Nhóm nghiên cứu mạnh đại học Quốc gia tphcm

Trong đó, điều mà ông trăn trở nhất là chuyện "hao hụt" nhân tài trong nhóm nghiên cứu mạnh do các em rời đi làm việc ở các nhóm nghiên cứu của các trường đại học khác hoặc ra làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài có chế độ đãi ngộ tốt hơn.

"Để một em sinh viên và nghiên cứu sinh để thành tài được các em phải nghiên cứu từ năm 2 đại học cho đến khi ra trường là mất 5-7 năm. Thế mà bây giờ các em ra doanh nghiệp hoặc nơi khác làm thì thực sự chúng tôi thấy rất bùi ngùi, đáng tiếc. Nếu như đầu tư cho con người tốt, thỏa đáng hơn cho thầy và trò thì chúng tôi sẽ còn đạt được kết quả còn tốt hơn nữa", GS Đức tâm sự.

Nhóm nghiên cứu mạnh đại học Quốc gia tphcm
GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức.

Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh phải có khả năng thu hút

GS. TSKH. Nguyễn Đình Đức - Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN, Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật hạ tầng trường ĐH Việt Nhật - ĐHQGHN đã thăng hạng vượt bậc từ vị trí 51.083 (top 100.000 nhà khoa học thế giới năm 2019) lên xếp hạng 5.798 thế giới (top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới năm 2020) do Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ công bố.

GS Đức kể lại câu chuyện ông gây dựng một nghiên cứu mạnh về vật liệu và kết cấu tiên tiến, thành lập cách đây hơn 10 năm. Từ năm 2009 khi thầy là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ. Ông đã lên lớp trực tiếp lựa chọn những em sinh viên giỏi nhất để dìu dắt.

Lúc đầu từ một vài em nay đã có 30-40 em, thu hút rất nhiều tiến sĩ, đào tạo các em thành tài. Trong nhóm, từ em học khá hay trung bình vào nhóm thầy Đức đều thành xuất sắc do đã khơi dậy được đam mê, sự cần cù chịu khó trong các em.

Đến nay, nhóm đã đào tạo gần 20 tiến sĩ, trong đó TS Trần Văn Tùng và TS Trần Quốc Quân đã xuất sắc mang về 2 giải thưởng Nguyễn Văn Đạo - giải thưởng danh giá nhất dành cho các bạn trẻ trong lĩnh vực cơ học.

Sau 10 năm, nhóm ngày càng khẳng định uy tín trong giới khoa học, nhóm có gần 300 công trình khoa học với hơn 150 bài báo quốc tế đăng tải trên các tạp chí ISI. Nhóm nghiên cứu là môi trường hợp tác nhiều trường nổi tiếng trên thế giới, tạo môi trường gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học từ đó đào tạo nhân tài vừa có tính tất yếu, vừa là mục tiêu, phương thực phát triển của một đại học nghiên cứu.

Khi được hỏi về các yếu tố giúp phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học, GS Nguyễn Đình Đức nhấn mạnh: "Để nhóm nghiên cứu thành công trước hết phải có người trưởng nhóm có uy tín, có năng lực, có khả năng thu hút các bạn trẻ đồng thời có năng lực đưa nhóm nghiên cứu của mình tiếp cận với chuẩn mực quốc tế.

Nghiên cứu của nhóm có được thế giới quan tâm hay không, có được các đồng nghiệp trong nước và quốc tế dõi theo, trích dẫn kết quả hay không thì định hướng nghiên cứu rất quan trọng. Trong đó, vai trò dẫn dắt của người trưởng nhóm và định hướng là một trong những yếu tố cốt lõi.

Bên cạnh đó, nhóm cần có các thành viên chủ chốt tốt là các tiến sĩ trẻ, các em sinh viên xuất sắc, các nghiên cứu sinh… Để nhóm nghiên cứu phát triển đạt tầm cỡ quốc tế thì phải tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp cận được với chuẩn mực quốc tế.

Thứ tư, nhóm nghiên cứu mạnh cần có sự hỗ trợ của nhà trường và Nhà nước hỗ trợ điều kiện làm việc".

GS Đức dẫn chứng câu chuyện của chính nhóm mình: "Cách đây 10 năm thầy trò chưa có nơi làm việc phải làm trong thí nghiệm hoặc ngồi ở giảng đường hay quán nước vì không có chỗ làm việc nhưng từ khi nhà trường tạo điều kiện có chỗ làm việc đầy đủ trang thiết bị thì chúng tôi đã thu hút được nhiều nghiên cứu sinh, sinh viên tham gia. Các em có thể làm việc ngày đêm, ngoài giờ học tập.

Nghiên cứu về vật liệu kết cấu tiên tiến của nhóm thì không thể làm việc tay không mà phải có trang thiết bị rất hiện đại. Các kết quả nghiên cứu về công nghệ nano, chống thấm… nhờ công nghệ hiện đại thì nhóm mới có nhiều phát hiện mới, thuyết phục được các doanh nghiệp".

Chưa có cơ chế đãi ngộ và thu hút nhân tài đủ mạnh…

Nhà khoa học trăn trở gửi gắm mong mỏi các nhóm nghiên cứu mạnh được tạo điều kiện hơn nữa để vươn cao, vươn xa. Bởi theo ông, hiện việc đầu tư cho con người và cơ sở vật chất cho các nhóm nghiên cứu còn rất hạn chế. Nhóm nghiên cứu trong những năm vừa rồi đã xem như một cấu thành trong cơ cấu tổ chức trong trường đại học, trong khoa, trong bộ môn…; trưởng nhóm nghiên cứu có chế độ hỗ trợ... Tuy nhiên, GS Đức cho rằng, đối với các nhóm nghiên cứu mạnh, Nhà nước nên có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa để chi cho con người, bởi hiện nay sức hút của các doanh nghiệp cũng như sự cạnh tranh của trường đại học tư rất lớn.

"Chúng tôi đào tạo nhiều nhân tài nhưng nhiều nhân tài cũng đi làm việc ở các nhóm nghiên cứu của các trường đại học khác và ra làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài. Điều đó rất tốt nhưng về phía trường đại học phải có đội ngũ kế cận, mà muốn vậy phải có điều kiện hỗ trợ các em yên tâm nghiên cứu.

Một em sinh viên và nghiên cứu sinh để thành tài được các em phải nghiên cứu từ năm 2 đại học cho đến khi ra trường là mất 5-7 năm. Thế mà bây giờ các em ra doanh nghiệp hoặc nơi khác làm thì thực sự chúng tôi thấy rất bùi ngùi, đáng tiếc. Nếu như đầu tư cho con người tốt, thỏa đáng hơn cho thầy và trò thì chúng tôi sẽ còn đạt được kết quả còn tốt hơn nữa", GS Đức tâm sự.

Thêm nữa, về cơ chế chính sách, ngoài những nhóm nghiên cứu đẳng cấp quốc tế cần tạo điều kiện cơ chế mời các nhà khoa học đầu ngành, thu hút nhiều tiến sĩ bạn trẻ nước khác từ các nước đến nhóm làm việc. Hiện nay cơ chế của Nhà nước thì chỉ cho đến thực tập.

Nhóm nghiên cứu mạnh đại học Quốc gia tphcm

GS Nguyễn Đình Đức và các học trò tại công trình xây dựng Metro đầu tiên của Việt Nam.

GS Đức cũng chia sẻ trăn trở về cơ chế đãi ngộ cho nhóm nghiên cứu mạnh chưa có, nếu có điều kiện đó thì chắc chắn nhóm nghiên cứu sẽ có những kết quả tuyệt vời, tầm cỡ quốc tế, có tính chất dẫn dắt khoa học quốc gia. Ông cho rằng, nên có sự hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư rủi ro, kết hợp với các doanh nghiệp thì chắc chắn nhiều nhóm nghiên cứu mạnh thực sự sẽ trở thành những trung tâm nghiên cứu xuất sắc".

GS Đức nhấn mạnh, việc kết nối giữa nhóm nghiên cứu và doanh nghiệp là mô hình của 4 nhà: Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp, nhà khoa học. Hiện nhà khoa học đã rất tích cực nhưng trong khuôn khổ có hạn cho nên cần các chính sách của cơ sở giáo dục đào tạo và nhà nước. Chẳng hạn, Nhà nước có thể đầu tư quỹ đầu tư mạo hiểm với giá trị lớn hơn.

Nhưng quan trọng nhất vẫn là đi cùng những chính sách ấy phải có chế độ thu hút nhân tài. Bởi vì hiện nay, cạnh tranh thu hút chất xám rất lớn. Ở đâu có nhân tài, ở đó có cạnh tranh. Nguồn lực cho doanh nghiệp, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo là con người. Đầu tư cho con người phải thỏa đáng hơn nữa, phải mạnh mẽ hơn nữa.

Ví dụ như Hàn Quốc trong những năm 1960 để có Viện KIST (Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc - Korea Institute of Science and Technology). Viện trả lương cho nhà khoa học ở mức tương đương với lương của những người trung lưu, tuy chỉ bằng 1/4 mức lương họ có thể nhận được ở Mỹ (vì hầu hết các nhà khoa học đều từ Mỹ về); nhưng mức lương này cao gấp 3 lần mức cao nhất mà các giáo sư đại học trong nước nhận được nên thu hút được nhiều nhân tài về làm việc.

Nhờ đó, Viện đã trở thành chìa khóa then chốt thúc đẩy Hàn Quốc phát triển những năm 60-70 nhờ những đóng góp rất lớn cho khoa học. Đó là bài học mà Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm.

Nhóm nghiên cứu mạnh đại học Quốc gia tphcm

GS. Nguyễn Đình Đức truyền đạt kiến thức và tình yêu nghề nghiệp cho học trò.

Đâu phải giáo sư nào cũng gắn với khởi nghiệp

"Hình ảnh người giáo sư nghiên cứu khoa học cơ bản có kinh tế không tốt có ảnh hưởng không trong việc thu hút nhân tài?", PV đặt câu hỏi.

GS Đức đáp: "Hiện nay trong những năm gần đây mức thu nhập việc làm của nhà khoa học trong khối tư nhân và ngoài nhà nước có tăng đáng kể, có sự khác biệt rất lớn so với cơ quan Nhà nước. Đây là thực tế mà nếu chúng ta không có cải thiện chính sách thì khối cơ quan Nhà nước sẽ khó thu hút nhân tài.

Đề cập đến nhà khoa học làm nghiên cứu cơ bản có thu nhập thấp hơn nhà khoa học làm nghiên cứu ứng dụng, theo GS Đức đối với một trường đại học, ngay cả giáo sư chỉ có công bố về khoa học cơ bản thôi đi đó cũng là đóng góp rất lớn cho khoa học rồi.

"Chúng ta hãy nhìn nhận như trường ĐH Chicago, trường ĐH Harvard và các trường quốc tế khác, đâu phải giáo sư nào cũng gắn với khởi nghiệp… có rất nhiều giáo sư Toán học, Vật lý là những giáo sư đã có những nghiên cứu cơ bản mà từ đó, có tác động lâu dài thậm chí vài chục năm thậm chí hàng thế kỷ sau (chẳng hạn phát minh của Albert Einstein trong lĩnh vực y học và vật lý)".

"Đã là nhà khoa học trong trường đại học thì phải có sáng tạo nhưng tôi rất mong muốn thu nhập và đời sống của đội ngũ giáo sư, giảng viên cao hơn. Nếu chúng ta yêu cầu đội ngũ khoa học của chúng ta chất lượng đẳng cấp với thế giới thì thu nhập cho đội ngũ cán bộ, nhà khoa học rất đáng suy nghĩ cải thiện", GS.TSKH Nguyễn Hữu Đức nhấn mạnh thêm.

Lệ Thu

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những nhà khoa học xuất sắc góp phần định danh nền khoa học công nghệ (KHCN) Việt Nam trên bản đồ KHCN thế giới.

Năm 2020, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức lọt vào top 10.000 các nhà khoa học có ảnh hưởng hàng đầu thế giới và đứng đầu trong danh sách các nhà khoa học đang làm việc ở Việt Nam  theo bảng xếp hạng của Tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ.

Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sắp tới, chia sẻ về vấn đề khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo của nước nhà, GS. Nguyễn Đình Đức đề xuất thúc đẩy các nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học như một trong những giải pháp đột phá nâng cao tiềm lực, hiệu quả hoạt động KHCN và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đạt chuẩn mực quốc tế.

Nhóm nghiên cứu mạnh đại học Quốc gia tphcm

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Vật liệu và Kết cấu tiên tiến, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhóm nghiên cứu - môi trường khoa học thuận lợi nhất để các nhà khoa học trao đổi học thuật

Có thể đánh giá hoạt động KHCN thời gian qua đã có những bước phát triển đột phá rất đáng tự hào. Trong đó có  công bố quốc  của Việt Nam trong năm vừa qua tăng vượt bậc, bằng số liệu các công bố của 5 năm trước cộng lại.

Hoạt động KHCN nước ta cũng hướng tới thực tiễn nhiều hơn. Trước kia, nhiều đề tài nghiên cứu làm xong cất ngăn kéo nhưng giờ yêu cầu phải gắn liền với thực tiễn. Chính vì thế, đã có nhiều đề tài giải quyết thành công những yêu cầu của thực tiễn và doanh nghiệp như một số kết quả trong lĩnh vực chuyển đổi số, truyền thông (5G), nông nghiệp, dược phẩm, công nghệ sinh học, … hoặc như trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe - dịch Covid-19 vừa rồi, nước ta đã bước đầu chế tạo được vắc xin.

Chúng ta cũng đã có những thành công tuyệt vời về ghép tạng. Những thành tựu đó cho thấy Việt Nam có những kết quả nghiên cứu không thua kém so với thế giới.

Bên cạnh đó, các chính sách về quản lý KHCN cũng ngày càng được đổi mới, giảm thủ tục hành chính, tăng tính tự chủ và khoán từng phần, từ đó ngày càng thúc đẩy hiệu quả các hoạt động KHCN trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.    

Trong giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học luôn gắn kết chặt chẽ với đào tạo. Đào tạo thông qua nghiên cứu và nghiên cứu khoa học để tiếp cận đỉnh cao của trí thức, từ đó quay trở lại đào tạo với chất lượng cao, trình độ cao. Vì vậy, sự hình thành các nhóm nghiên cứu (NNC) trong các trường đại học như một lẽ tự nhiên và tất yếu.

Danh tiếng của các trường đại học lớn trên thế giới thường được gắn với tầm vóc các công trình khoa học và tên tuổi của các nhà khoa học lớn. Nhà khoa học muốn phát triển được ý tưởng khoa học, xây dựng được trường phái học thuật của mình hoặc giải quyết được một vấn đề khoa học liên ngành phải thiết lập được nhóm cộng sự và học trò, tức là phải xây dựng được nhóm nghiên cứu.

Đến lượt mình, nhóm nghiên cứu lại là môi trường khoa học thuận lợi nhất để các nhà khoa học trao đổi học thuật, tập hợp lực lượng và cùng nhau tiếp cận, giải quyết các vấn đề mới của khoa học, và qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KHCN, đào tạo nghiên cứu sinh.

Nhóm nghiên cứu chính là mô hình và môi trường gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với đào tạo và có thể triển khai đào tạo theo cá thể hóa.

Từ thực tiễn xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu mạnh về vật liệu và kết cấu tiên tiến của tôi ở ĐHQGHN trong nhiều năm qua cho thấy nhóm nghiên cứu còn là môi trường thu hút các nhà khoa học có chuyên môn gần để phát triển môi trường học thuật chuyên sâu, hoặc thu hút các nhà khoa học của nhiều ngành, nhiều cơ quan, nhiều quốc gia khác nhau để tập trung trí tuệ và sức lực giải quyết một vấn đề có tính liên ngành, từ đó có thể tiếp cận trình độ và chuẩn mực quốc tế.

Thông qua nhóm nghiên cứu tăng cường công bố quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo tiến sĩ, nâng cao chất lượng đội ngũ. Các nhóm nghiên cứu làm nên những trường phái khoa học của các trường đại học.

Cũng từ kinh nghiệm của các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,  Trung Quốc và các nước có tiềm lực KHCN mạnh và phát triển rất nhanh, cho thấy nhóm nghiên cứu mạnh là một trong những phương thức để từ đó hình thành nhà khoa học đầu ngành.

Nhóm nghiên cứu mạnh là nòng cốt cho việc xây dựng và thực hiện các mũi nhọn nghiên cứu, cho ra đời các sản phẩm nghiên cứu cụ thể, mang tính trường phái. Do vậy, một mặt, nhóm nghiên cứu mạnh vừa là môi trường để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và các nhà khoa học đầu ngành; mặt khác, nhóm nghiên cứu mạnh cũng chính là "tổ ấm" - là môi trường để thu hút các nhà khoa học đầu ngành và các nhân tài trong và ngoài nước đến làm việc.

Nhóm nghiên cứu mạnh đại học Quốc gia tphcm

Nhóm nghiên cứu Vật liệu và kết cấu tiên tiến trở thành nhóm nghiên cứu mạnh Đại học Quốc gia Hà Nội

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Nhóm nghiên cứu có vai trò cực kỳ quan trọng từ triển khai nghiên cứu đến đào tạo, chế thử, kết nối nhà khoa học với Nhà nước, doanh nghiệp và là cái nôi thúc đẩy sự ra đời của các phát minh, sáng chế và sản phẩm mới, và còn là môi trường để thúc đẩy khởi nghiệp.

Nhóm nghiên cứu chính là tế bào của hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo trong nhà trường. Việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu trong trường đại học và có tính tất yếu. Nhóm nghiên cứu vừa là phương thức, vừa là mục tiêu phát triển của các trường đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới, trong đó với Việt Nam không là ngoại lệ.

 Vì vậy, để phát triển tiềm lực, nâng cao chất lượng hoạt động KHCN và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, để nguồn nhân lực và KHCN thực sự là "chiếc đũa thần" đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, thì xây dựng và phát triển được các nhóm nghiên cứu mạnh phải được xem như là một trong những giải pháp đòn bẩy đột phá.

Rất nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu của Việt Nam đã nhận thức đầy đủ vai trò của NNC và chủ động có những chính sách của đơn vị để đầu tư cho nhóm nghiên cứu. Đặc biệt sự ra đời của Luật Khoa học công nghệ, cũng như Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ giáo dục và Đào tạo đã đặc biệt quan tâm và có chính sách phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh.

Tuy nhiên, đầu tư cho nhóm nghiên cứu mạnh còn cầm chừng và nhỏ giọt, một số chính sách còn chưa thông thoáng và chưa đi được vào cuộc sống, và vì vậy chưa thực sự tạo nên đột phá.

Chính vì vậy, tôi mong muốn Đại hội lần này, Đảng và Nhà nước sẽ thực sự chú trọng và quan tâm hơn nữa, có những chủ trương và chính sách mạnh hơn nữa, đầu tư thỏa đáng hơn nữa với các nhóm nghiên cứu mạnh trong các trường đại học để từ đó làm nên những cú húych tăng trưởng nhảy vọt trong hoạt động KHCN và giáo dục đại học của nước nhà.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội