt. Nhưng kém nhất, theo tôi, là quản lý người bán rượu, thứ hai là kém trong quản lý chất lượng loại rượu không tem nhãn, rượu không rõ nguồn gốc.

Vấn đề quan trọng nhất của chúng ta là quản lý được người bán rượu bia, các cấp chính quyền địa phương phải vào cuộc, nếu địa phương để điểm bán rượu bia có bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi thì địa phương phải chịu trách nhiệm. Các đoàn kiểm tra sẽ kiểm tra ngẫu nhiên và phát hiện các vi phạm, nếu phát hiện phải xử lý thật nghiêm chứ không nên nhắc nhở chung chung.

Thứ hai là trách nhiệm của từng gia đình trong quản lý con cái, không giao con cái việc đi mua rượu bia, nói với con về tác hại của rượu bia để con biết mà tránh. Rượu bia là chất gây nghiện, nếu bắt đầu uống từ khi còn trẻ thì khả năng uống ngày càng tăng lên, nhu cầu uống cũng ngày càng tăng.

Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Trần Thị Trang:

Có quy định để điều chỉnh hành vi người bán rượu

Nhiều nước quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi và có nhiều nơi cũng gặp khó khăn khi thực hiện. Quy định này không "đánh" vào người mua, mà để điều chỉnh hành vi của người bán và cha mẹ các em.

Nếu người bán có kỹ năng thì ngoại trừ nhóm trẻ ở lứa tuổi giáp ranh 17-18 không phân biệt được, cần yêu cầu xuất trình chứng minh nhân dân; còn những lứa tuổi khác có thể phân biệt được và từ chối bán rượu cho người dưới 18 tuổi.

Nghiêm cấm bán cung cấp bia rượu cho người từ bao nhiêu tuổi?

Singapore: tái phạm có thể bị tù 3 tháng

Singapore đã ban hành luật cấm mua bán và uống rượu bia nơi công cộng từ nửa đêm đến 7h sáng hôm sau. Lệnh cấm của Singapore nghiêm khắc nhưng cũng rất linh hoạt và độ tuổi tối thiểu được phép dùng rượu bia là 18 tuổi. Luật này cho phép người dân được quyền uống rượu bia tại nhà, trong một số sự kiện nhất định cũng như tại các nhà hàng và quán rượu có giấy phép.

Singapore cũng trao cho cảnh sát nhiều quyền hạn hơn để thi hành luật đối với những người say xỉn. Những người vi phạm lần đầu có thể đóng phạt 1.000 đôla Singapore. Đối với những lần vi phạm sau, số tiền phạt có thể tăng gấp 2, 3 lần hoặc bị phạt tù 3 tháng hoặc chịu cả hai hình phạt tùy mức độ tái phạm.

Năm 2015, Indonesia chính thức ban hành lệnh cấm bán các thức uống có cồn trong các cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng bán lẻ nhỏ khác. Độ tuổi uống rượu hợp pháp ở Indonesia là 21 tuổi.

Brunei không được phép bán rượu bia. Tuy nhiên, những người tiêu dùng không phải người Hồi giáo được phép dùng các loại thức uống có cồn. Ngoài ra, khách du lịch không phải người Hồi giáo được phép mang theo rượu bia và chỉ có thể tiêu thụ ở khách sạn và một số nhà hàng.

Người Hồi giáo tại Malaysia không được dùng rượu bia. Độ tuổi hợp pháp để sử dụng thức uống có cồn tại quốc gia Hồi giáo này là 18 tuổi. Chính quyền tại một số địa phương cũng không khuyến khích bán thức uống có cồn tại các khu phố có chủ yếu người Hồi giáo sinh sống.

Thái Lan không cấm uống rượu bia nơi công cộng nhưng cấm rượu vào các ngày lễ tôn giáo, tại các văn phòng công cộng, trường học, công viên và ký túc xá. Thái Lan cấm bán rượu tại các cửa hàng từ nửa đêm đến 11h và từ 14h đến 17h nhưng vẫn có sẵn tại các quán rượu và nhà hàng.