Phương pháp so sánh đói chiếu

Phương pháp so sánh là một trong những công cụ quan trọng trong nghiên cứu khoa học, giúp ta tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu. Với phương pháp này, ta có thể dễ dàng xác định những đặc điểm và định hướng để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực khoa học. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu có thể đưa ra những phát hiện mới và đóng góp cho sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học là một cách tiếp cận để đối chiếu và quan sát mối quan hệ của một đối tượng nghiên cứu với một đối tượng khác. Phương pháp này giúp điều tra và phân tích các điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng, từ đó đưa ra những kết luận về sự tương đồng và khác nhau của chúng. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh thường liên quan đến các loại dữ liệu định lượng (số đếm, đo lường) hoặc định tính (chất lượng, thẩm mỹ). Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp so sánh là một trong những phương pháp phổ biến để nghiên cứu và đánh giá sự khác biệt giữa các biến trong một nghiên cứu.

![Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học là gì? ](////i0.wp.com/luatduonggia.vn/wp-content/uploads/2022/01/Phuong-phap-so-sanh-doi-chieu.png)

Tại sao phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu khoa học?

Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu khoa học vì nó giúp cho các nhà nghiên cứu có thể thấy rõ các đặc điểm, tính chất giống và khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu có thể có được cái nhìn rõ ràng hơn về các đối tượng nghiên cứu và từ đó đưa ra những kết luận có tính khả thi và chính xác hơn. Khi so sánh hai đối tượng nghiên cứu với nhau, các nhà nghiên cứu thường dùng các phương pháp như so sánh dạng định lượng hoặc phân tích thống kê. Vì vậy, phương pháp so sánh được xem là một công cụ hữu ích cho các nhà nghiên cứu trong việc phân tích và tìm hiểu các đối tượng nghiên cứu.

Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân học ngành của ngôn ngữ, so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kì để xác định những điểm giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ đó có quan hệ cội nguồn hay thuộc cùng loại hình hay không. Cơ sở lý thuyết chung của ngôn ngữ học đối chiếu là lý thuyết so sánh.

Ngôn ngữ học đối chiếu: là một phân ngành của ngôn ngữ học sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của hai hay nhiều ngôn ngữ nhằm cung cấp những cứ liệu cần thiết cho các phân ngành của ngôn ngữ học, phục vụ cho các mục đích lý luận và thực tiễn

Định nghĩa so sánh và đối chiếu: So sánh là thao tác tư duy phổ thông của nhân loại giúp con người nhận thức hiện thực khách quan. Hoạt động so sánh là hoạt động đối chiếu “một cái này” và “một cái khác”, nhằm vạch ra mối quan hệ, liên hệ giữa chúng hoặc để làm nổi bật một đặc điểm nào đó của đối tượng. Đối chiếu là so sánh sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau.

Hãy cho biết mô t vài ứ ng dụng nổi bậ t của ngôn ngữ học đối chiếu? Cho ví dụ minḥ

họa.

  • Ứ ng dụng về phương diê n lí thuyết: Ngôn ngữ học đại cương, loại hình học, miêu tả ngôn ngữ,̣ những lĩnh vực nghiên cứu lí thuyết khác.
  • Ngôn ngữ học đại cương (phổ niệm học ngôn ngữ): Việc nghiên cứu đối chiếu chỉ tập trung vào những sự giống nhau, nhưng đây là sự giống nhau chung nhất giữa các ngôn ngữ- những sự giống nhau mang tính chất phổ biến. Các đơn vị nhận biết có tính chất định hướng cho việc nghiên cứu phổ niệm là những nét chung nhất của mọi ngôn ngữ.
  • Loại hình học: cung cấp tư liệu cụ thể về cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ cùng và khác loại hình. Góp phần làm rõ đặc trưng của từng loại hình ngôn ngữ và bổ sung những nghiên cứu mới.
  • Ngôn ngữ học so sánh - lịch sử: tìm hiểu và xác lập những nét tương đồng lịch sử, mục đích chỉ ra những mối quan hệ lịch sử giữa các ngôn ngữ trong ngữ hệ, một nhóm ngôn ngữ... thuộc cùng một gia đình.
  • Ngữ vực học: nhằm vào những sự giống nhau giữa các ngôn ngữ trong cùng một khu vực. Những sự giống nhau này vốn là kết quả của quá trình ti ếp xúc lịch sử - văn hóa của các tộc người nói những ngôn ngữ trong khu vực.Đó là những nét giống nhau ngữ vực.
  • Ứ ng dụng về phương diê n thực tiễn: Dạy học ngoại ngữ, giáo dục song ngữ, dịch thuật và nghiêṇ cứu về lí luận dịch thuật.
  • Dạy học ngoại ngữ: xác định chính xác những thuận lợi và khó khăn mà những học viên có cùng tiếng mẹ đẻ gặp phải khi học một ngoại ngữ nào đ ó bằng cách phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt giữa 2 ngôn ngữ. Nhờ những đặc điểm khác biệt giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ mà dự đoán được những lỗi mà người học có thể mắc phải để tìm cách phòng tránh và khắc phục.
  • Dịch thuật: tạo sự đồng nhất về ngữ nghĩa của các đơn vị, các phương tiện biểu hiện khác nhau bằng việc xây dựng một lý thuyết phiên dịch nhờ vào việc đối chiếu các ngôn ngữ: chỉ ra được cái chung về mặt nội dung mà những đơn vị ngôn ngữ khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau.
  • Giao tiếp liên văn hóa: tạo ra những tác động tích cực xảy ra ở giai đoạn đầu của việc học ngoại ngữ mới.

Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu (?) ↑

  1. Thứ nhất,nghiên cứu đối chiếu đi tìm những nét giống nhau, khác nhau (similarities and differences) giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Những nét khác biệt là những trở ngại, khó khăn khi người học ngoại ngữ,những nét giống nhau giúp người học tiếp thu, lĩnh hội nhanh và dễ dàng hơn, không mất nhiều thời gian và sức lực, sử dụng ngoại ngữ hiệu quả hơn.

1 Thứ hai, tìm những nét khác biệt quan trọng nhất (distinctions) của ngôn ngữ thuộc phạm trù ngôn ngữ và logic.

  1. Thứ ba, hướng tới sự giống nhau với mục đích nghiên cứu: ngữ hệ(so sánh lịch sử), cấu trúc loại hình (so sánh loại hình), ngữ vực (so sánh ngữ vực học).
  2. Thứ tư, tìm sự giống nhau, khác nhau, sự tương ứng và bất tương ứng, đồng thời làm sáng tỏ quan hệ nguyên nhân giữa các hiện tượng.

Đối tượng của ngôn ngữ học đối chiếu (?)

Theo sách "Ngôn ngữ học đối chiếu" của Bùi Mạnh Hùng, đối tượng của ngôn ngữ học đối chiếu là sự so sánh và phân tích sự tương quan giữa hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ học đối chiếu quan tâm đến những điểm tương đồng và khác nhau giữa các ngôn ngữ, và cố gắng xác định chúng bằng cách sử dụng các phương pháp và kỹ thuật phù hợp.

Ngoài ra, ngôn ngữ học đối chiếu còn quan tâm đến cách thức các ngôn ngữ tương tác với nhau trong quá trình giao tiếp và sự phụ thuộc của các ngôn ngữ đó đối với một hệ thống ngôn ngữ lớn hơn. Đối tượng của ngôn ngữ học đối chiếu có thể là các cặp ngôn ngữ hoặc một nhóm ngôn ngữ, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu.

Các nguyên tắc khi đối chiếu

  • Nguyên tắc thứ nhất : Các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải được miêu tả một cách đầy đủ và chính xác trước khi tiến hành đối chiếu để tìm ra điểm giống và khác nhau.
  • Có thể sử dụng kết quả của người khác đã nghiên cứu
  • Tự mình miêu tả những thuật ngữ và các đơn vị sử dụng để đối chiếu VD1: Hudson & Lu ( 2003): ne (tiếng Nhật) & ba ( tiếng Hán) Các bước:
    1. các chức năng của ne trong tiếng Nhật
    2. các chức năng của ba trong tiếng Hán
    3. so sánh ne và ba ( những điểm giống nhau; những điểm khác nhau; so sánh từ góc độ người làm chủ thông tin)
    4. ne & ba phân tích theo diễn ngôn VD2: Grzegorek ( 1984): Các câu tiếng Anh mở đầu bằng từ there & những câu tương đương trong tiếng Ba Lan ( NC đối chiếu 1 chiều English-Polish; DC có thể thực hiện ngay trong phần miêu tả các kiểu câu tương đương trong tiến g Ba Lan) Các bước:
    5. một số ví dụ các câu tiếng Anh mở đầu bằng từ there & những câu tương đương trong tiếng Ba Lan
    6. nhận xét mở đầu
    7. Các câu tiếng Anh mở đầu bằng từ there (dựa trên tiêu chỉ cú pháp & ngữ nghĩa, thảo luận các đặc điểm ngữ nghĩa & ngữ dụng của các kiểu câu này )

VD: He will return to Saigon in two weeks. (Anh ấy sẽ trở vê Sài Gòn trong hai tuần). Cách dịch như vậy thì ta sẽ không thấy được sự khác biệt giữa cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt và cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh. Cách dịch khác là Hai tuần nữa anh ấy (sẽ) trở vê Sài Gòn

Bước 2: Xác định được cái có thể đối chiếu được, nó phụ thuộc vào năng lực suy xét của người nghiên cứu: yếu tố nào của ngôn ngữ này tương đương với yếu tố đó trong ngôn ngữ kia.

VD: Article dùng để gọi tên các từ như a, the trong tiếng Anh và quán từ dùng để gọi tên các từ như một, các trong tiếng Việt.

Bước 3: Đối chiếu

Theo T. Krzerszowski có 3 khả năng khi đối chiếu 2 ngôn ng ữ:

  • XL1= XL2, X trong L1 có thể đồng nhất về phương diện nào đó với cái tương đương trong L2.
  • XL1≠ XL2, khi X trong L1 có sự khác biệt về phương diện nào đó với cái tương đương trong L2.
  • Xl1= 0L2, khi trong L1 không có cái tương đương trong L2.

VD: Tiếng Nga và tiếng Pháp đều có điểm giống nhau là danh từ có phạm trù giống. Tuy nhiên, phạm trù giống của danh từ tiếng Nga được hình thành trên cơ sở ba vế đối lâ ̣p: đực / cái / trung, trong khi đó phạm trù giống của danh từ tiếng Pháp được hình thành chỉ trên hai cơ sở đối lâ ̣p: đực/cái.

Hãy cho biết vài nét chính về bình diê n đối chiếu ngữ âm. Cho ví dụ minh họa.̣

Các đơn vị ngữ âm gồm hai nhóm là các đơn vị ngữ âm đoạn tính và các đơn vị ngữ âm siêu đoạn tính. - Các đơn vị ngữ âm đoạn tính: chủ yếu tập trung vào hệ thống âm vị, các biến thể âm vị và sự phân bố của chúng trong chuỗi lời nói. Đơn vị ngữ âm đoạn tính là đơn vị chiếm mô ̣t khúc đoạn trong chuỗi lời nói.

VD: Có những âm vị có trong tiếng Việt nhưng không có trong tiếng Anh âm vị /u ɪ/

trong như, tư, bư của tiếng Viêt ngược lại như âm vi ̣ /ð/ trong mother, father, with

có trong tiếng Anh nhưng không có trong tiếng Việt ̣

  • Các đơn vị ngữ âm siêu đoạn tính: chủ yếu là thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu, âm điệu. Đơn vị ngữ âm siêu đoạn tính trải dài trên các đơn vị ngữ âm khác chứ không chiếm mô ̣t khúc đoạn riêng nào. VD: Các từ như capitál, animál, decimál trong tiếng TBN lại nhấn âm cuối, còn trong tiếng Anh thì các từ như cápital, ánimal, décimal lại nhấn âm đầu.

Hãy cho biết vài nét chính về bình diê n đối chiếu từ vựng. Cho ví dụ minh họa.̣

Đối tượng của việc phân tích đối chiếu về từ vựng là những điểm giống nhau và khác nhau của thành phần từ vựng và quan hệ từ vựng trong các ngôn ngữ đối chiếu.

Theo R. Lado có 3 cấp độ đối chiếu từ vựng: hình thức, ý nghĩa và phân bố. Lado cũng đưa ra các khả năng có thể có trong quá trình nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ

  • Giống nhau về hình thức và ý nghĩa: VD: Hotel “khách sạn”, capital “thủ đô”, calendar “lịch” trong tiếng TBN và tiếng Anh. Vì đó là từ mượn hoặc có quan hệ cội nguồn.
  • Giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về ý nghĩa:

VD: Từ librairie “nghề bán sách, hiệu sách” trong tiếng Pháp và library “thư viện” trong tiếng Anh. VD: Từ assist “giúp đỡ” trong tiếng Anh và asistir “tham gia” trong tiếng TBN; nghĩa chính của từ ăn và eat trong tiếng Việt và tiếng Anh.

  • Khác nhau về hình thức và ý nghĩa: VD: first floor - tầng và lầu trong phương ngữ Bắc và Nam: tầng trệt là tầng 1 ở phương ngữ Bắc Việt Nam, tầng 2 ở phương ngữ Bắc là lầu 1 ở phương ngữ Nam.
  • Khác nhau về kiểu cấu tạo, liên quan tới cấu trúc hình thái học của từ,ví dụ trong tiếng Anh, động từ có thể kết hợp với tiểu từ thay đổi nghĩa từ gốc (basic, original word) VD: call (gọi), call up (gọi lại), call on (ghé), run, run out of (cạn hết)
  • Giống nhau về nghĩa gốc nhưng khác nhau nghĩa phái sinh, nghĩa liên tưởng VD: mèo trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh là bồ, nhân tình; cat trong tiếng Anh có nghĩa phái sinh là người đàn bà tinh ranh.

Hãy cho biết vài nét chính về bình diê n đối chiếu ngữ pháp. Cho ví dụ minh họa.̣

Đối tượng của việc phân tích đối chiếu về ngữ pháp là các đơn vị, các lớp ngữ pháp, các cấu trúc ngữ pháp, các quan hệ và phạm trù ngữ pháp cũng như những phương tiện biểu hiện các quan hệ và phạm trù này. - Về đối chiếu các đơn vi : Chủ yếu là nghiên cứu đối chiếu về sự giống nhau và khác nhau, sự phân loại của hình vị, làm rõ đặc trưng của hình vị. VD: Trong ngôn ngữ châu Âu, hình vị thường có kích thước nhỏ hơn, lớn hơn hoặc trùng với âm tiết. Còn trong tiếng Việt, tuyệt đại bộ phận hình vị có kích thước là một âm tiết, đồng thời cũng có thể được coi là từ, có thể coi ranh giới giữa hình vị và từ trong tiếng Việt là không rõ ràng

trong tiếng Việt: tôi, à, ở, nếu... hình vị được coi là một từ, hoặc từ ghép bởi hai hình vị ăn ở, chợ búa, bếp núc.. tiếng Anh, hình vị có thể là một âm tiết hoặc bằng một âm tiết pre, less, un, im.., home...

như mua á o mua xống, bán sách bán siếc, không vui không ve ,v.., xống, siếc, ve có thể coi như từ , vì làm bổ ngữ cho một vị từ giống như áo, sách, vui.

  • Về từ : Chủ yếu là chú ý đến vấn đề phương thức cấu tạo từ. VD: ghép, láy (phương thức cơ bản trong tiếng Việt, nhưng k có trong NN biến hình), phái sinh (mang tính đặc thù ở 1 số ngôn ngữ, phổ biến ở NN biến hình, nhưng k có trong NN đơn lập tiếng Việt), chuyển loại, tạo từ tắt, vay mượn từ (tính phổ quát), trộn từ, cắt từ
  • Về từ loại : Đối chiếu tất cả các từ loại trong cả hai hê ̣thống ngôn ngữ để làm rõ sự giống nhau và khác nhau về số lượng từ loại, ý nghĩa khái quát phạm trù hình thái học, khả năng kết hợp, khả năng đảm nhiệm chức năng cú pháp VD: Theo V (1983) ngôn ngữ có 4 loại từ cơ bản (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ) như tiếng Nga, tiếng Pháp,v. ; có những ngôn ngữ có 3 loại từ cơ bản (danh từ, động từ, tính từ) như Đan Mạch, v. VD: tiếng Anh phổ biến hiện tượng từ có thể được dùng với nhiều cương vị từ loại khác nhau, ví dụ, swimming có thể được dùng như danh động từ, có thể như tính từ, còn trong tiếng Nga thì không có.

Bên cạnh đối chiếu hệ thống các phạm trù ngữ pháp của mỗi từ loại còn có thể đối chiếu từng phạm trù ngữ pháp cụ thể của các ngôn ngữ, ví dụ, phạm trù giống, số, thì, thể của động từ.

Phương pháp so sánh đối chiếu là gì?

Phương pháp so sánh, đối chiếu trong thẩm định dự án là việc phân tích so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp qui định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kĩ thuật thích hợp, thông lệ (trong nước và quốc tế) cũng như các kinh nghiệm thực tế để đánh giá tính chính xác các nội dung phân tích của dự ...

Phương pháp so sánh là gì?

Trong ngôn ngữ học, phương pháp so sánh – lịch sử (ngắn gọn là phương pháp so sánh) là cách thức nghiên cứu sự phát triển của ngôn ngữ bằng cách so sánh hai (hay hơn) ngôn ngữ có chung nguồn gốc về từng đặc điểm một, rồi từ đó suy đoán đặc điểm của ngôn ngữ tiền thân.

Phương pháp so sánh trong thẩm định giá là gì?

Phương pháp so sánh là phương pháp định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các bất động sản tương tự với bất động sản cần định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm định giá hoặc gần với thời điểm định giá để ước tính giá trị thị trường của bất động sản cần định giá.

Phương pháp đối chiếu là gì?

"Đối chiếu" là so sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau (Ví dụ: đối chiếu nguyên bản với bản dịch). 20. So sánh bên trong là gì? Là sự so sánh các đơn vị, các phạm trù thuộc những cấp độ, những bình diện khác nhau của hệ thống cấu trúc ngôn ngữ, nhưng chỉ trong phạm vi một ngôn ngữ.

Chủ đề