Phim Biệt động Sài Gòn có báo nhiều tập

Năm 1982, phim Biệt động Sài Gòn đã quay gần xong tập 1 nhưng đoàn phim vẫn chưa tìm được người đóng vai ni cô Huyền Trang. Khi được đạo diễn Long Vân mời tham gia phim, NSƯT Thanh Loan, lúc này đã 33 tuổi và đang là phát thanh viên Truyền hình Công an. Bộ phim  phải quay thời gian khá dài tại TP.HCM, nghệ sĩ Thanh Loan được cơ quan tạo điều kiện cho mỗi năm nghỉ khoảng 3-6 tháng vào TP.HCM đóng phim.

Phim Biệt động Sài Gòn có báo nhiều tập

Biệt động Sài Gòn. Ảnh: TL

NSƯT Thanh Loan xúc động cho biết: "Với những người làm nghề như tôi, bộ phim Biệt động Sài Gòn luôn được nhắc nhớ mỗi dịp kỷ niệm 30/4 thực sự là phần thưởng cao quý. Bộ phim được làm cách đây 36 năm, nhưng từ đó đến nay, dù là năm kỷ niệm chẵn hay lẻ, nhiều đài truyền hình trên cả nước cũng đều phát lại cho khán giả thưởng thức. Tất cả chúng tôi đều cảm thấy xúc động, tự hào bởi đây là minh chứng bộ phim đã đạt được giá trị nhất định về nội dung tư tưởng và nghệ thuật".

NSƯT Thanh Loan kể rằng, bà đi nhiều nơi và đi đến đâu cũng được công chúng, khán giả nhận ra Thanh Loan – ni cô Huyền Trang trong Biệt động Sài Gòn. Còn riêng ni cô Huyền Trang lại bùi ngùi nhớ đến các đồng nghiệp của mình. Nghệ sĩ Bùi Cường (vai Năm Hòa/K9) đã mất. Anh Quang Thái (vai Tư Chung) đã ra đi ở tuổi 83. NSƯT Thanh Loan kể rằng, diễn viên Thúy An thì sống ở nước ngoài, không có điều kiện gặp gỡ, chỉ còn bà với Hà Xuyên, nghệ Thương Tín thỉnh thoảng gặp nhau.

Phim Biệt động Sài Gòn có báo nhiều tập

Vai diễn ni cô Huyền Trang của NSƯT Thanh Loan. Ảnh: NVCC

NSƯT Thanh Loan kể lại rằng: Thật sự, giai đoạn đó và trước đó nữa, nghệ sĩ như bà được mời làm phim là cảm thấy vinh dự và trách nhiệm của người làm nghề. Sự đam mê cuốn mọi người say sưa với công việc, không nề hà bất cứ chuyện gì. Cũng vì chúng tôi coi đó là vinh dự, trách nhiệm nên chẳng bao giờ đòi hỏi cátxê cho vai diễn được bao nhiêu tiền, chỉ thấy rằng được đi làm phim là vui rồi, hạnh phúc rồi.

"Ngày xưa chúng tôi đóng phim không có hợp đồng và cát-xê đâu, chỉ có tiền bồi dưỡng thanh sắc. Như tôi đóng 4 tập Biệt động Sài Gòn được bồi dưỡng 18 triệu đồng, sau khi đổi tiền năm 1985 còn 1,8 triệu đồng nhưng vẫn vui, vì thời đó không bị kinh tế thị trường chi phối mà chỉ nghĩ nghệ thuật là trên hết" - NSƯT Thanh Loan cho biết.

Phim Biệt động Sài Gòn có báo nhiều tập

NSƯT Quang Thái và NSƯT Thanh Loan trong phim Biệt động Sài Gòn. Ảnh: TL

Được làm phim với ê-kíp toàn người uy tín và tiếng tăm trong nghề nên ai nấy đều không ngại gian khổ. NSƯT Thanh Loan chia sẻ rằng, một bộ phim nhựa 4 tập mà phải mất 4 năm trời mới xong. Làm rất kỹ, rất cầu kỳ, rất điện ảnh. "Nhiều lúc tôi cũng nghĩ làm kỹ quá hay sao mà mất nhiêu thời gian đến thế", bà bộc bạch.

Vừa vui vừa buồn khi chưa có phim chiến tranh Việt Nam nào vượt qua được Biệt động Sài Gòn

Hỏi NSƯT Thanh Loan rằng, bà suy nghĩ thế nào khi sau hơn 30 năm Biệt động Sài Gòn được công chiếu, dường như vẫn chưa có bộ phim chiến tranh nào vượt qua được cái bóng của nó, mặc dù bây giờ điện ảnh đã phát triển về mọi mặt, có nhiều hãng phim tư nhân và nhà làm phim nước ngoài gốc Việt tham gia. "Ni cô Huyền Trang" cho biết: "Thành công của bộ phim Biệt động Sài Gòn khiến những người đã thực hiện bộ phim như chúng tôi cảm thấy sung sướng, xúc động nhưng cũng thoáng buồn vì đã qua hàng chục năm, đã có nhiều phim Việt Nam mới ra đời, cũng về để tài chiến tranh cách mạng, nhưng chưa có bộ phim nào được công chúng đón nhận như phim này".

Phim Biệt động Sài Gòn có báo nhiều tập

Phim Biệt động Sài Gòn có báo nhiều tập

NSƯT Thanh Loan và NSƯT Hà Xuyên trong Biệt động Sài Gòn. Ảnh: TL

Bà cũng cho biết mình đã xem các phim truyện đề tài chiến tranh, lịch sử của Việt Nam gần đây như Những người viết huyền thoại, Mùi cỏ cháy, Đừng đốt… và cảm thấy các phim này đều có giá trị về mặt tư tưởng. Nhưng có lẽ hiện giờ có nhiều loại hình giải trí, nhiều thứ để xem nên khán giả không còn mặn mà với phim đề tài chiến tranh nữa. Trước đây, phim ảnh cũng ít nên Biệt động Sài Gòn được chú ý hơn.

Phim Biệt động Sài Gòn có báo nhiều tập

NSƯT Thanh Loan, nghệ sĩ Thương Tín, nghệ sĩ Hai Nhất, NSƯT Hà Xuyên trong cuộc hội ngộ tại chương trình Ký ức vui vẻ gần đây. Ảnh: NSX

Bộ phim về lực lượng biệt động Sài Gòn của đạo diễn Long Vân phát hành năm 1986 đã lập nhiều kỷ lục về số lượng người xem, gây sốt dư luận và là bệ phóng của loạt diễn viên từ vai chính đến vai phụ. Dưới sự dàn dựng của đạo diễn Long Vân và dàn diễn viên tên tuổi như:  Quang Thái, Hà Xuyên, Thanh Loan, Thương Tín, Thúy An... Bộ phim đề cao tinh thần quả cảm, sự mưu lược, thông minh và cả mất mát, hy sinh anh dũng của những chiến sĩ biệt động Sài Gòn.

Phim Biệt động Sài Gòn có báo nhiều tập

QPTĐ-Khi còn rất nhỏ, tôi nhớ có lần được mẹ cõng đi xem bộ phim nhựa “Biệt động Sài Gòn”, mặc dù với cảm thụ của cô bé vừa vào cấp 1, tôi chưa hiểu hết ý nghĩa của bộ phim nhưng từ góc quay, vẻ đẹp, cộng lối diễn xuất của diễn viên và những khuôn hình đẹp đã khiến tôi mê mẩn và ấn tượng cho tới tận bây giờ.

Phim Biệt động Sài Gòn có báo nhiều tập

Một cảnh trong phim “Biệt động Sài Gòn”.

Biệt động Sài Gòn gồm 4 tập: Điểm hẹn, Tĩnh lặng, Cơn giông, Trả lại tên cho em, do Lê Phương và Nguyễn Thanh viết kịch bản, đạo diễn Long Vân. Bộ phim được bấm máy từ năm 1982 và kéo dài khoảng 4 năm, là phim màu và có nội dung duy nhất phản ánh về lực lượng biệt động Sài Gòn. Song vượt qua “đầu tiên” và “duy nhất” ấy, phim đã thành công rực rỡ, thu hút sự quan tâm, đón xem của hơn 10 triệu lượt khán giả trên màn ảnh rộng.

Tại sao lại có được điều đó, trước tiên phải khẳng định đây là kịch bản hay, tiếp đến là vai trò của đạo diễn Long Vân-ông đã lột tả kịch bản bằng hình ảnh chân thực và hoàn toàn khách quan, với tư cách là người ở giữa hai chiến tuyến. Sau đó phải khẳng định Thương Tín, Thanh Loan, Quang Thái, Thuý An, Robert Hải, Hà Xuyên… họ đều là lớp diễn viên rất đẹp, được tuyển lựa kỹ càng lúc bấy giờ và họ có tài. Lối diễn xuất của họ dường như đã lột tả hết thần thái, tư tưởng và tâm can của nhân vật trên màn ảnh, tạo nên ấn tượng khó phai.

Cho đến tận sau này, tôi vẫn còn nhớ trường đoạn “ni cô” Huyền Trang mặc áo vàng nhà chùa, đội chiếc mũ len màu nâu xuất hiện trên khuôn hình. Cô thật đẹp và trong khoảnh khắc, phút giây đó được lưu mãi trong trí nhớ của mọi người. Vốn dĩ vai diễn ban đầu không dành cho diễn viên Thanh Loan, bởi cô là phát thanh viên của một cơ quan báo chí. Tuy nhiên trong một lần công tác, cô có cơ duyên gặp gỡ với hoạ sỹ trong đoàn, rồi được ông giới thiệu khi diễn viên được “nhắm trước” là Như Quỳnh xin rút trước khi khởi quay nên cô đã có cơ hội để “đo ni, đóng giày” và toả sáng với vai diễn-đẹp nhưng có số phận thật buồn-để đời của mình.

Hay cảnh quay nhân vật Ngọc Mai (do Hà Xuyên đóng) ngồi trước gương, dùng chai nước hoa đập vỡ gương ngay trước mặt, hai hàng nước mắt của cô rơi xuống, chỉ còn lại mảnh gương sót lại nhưng vẫn đủ soi dọi khuôn mặt đau khổ của nhân vật…Có thể nói ở phân đoạn này, Hà Xuyên đã làm được điều mà đạo diễn muốn nhắn gửi để ghi dấu ấn với người xem…

Một yếu tố nữa cần khẳng định, đó là nhân vật trong phim cũng rất đặc biệt, thời điểm đó (khoảng 1961-1975), có lẽ chỉ Sài Gòn mới có Biệt động thành, đây là lực lượng đấu tranh đặc thù-vì vậy mà nó trở nên đặc biệt.

Biệt động Sài Gòn không giống như bộ đội đặc công-được đào tạo bải bản, chính quy- họ chỉ cần có giấy tờ tuỳ thân hợp lệ, nương náu trong dân, làm các công việc theo yêu cầu của trên như: Tác chiến, vận chuyển, điều tra nắm tình hình địch và thường tác chiến vào ban ngày. Song cũng chính sự khác biệt mà việc sản xuất phim cũng đòi hỏi sự dày công của cả e kíp, từ đạo diễn, diễn viên…họ phải thực sự “thấm” được nhân vật, hiểu sâu, hiểu cặn kẽ công việc của nhân vật trong khi lực lượng này thường làm việc bí mật, ít thông tin, hoặc thầm lặng. 


Sau này khi được phỏng vấn trên báo chí, chính Đạo diễn Long Vân từng kể lại: Bộ phim do Thiếu tướng Hải Phụng (Nguyên Tư lệnh Biệt động Sài Gòn, lúc ấy là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Hồ Chí Minh) đặt hàng. Từng được nghe nhiều chiến công lừng lẫy của các chiến sĩ biệt động nên khi được đề nghị, tôi rất khoái làm phim, song chưa hiểu nhiều về lực lượng này nên đề nghị cho mời các chiến sĩ biệt động lẫy lừng như ông Tư Chu, Bảy Bê... để gặp mặt.


Biệt động Sài Gòn ca ngợi chiến thắng nhưng không vụng về, không chỉ mang tính phiến diện mà tôn trọng khách quan. Trong phim, người xem vẫn cảm nhận được dụng ý của Đạo diễn khi dùng hình ảnh để đề cập một phần về chính quyền, đô thị Sài Gòn từ thời điểm trước năm 1975. Ngoài ra, phim còn khắc hoạ đâu đó sự hoà giải giữa hai chiến tuyến…Có lẽ chính bởi vậy mà bộ phim thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều người khác nhau, đưa bộ phim trở thành hiện tượng lúc bấy giờ, với số lượng người xem “khủng”, trở thành một tác phẩm không thể nào quên cho nhiều thế hệ người Việt Nam, thậm chí với cả người nước ngoài.


Đã hơn 30 năm đã trôi qua, ê kíp làm phim “Biệt động Sài Gòn” ngày ấy giờ đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, thế nhưng những điều họ làm được trong bộ phim ấy không chỉ ghi dấu ấn tại thời điểm lúc bấy giờ mà cho tới tận hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Hy vọng trong năm mới, chúng ta-những thế hệ người dân Việt Nam sẽ còn có cơ hội thưởng thức nhiều bộ phim hay, khắc hoạ được bối cảnh thời cuộc và số phận con người, được thực hiện bằng sự tâm huyết, có chiều sâu, sáng tạo của đạo diễn, biên kịch, diễn viên trẻ hôm nay…

Hiền Mỹ