Nguyễn phú trọng sinh năm bao nhiêu

Mục lục

  • 1 Tiểu sử
    • 1.1 Học vấn
  • 2 Sự nghiệp chính trị
  • 3 Gia đình
  • 4 Tranh cãi
    • 4.1 Thời gian kiêm nhiệm
    • 4.2 "Chiến dịch đốt lò"
    • 4.3 Sức khỏe
  • 5 Tác phẩm
    • 5.1 Sách
    • 5.2 Bài báo
  • 6 Phong tặng
  • 7 Xem thêm
  • 8 Tham khảo
  • 9 Liên kết ngoài

Tiểu sử

Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại thôn Lại Đà, xã Hội Phụ, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội)[1] tại một gia đình bần nông và là con út trong số bốn anh chị em.[2]

Học vấn

Từ năm 1957 đến năm 1963, ông học trường cấp hai và cấp ba Nguyễn Gia Thiều tại huyện Gia Lâm (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).[2]

Năm 1963, ông theo học Khoa Văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và tốt nghiệp bằng Cử nhân Ngữ văn.[3]

Tháng 8 năm 1973, Nguyễn Phú Trọng được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).[4] Khóa học sau đó đã kết thúc vào tháng 4 năm 1976.[4]

Từ tháng 9 năm 1981 đến tháng 8 năm 1983, ông tiếp tục được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ ở bộ môn Khoa học Lịch sử tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (Акаде́мия обще́ственных нау́к при ЦК КПСС).[4][5]

Năm 1992, Nguyễn Phú Trọng đã được nhà nước phong hàm phó giáo sư và vào năm 2002 ông được phong hàm lên Giáo sư chuyên ngành Xây dựng Đảng.[3]

Sự nghiệp chính trị

Vào ngày 19 tháng 12 năm 1967, Nguyễn Phú Trọng đã chính thức trở thành đảng viên của Đảng Lao Động Việt Nam.[6]

Từ tháng 12 năm 1967, ông công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân Tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.[4]

Tháng 8 năm 1983, Nguyễn Phú Trọng từ Liên Xô về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản. Sau đó ông được đề bạt làm Phó trưởng ban vào tháng 10 năm 1983 rồi Trưởng ban vào tháng 9 năm 1987, Ủy viên Ban biên tập tháng 3 năm 1989, Phó tổng biên tập tháng 5 năm 1990 và Tổng biên tập tháng 8 năm 1991.[7]

Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 1 năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở Hà Nội, ông đã cùng với 19 người khác được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII nhiệm kì 1991-1996.[7]

Tháng 8 năm 1996, Nguyễn Phú Trọng được điều làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học, phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy. Cũng vào tháng 3 năm 1998, ông lên làm Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam.[7]

Tháng 12 năm 1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII. Từ tháng 8 năm 1999 cho tới hết nhiệm kì của Đại hội VIII năm 2000, ông đã tham gia Thường trực Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII; trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn Văn kiện Đại hội IX của Đảng.[8]

Vào tháng 1 năm 2000, Nguyễn Phú Trọng nhậm chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tháng 11 năm 2001, ông cũng kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng. Từ đầu năm 2003, ông đã trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm Đổi Mới, chuẩn bị và biên soạn tiếp Văn kiện Đại hội X của Đảng.[7]

Ngày 24 tháng 6 năm 2006, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XI do người tiền nhiệm là Nguyễn Văn An hưu trí sớm. Sau đó tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII, Nguyễn Phú Trọng đã tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội.[9][10]

Ông còn từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI,[11] khóa XII,[12] khóa XIII và khóa XIV thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội.[13]

Vào ngày 19 tháng 1 năm 2011, ông đắc cử chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 27 tháng 1 năm 2016, Nguyễn Phú Trọng đã tiếp tục tái đắc cử chức vụ trên tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII.[14][15]

Ngày 23 tháng 10 năm 2018, Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã bầu Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kì 2016–2021 do người trước đó là Trần Đại Quang đã qua đời.[16] Vào lúc 15h25 cùng ngày, ông chính thức tuyên thệ nhậm chức.[17]

Ngày 28 tháng 12 năm 2018, ông được phân công làm Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.[18]

Vào ngày 31 tháng 1 năm 2021, Nguyễn Phú Trọng đã chính thức tái đắc cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kì thứ ba liên tiếp tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam.[19]

Gia đình

Nguyễn Phú Trọng có vợ là bà Ngô Thị Mân.[20]

Ông có 2 người con, gồm 1 con gái[21] và 1 con trai,[22] và đều là những công chức nhà nước.[23]

Tranh cãi

Thời gian kiêm nhiệm

Trong sự nghiệp chính trị của mình, Nguyễn Phú Trọng đã bị nhiều người cả trong nước lẫn hải ngoại chỉ trích vì kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ qua nhiều nhiệm kỳ.[24] Đáng chú ý là việc ông tái đắc cử nhiệm kì ba liên tiếp chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 31 tháng 1 năm 2021 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam.[19] Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng: "Đại hội XIII bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư khóa 3 liên tiếp, theo tôi là trái Điều lệ Đảng năm 2011 (Điều 17)... Bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư khóa 3 liên tiếp, sẽ không trái Điều lệ, nếu điều 17 được sửa [...] Làm trái Điều lệ là việc làm sai phạm căn bản - không thể nói khác được."[25]

"Chiến dịch đốt lò"

Kể từ khi giữ chức vụ Tổng Bí thư năm 2016, Nguyễn Phú Trọng đã đề ra một chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn, với hàng ngàn quan chức, bao gồm cả các chính trị gia cao cấp, bị xử lý kỷ luật, miễn nhiệm hoặc bắt giam. Ông ví chiến dịch này với việc "đốt lò", vì vậy nó có tên gọi là "chiến dịch đốt lò". Chiến dịch được các nhà quan sát cho là một nỗ lực của Đảng trong việc giành lại quyền lực và uy thế cũng như củng cố lòng tin của người dân vào chính quyền và sự dẫn dắt của Đảng.[26]

Sức khỏe

Vào ngày 14 tháng 4 năm 2019, Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến công tác cơ sở tại tỉnh Kiên Giang. Tại đây, do lịch trình công tác dày đặc và thời tiết nắng nóng bất thường đã khiến ông lâm bệnh. Theo thông cáo báo chí chính thức của Phát ngôn Viên Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo ngày 25 tháng 4 năm 2019, bà Lê Thị Thu Hằng đã xác nhận rằng "Do cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng tới sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng [...]”.[27]

Sau đó vào ngày 25 tháng 4 cùng năm, có thông báo từ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về sức khỏe của ông đã ổn định.[28][29] Tuy nhiên, vào ngày 3 tháng 5 năm 2019, trong lễ quốc tang Đại tướng Lê Đức Anh, ông đã không tới dự mặc dù là Trưởng ban Lễ tang.[30]

Tác phẩm

Sách

  • Nguyễn Phú Trọng. Việt Nam Trong Tiến Trình Đổi Mới. Nhà xuất bản Thế giới (2004), 351 trang.
  • Nguyễn Phú Trọng. Đổi Mới ở Việt Nam: Lý thuyết và thực tiễn. Nhà xuất bản Thế giới (2015), 397 trang.
  • Nguyễn Phú Trọng, Trần Đình Nghiêm, Vũ Hiền. Việt Nam từ năm 1986. Nhà xuất bản Thế giới (1995), 116 trang.
  • Nguyễn Phú Trọng. Đoàn kết, vững tin đưa đất nước bước vào giai đoạn mới. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật (2021), 752 trang[31].
  • Nguyễn Phú Trọng. Toàn Đảng, toàn dân chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật (2021), 608 trang.[32]

Bài báo

  • Nguyễn Phú Trọng. Định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 7 trang, 1996.
  • Nguyễn Phú Trọng. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, 2020.[33]

Phong tặng

  • Huân chương José Martí của Nhà nước Cuba (2012)[34]
  • Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng (2018)[35]
  • Huân chương Kháng chiến hạng nhất[36]
  • Giải thưởng Lenin[37]
  • Huy Chương vì sự nghiệp Văn Hóa
  • Huy Chương vì sự nghiệp Báo Chí
  • Huy Chương vì sự nghiệp thế hệ trẻ

Xem thêm

  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Chiến dịch đốt lò

Tham khảo

  1. ^ “Tóm tắt tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng”. Nhân dân. 23 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ a b Kiều Minh, Phúc Hưng, Nam Phong, Quang Tùng (19 tháng 1 năm 2011). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một con người bình dị”. VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ a b “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng”. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 5 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
  4. ^ a b c d “Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: 'Vừa mừng vừa lo'”. Tuổi trẻ. ngày 23 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018.
  5. ^ "Деятельность Коммунистической партии Вьетнама по укреплению ее связи с массами на современном этапе: с учетом опыта КПСС": диссертация... кандидата исторических наук: 07.00.14. - Москва, 1983. - 189 с.Партийное строительство; OD 61 84-7/851 “Нгуен Фу Чонг. Диссертация кандидата исторических наук: 07.00.14. - Москва, 1983. - 189 с.”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2017.
  6. ^ “Thông tin Đại biểu Quốc hội các khóa - Nguyễn Phú Trọng” (Thông cáo báo chí). Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2018.
  7. ^ a b c d “Tiểu sử tóm tắt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”. VGP News. 23 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ “Tóm tắt tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng khóa XIII”. VTV.vn. 31 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa XII”. dbqh.na.gov.vn. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2016.
  10. ^ “Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. VGP News. 17 tháng 1 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2021.
  11. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11”. dbqh.na.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2017.
  12. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12”. dbph.na.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2017.
  13. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2017.
  14. ^ Phạm Thế (27 tháng 1 năm 2016). “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử”. Người Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2016.
  15. ^ Xuân Linh (27 tháng 1 năm 2016). “Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng bí thư - VietNamNet”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2016.
  16. ^ “99,79% đại biểu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước”. VnExpress. ngày 23 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2018.
  17. ^ “Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức”. phutho.gov.vn. 23 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
  18. ^ N.Dung (28 tháng 12 năm 2018). “Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được phân công làm Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2021.
  19. ^ a b Hoàng Thùy (31 tháng 1 năm 2021). “Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  20. ^ “Việt Nam chào đón Chủ tịch Tập Cận Bình”. BBC Tiếng Việt. ngày 5 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018.
  21. ^ “Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng: "Vị Tướng" có vai trò đặc biệt trong cuộc chiến chống giặc nội xâm!”. Tạp chí Pháp lý điện tử. 6 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2021.
  22. ^ 'Ghi chức danh trên thiệp cưới là biểu hiện trục lợi'”. VnExpress. ngày 14 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  23. ^ “Tân Chủ tịch nước 'dành tiền lương mua công trái, gửi tiết kiệm'”. VnExpress. ngày 23 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2021.
  24. ^ “Nhận định quanh phương án ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm Tổng Bí thư”. BBC Tiếng Việt. 13 tháng 1 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2021.
  25. ^ Quốc Phương (6 tháng 2 năm 2021). “Đại hội 13 không sửa điều lệ Đảng là một 'điều lạ lùng'”. BBC Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
  26. ^ “Chiếc lò vĩ đại của Tổng bí thư có thật vĩ đại? - BBC Tiếng Việt”. BBC Tiếng Việt. 12 tháng 11 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2021.
  27. ^ “Người phát ngôn trả lời câu hỏi về sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng”. Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi. 26 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
  28. ^ Khánh Lynh - Cửu Long (25 tháng 4 năm 2019). “Bộ Ngoại giao nói về sức khỏe của Tổng bí thư”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2020.
  29. ^ “Mạng xã hội ồn ào tin sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng”. BBC Tiếng Việt. 14 tháng 4 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2021.
  30. ^ Trung Khang, RFA (26 tháng 4 năm 2019). “Có phải sức khỏe của TBT Nguyễn Phú Trọng khiến lễ tang ông Lê Đức Anh giản dị?”. RFA Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2021.
  31. ^ “Sách "Đoàn kết, vững tin đưa đất nước bước vào giai đoạn mới"”. stbook.vn.
  32. ^ “Sách "Toàn Đảng, toàn dân chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc"”.
  33. ^ Nguyễn Phú Trọng (16 tháng 5 năm 2021). “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2021.
  34. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tặng Huân chương Jose Marti”. Báo Công an nhân dân. 11 tháng 4 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2017.
  35. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng”. VOV. 29 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
  36. ^ “Về chuyện Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được tặng huy chương kháng chiến”. Ngọn cờ. 26 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.
  37. ^ “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận Giải thưởng Lênin”. Tuổi Trẻ. Thông tấn xã Việt Nam. 16 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2021.

Tóm tắt tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương

Thứ Hai, 01-02-2021, 02:01
Facebook Email Bản in +
Nguyễn phú trọng sinh năm bao nhiêu
Ảnh: TTXVN

- Ðồng chí NGUYỄN PHÚ TRỌNG, sinh ngày: 14-4-1944, xuất thân trong gia đình nông dân; Dân tộc: Kinh

- Quê quán: xã Ðông Hội, huyện Ðông Anh, thành phố Hà Nội

- Nơi ở hiện nay: số 5 phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

- Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: Sinh viên.

- Ngày được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức: 05-12-1967.

- Ngày vào Ðảng: 19-12-1967; Ngày chính thức: 19-12-1968

- Trình độ được đào tạo: Giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp hệ 10 năm

- Chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân Ngữ văn.

- Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng Ðảng)

- Lý luận chính trị: Cao cấp

- Ngoại ngữ: Tiếng Nga D, Tiếng Anh B.

- Khen thưởng: Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa, Huy chương Vì sự nghiệp báo chí, Huy chương Vì sự nghiệp thế
hệ trẻ,...

- Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII.

- Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX, X, XI, XII, XIII.

- Ðại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

1957 - 1963: Học Trường phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.

1963 - 1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.

12/1967 - 7/1968: Cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).

7/1968 - 8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Ðảng Tạp chí Cộng sản. Ði thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971). Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973).

8/1973 - 4/1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế - Chính trị tại Trường Ðảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Chi ủy viên.

5/1976 - 8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Ðảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư Chi bộ.

9/1980 - 8/1981: Học Nga văn tại Trường Ðảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

9/1981 - 7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ Luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa Xây dựng Ðảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.

8/1983 - 2/1989: Phó Ban Xây dựng Ðảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Ðảng, Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Ðảng ủy (7/1985 - 12/1988) rồi Bí thư Ðảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988 - 12/1991).

3/1989 - 4/1990: Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.

5/1990 - 7/1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

8/1991 - 8/1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

01/1994 - 01/2021: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII.

8/1996 - 02/1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Ðại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

12/1997 - 01/2021: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X, XI, XII, XIII.

02/1998 - 01/2000: Phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Ðảng.

8/1999 - 4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.

3/1998 - 8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998 - 11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Ðảng (11/2001 - 8/2006).

01/2000 - 6/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa XII,XIII, XIV.

5/2002 - 01/2021: Ðại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.

6/2006 - 7/2011: Chủ tịch Quốc hội khóa XI, XII, Bí thư Ðảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

01/2011 - 01/2021: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, XIII, Bí thư Quân ủy Trung ương.

02/2013 - đến nay: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

8/2016 - đến nay: Tham gia Ban Thường vụ Ðảng ủy Công an Trung ương.

10/2018 - đến nay: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2016 - 2021, Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

01/2021: Tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng, Ðồng chí đã được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII, tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Ðồng chí được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII.

Hà Nội ngày 31 tháng 01 năm 2021

Facebook Twitter Link EmailQuay lại

Tóm tắt tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Nguyễn phú trọng sinh năm bao nhiêu
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư, chủ tịch nước, bí thư quân ủy trung ương

19 Tháng Sáu, 2021
Facebook
Twitter
Pinterest
Email
Nguyễn phú trọng sinh năm bao nhiêu
Nguyễn phú trọng sinh năm bao nhiêu

Tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng – Chủ tịch quốc hội, Tổng bí thư, chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bí thư quân ủy trung ương.

Nội dung

  • I. Tiểu sử đồng chí Nguyễn Phú Trọng
    • 1. Ông Nguyễn Phú Trọng là ai?
    • 2. Ông Nguyễn Phú Trọng sinh năm bao nhiêu? Bao nhiêu tuổi?
    • 3. Ông Nguyễn Phú Trọng quê ở đâu?
    • 4. Xuất thân, gia đình ông Nguyễn Phú Trọng
  • II. Tiểu sử sự nghiệp ông Nguyễn Phú Trọng
    • 1. Học vấn ông Nguyễn Phú Trọng
    • 2. Sự nghiệp, quá trình công tác ông Nguyễn Phú Trọng
    • 3. Chức vụ, khen thưởng ông Nguyễn Phú Trọng
  • IV. Những dấu ấn và thành tựu nổi bật ông Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn phú trọng sinh năm bao nhiêu

Ngày sinh: 14/4/1944

Ngày vào Đảng: 19/12/1967

Quê quán: xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Dân tộc: Kinh

Chức vụ:
- Tổng Bí thư: Khóa XI, XII, XIII
- Ủy viên Bộ Chính trị: Khóa VIII, IX, X, XI, XII, XIII
- Thường trực Bộ Chính trị (8/1999 - 4/2001)
- Bí thư Trung ương Đảng: Khóa XI, XII, XIII
- Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa VII (từ 1/1994), VIII, IX, X, XI, XII, XIII
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam (10/2018 - 4/2021)
- Chủ tịch Quốc hội khóa XI (từ 6/2006), XII
- Bí thư Quân ủy Trung ương
- Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương
- Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
- Đại biểu Quốc hội: Khóa XI, XII, XIII, XIV, XV

Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp

Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng), Cử nhân Ngữ văn

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- 1957 - 1963: Học trường phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội

- 1963 - 1967: Sinh viên khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

- 12/1967 - 7/1968: Cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản)

- 7/1968 - 8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản. Đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971). Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973)

- 8/1973 - 4/1976: Nghiên cứu sinh khoa Kinh tế-Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Chi ủy viên

- 5/1976 - 8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư Chi bộ

- 9/1980 - 8/1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc(nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)

- 9/1981 - 7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ Luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Liên Xô

- 8/1983 - 2/1989: Phó Ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7/1985 - 12/1988) rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988 - 12/1991)

- 3/1989 - 8/1996: Ủy viên Ban Biên tập (3/1989 - 4/1990), Phó Tổng Biên tập (5/1990 - 7/1991), Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản (8/1991 - 8/1996)

- 1/1994 - nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII

- 8/1996 - 2/1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội

- 12/1997 - nay: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X, XI, XII, XIII

- 2/1998 - 1/2000: Phụ trách Công tác Tư tưởng-Văn hóa và Khoa giáo của Đảng

- 8/1999 - 4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị

- 3/1998 - 8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998 - 11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001 - 8/2006)

- 1/2000 - 6/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa XII, XIII, XIV

- 5/2002 - nay: Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV

- 6/2006 - 7/2011: Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa XI, XII, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh

- 1/2011 - nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, XIII; Bí thư Quân ủy Trung ương; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (2/2013), tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương (8/2016); Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, nhiệm kỳ 2016-2021 (23/10/2018 - 2/4/2021); Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

- 6/2021: Hội đồng bầu cử Quốc gia công bố trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.