Nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947

Tóm tắt mục III. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

III. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

1. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947)

a) Hoàn cảnh lịch sử và âm mưu của Pháp

- Tháng 3/1947, Cao ủy Pháp Bôlae ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta, nhanh chóng giành thắng lợi quân sự, lập chính phủ bù nhìn và kết thúc nhanh chiến tranh.

b) Diễn biến

* Về phía Pháp:

- Pháp huy động 12.000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tiến công Việt Bắc.

- Sáng ngày 07/10/1947:

+ Quân dù Pháp (Sôvanhắc chỉ huy) chiếm Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn …

+ Binh đoàn bộ binh (Bôphơrê chỉ huy) từ Lạng Sơn theo đường số 4 lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Cạn; theo đường số 3, bao vây phía đông và bắc Việt Bắc.

- Ngày 09/10/1947, quân bộ và lính thủy đánh bộ Pháp từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, rồi Chiêm Hóa, đánh Đài Thị, bao vây phía tây Việt Bắc.

Lược đồ chiến dịch việt bắc thu đông 1947

* Về phía ta:

- Đảng chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” (15/10/1947).

- Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu đẩy lui địch:

+ Ta chủ động bao vây, tiến công địch buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã... cuối tháng 11 - 1947.

+ Mặt trận hướng Đông, đường số 4, ta phục kích ở đèo Bông Lau (30/10/1947). Đường số 4 trở thành “con đường chết”, thu nhiều vũ khí, quân trang của địch.

+ Mặt trận hướng Tây, sông Lô, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, canô địch.

- Ngày 19/12/1947, đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.

- Ở các mặt trận khác phối hợp với Việt Bắc: quân dân ta ở Hà Nội đã kiềm chế, không cho địch tập trung binh lực vào các chiến trường chính.

c) Kết quả và ý nghĩa

- Ta tiêu diệt hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

- Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới: Pháp buộc phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta, thực hiện chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuối chiến tranh”.

Video tư liệu về Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947

2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện (giảm tải)

a) Hoàn cảnh:

- Thất bại trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp đã hoàn toàn phá sản => Pháp buộc phải chuyển sang thực hiện kế hoạch “đánh lâu dài” và “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”

=> Ý đồ của Pháp: chống lại cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện; chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam.

b) Những biện pháp, chính sách của Đảng, chính phủ

3. Mở rộng: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông (1947)

- Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp là nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Tuy nhiên, thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. Buộc Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài”, thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”

=> Cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới. 

ND chính

- Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947)

- Hoàn cảnh và những biện pháp, chính sách của Đảng, chính phủ đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

- Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông (1947)

Sơ đồ tư duy Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Đề bài:

A. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân và dân ta.

B. Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng đứng đầu là Hồ Chí Minh.

C. Do sự giúp đỡ nhiệt tình của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

D. Do đường lối kháng chiến chống Pháp đúng đắn.

B

Nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 là gì?

Do sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang

Do sự ủng hộ của nhân dân Việt Bắc

Do thực dân Pháp đang phải dàn quân ra chiến trường An-giê-ri

Do Việt Minh may mắn có được kế hoạch tác chiến của Pháp trong tay

Lịch Sử Lớp 12, Ôn Tập Lịch Sử 12, Trung bình 8 tháng trước

Câu hỏi liên quan

Nhận định nào không đúng về hậu phương trong kháng chiến chống Pháp?

AMBIENT-ADSENSE/

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cả hai chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là do *1 điểmsự giúp đỡ nhiệt tình của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giớisự cổ vũ mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.Phương châm chiến lược của ta trong cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 1954 là *1 điểm“thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.“tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”.“đánh nhanh, giải quyết nhanh các mục tiêu chiến lược”.

“phòng ngự tích cực, rút lui chiến lược, chớp thời cơ tổng phản công”.

SoanBai123 » Lịch Sử » Ôn Thi Lịch Sử Việt Nam » Chiến Dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 ( Ôn thi lịch sử Việt Nam)

Chiến Dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 ( Ôn thi lịch sử Việt Nam)

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:

Chiến Dịch Biên Giới Thu – Đông 1950 ( Ôn thi lịch sử Việt Nam)

3. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.

Sau khi chiếm được các đô thị và một số tuyến đường giao thông quan trọng, thực dân Pháp bắt đầu gặp khó khăn do chiến tranh kéo dài và thiếu quân.

Tháng 03/1947, Chính phủ Pháp triệu hồi Đắc-giăng-li-ơ và cử Bô-léc sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Bô – léc đã đưa ra kế hoạch như sau:

– Xúc tiến việc thành lập chính quyền bù nhìn Bảo Đại.

– Chuẩn bị tấn công vào căn cứ Việt Bắc để:

+ Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

+ Tiêu diệt phần lớn chủ lực của ta.

+ Khoá chặt biên giới Việt – Trung.

Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước

– Sau khi giành thắng lợi, Pháp sẽ đẩy mạnh thành lập chính quyền bù nhìn trên toàn quốc và kết thúc chiến tranh.

Bác Hồ cùng các chiến sĩ cách mạng tại căn cứ địa Việt Bắc.

Ngày 7/10/1947, Pháp huy động 12.000 quân và hầu hết máy bay hiện có ở Đông Dương tấn công lên Việt Bắc:

+ Một bộ phận nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới.

+ Một binh đoàn bộ binh tấn công từ Lạng Sơn lên Cao Bằng, sau đó chia một bộ phận theo đường số 3 xuống Bắc Cạn.

Ngày 9/10/1947, binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, bao vây Việt Bắc từ phía Tây.

Pháp dự định sẽ khép hai gọng kìm này lại tại Đài Thị.

Ngày 15/10/1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”:

+ Ở Bắc Cạn, ta bao vây tập kích quân nhảy dù của Pháp.

+ Ở sông Lô, ta phục kích địch ở Đoan Hùng, Khe Lau, Khoan Bộ, bắn chìm nhiều tàu chiến và canô của chúng.

+ Trên đường số 4, ta tập kích mạnh quân pháp và giành thắng lợi lớn ở đèo Bông Lau, cắt đôi đường số 4.

Đồng thời với cuộc phản công ở Việt Bắc, quân dân cả nước đã đấu tranh chính trị, vũ trang hưởng ứng, buộc Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó.

Sau hơn 2 tháng chiến đấu, ngày 19/12/1947, đại bộ phận quân Pháp đã rút khỏi Việt Bắc.

Ta đã đánh bại cuộc tấn công căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, loại khỏi vòng chiến 6.000 tên địch, bắn hạ 16 máy bay, 11 tàu chiến và ca nô…

Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững, cơ quan đầu não của ta được bảo vệ an toàn.

Chiến thắng Việt Bắc đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Thực dân Pháp tuy vẫn kiểm soát được tuyến biên giới Lạng Sơn – Cao Bằng – Bắc Cạn nhưng đã không đạt được mục tiêu chiến lược đề ra.

Video liên quan

Chủ đề