Quả hồng treo gió tiếng Anh là gì

Hồng treo gió của Nhật có bề mặt hơi khô, dai nhẹ, bên trong mềm ướt, mật vàng óng ánh, thơm và ngọt hơn cả quả hồng tươi luôn. Vậy hồng treo gió của Nhật là gì, mà nghe hấp dẫn thế ? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé !

1. Hồng treo gió là gì?

Nguồn Ảnh: Mirachan.kitchen

Vào mùa thu, nếu có dịp du lịch Nhật Bản, bạn sẽ thỉnh thoảng thấy trước sân của nhiều gia đình có treo một dàn những trái hồng lủng lẳng phơi khô. Đó chính là những quả hồng treo gió, trong tiếng Nhật gọi là Hoshigaki 干し柿(ほしがき)。Hình trên là dàn treo hồng treo gió của nhà mẹ chồng Mira ở Nagoya. Cứ vào mùa thu khi về thăm nhà thì mình lại thấy mẹ chồng phơi hồng trước sân.

Bé Gấu chụp ảnh với dàn hồng treo gió của bà nội !!!

Hồng treo gió là một loại trái cây sấy khô nổi tiếng của Nhật bằng phương pháp tự nhiên nhờ gió và nắng. Thời tiết lý tưởng nhất để phơi hồng là dưới nắng nhẹ, có gió, tránh ẩm ướt, nhiệt độ khoảng 16 độ C. Do vậy, khoảng vào mùa thu và đầu mùa đông( từ tháng 10 đến tháng 12 ) là thời điểm hồng bắt đầu chín vàng đỏ, cũng là mùa phơi hồng treo gió ở Nhật !

Chụp hình cận cảnh những trái hồng phơi gió của bà nội !

Vì được làm sấy khô tự nhiên dưới nắng gió nên dịu nhẹ nên trái hồng giữ được độ mềm ẩm, chứ không bị dai cứng như các loại hồng sấy khô bằng các phương pháp khác. Quả hồng treo gió có bề mặt dai dai, mềm mịn, cắn phập một cái thì  bên trong mềm ướt, mật vàng óng ánh, thơm và ngọt hơn cả quả tươi nữa.

Hồng treo gió thu hoạch xong cho lên dĩa để thưởng thức

Bên ngoài vỏ trái hồng dai mềm, còn bên trong thì thơm ngọt, óng ánh mật vàng, còn ngon hơn cả hồng tươi nữa !

2. Hồng treo gió sử dụng loại hồng gì? Cách chọn ra sao?

Mira hỏi mẹ chồng đã sử dụng loại hồng nào để làm món hồng treo gió thơm ngon này. Mẹ chồng mình mới kể là người bạn có vườn trồng hồng chuyên nghiệp, nên hằng năm đến mùa hồng thì được bạn tặng cho giống hồng loại ngon. Đặc biệt, loại hồng để làm hồng treo gió phải là hồng chát Shibugaki. Vì sao lại sử dụng hồng chát Shibugaki để làm hồng treo gió, các bạn cùng Mira tìm hiểu nhé !

Thật ra, trái hồng ở Nhật được chia làm 2 loại là, đó là Hồng giòn hay còn gọi là hồng ngọt  Amagaki 甘柿loại Hồng mềm hay còn gọi là hồng chát Shibugaki 渋柿.

Hồng giòn hay hồng ngọt  Amagaki 甘柿

Hình trên là trái hồng giòn, thường có dáng thấp và bẹp. Đây là loại hồng thường được bán ở siêu thị của Nhật. Loại hồng này khi trái chín ngọt lịm nhưng vẫn có độ giòn cứng, nên người Nhật còn gọi tên là Hồng giòn ngọt Amagaki 甘柿. Loại hồng này thường dùng để ăn như trái cây tươi, khi trái hồng còn giòn cứng, cắn phập vào thì vị ngọt của hồng ngào ngạt và rất thơm ngon.

Hồng mềm hay còn gọi là hồng chát Shibugaki 渋柿.

Còn hình trên là trái Hồng mềm, đặc điểm khi mới chín và thu hoạch từ cây xuống thì vị hồng vẫn còn chát. Do vậy người Nhật còn gọi là hồng mềm chát Shibugaki 渋柿.

Hồng chát Shibugaki chỉ đổi thành vị ngọt ngon khi trái chín rục và mềm nhũn. Nhưng để hồng còn nguyên trên cây đến khi chín rục mềm thì chưa kịp thu hoạch sẽ có những vị khách chim chóc ghé thăm và rỉa hết thịt hồng rồi. Do vậy, đối  với hồng chát Shibugaki thì khi trái hồng còn cứng, người ta sẽ thu hoạch, mang đi phơi khô làm hồng treo gió !

Khi dùng làm hồng treo gió thì chất chát Tannin trong trái hồng Shibugaki sẽ mất đi, thay vào đó độ ngọt của hồng sẽ tăng lên ngọt lịm luôn, ngọt  hơn 1,5 lần so với vị ngọt của đường.

Vậy trái hồng giòn Amagaki có thể làm hồng treo gió được không? Câu trả lời là được nhé ! Tuy nhiên, khi trở thành hồng sấy khô thì độ ngọt của loại hồng này không tăng lên nhiều, nên so sánh ra sẽ không ngon bằng loại hồng chát Shibugaki.

Các giống hồng Shibugaki nổi tiếng ở Nhật  là “Hachiya” (蜂屋), “Kōshū hyakume” (甲州百目), “Fuji” (富士), “Saijō” (西条) và “Dōjō hachiya” (堂上蜂屋). Các bạn có thể tìm mua các loại hồng Shibugaki ngon ở Nhật một cách dễ dàng trên các trang bán hàng điện tử như Amazon hay Rakuten

Ở Việt Nam thì để mua hồng mềm để làm hồng treo gió, các bạn có thể chọn  hồng Đà Lạt  nhé hay hồng Vuông Đồng. Chọn hồng quả to, còn tươi, chắc tay và không bị dập. Trọng lượng mỗi quả từ khoảng 100gr trở lên.Tốt hơn cả là bạn nên lựa những trái hồng có cả cuống, hoặc ít nhất thì còn nguyên tai để dễ dàng cột dây treo hồng. 

3. Các bước làm hồng treo gió Nhật Bản

Để làm hồng treo gió thì các bước làm rất đơn giản, tuy nhiên khá tốn thời gian, và phải chịu khó gọt hồng hay cột dây hồng, cũng như mang hồng đi ra đi vào để phơi mỗi ngày. Ngoài ra điều quan trọng quyết định vị thơm ngon của hồng treo gió là chọn được giống hồng chất lượng, và còn tuỳ vào thời tiết lý tưởng hay không (thường vào mùa thu với khí trời có gió mát khoảng 16 độ C)

Mời các bạn cùng tham khảo các bước làm hồng treo gió như sau nhé :

1. Sơ chế hồng

  • Rửa sạch hồng và gọt vỏ hồng.
    Lưu ý: Cẩn thận gọt nhẹ tay không được làm rụng cuống hồng. Vì như vậy sẽ không có đầu để buộc dây treo hồng.
  • Sau đó, gâm hồng vào rượu trắng từ 3 đến 5 phút để làm sạch hồng, tránh bị nấm mốc.

2 . Buộc dây treo hồng

Sau khi sơ chế làm sạch hồng xong thì bạn quấn dây quanh cuống hồng hoặc phía dưới tai hồng. Tiếp đó bạn mang hồng ra ngoài trời phơi. Đến tối lại mang vào nhà bật quạt nhẹ hoặc mở máy lạnh 16 độ. Để đảm bảo hồng không bị bám bụi hay ruồi nhặng bám, bạn hãy chuẩn bị một miếng màng sạch phủ hồng nhé.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý thời tiết ẩm ướt không làm được hồng treo gió. Tuyệt đối tránh dính nước mưa nhé.  Trong quá trình treo hồng nếu thấy quả nào hư phải loại bỏ ngay để tránh lây qua mấy quả khác.

3. Mát xa hồng

Sau khoảng 10 ngày phơi hồng, bạn đeo bao tay nilon và massage nhẹ nhàng cho từng trái hồng bằng cách nắn bóp xung quanh quả hồng. Việc này sẽ gíup kích thích hồng tiết ra mật và có hương vị ngọt ngon đậm đà. Tuy nhiên bạn lưu ý không nên nắn bóp hồng quá sớm và mạnh tay sẽ làm hồng dễ bị thâm màu.

4. Thu hoạch hồng 

Sau khoảng 14 ngày phơi đều ngoài nắng gió thì bạn kiểm tra sẽ thấy vỏ ngoài quả hồng hơi cứng lại. Vậy là hồng treo gió có thể thu hoạch rồi ! Trên vài trái hồng sẽ có xuất hiện những vệt màu trắng. Bạn cứ yên tâm đó không phải nấm mốc đâu, mà là mật đường từ trái hồng tiết ra và kết tủa thành những vân màu trắng trên da hồng đó !

Để bảo quản hồng treo gió, bạn hút chân không hoặc cho vào hộp kín, để ngăn mát tủ lạnh dùng dần trong khoảng 2 – 3 tháng.

4. Ngắm cảnh cây hồng ở Nhật !

Trái hồng của Nhật không chỉ ngon, chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ, mà cây hồng ở Nhật cũng có thể trở thành cảnh nền đẹp ngoạn mục để chụp hình vào những mùa thu, đông.

Thỉnh thoảng ở những thành phố lớn, bạn vẫn còn có thể bắt gặp cảnh cây hồng trĩu quả trong sân vườn của nhiều ngôi nhà cổ. Ngoài ra, nếu có dịp đi ngoại ô chơi tí thì bạn còn có thể bắt gặp hình ảnh những cây hồng trong mơ, ónh ánh lung linh trong nắng thu rực rỡ, hay đứng sừng sững nổi bật trong tuyết trắng !!!

Mời các bạn cùng xem ảnh một vài cây hồng mà Mira có dịp chụp trên những nẻo đường rong chơi nhé !

.

Nguồn ảnh: Mirachan.kitchen

Video liên quan

Chủ đề