Sản phẩm đầu ra là gì

Dưới đây là 7 Mô hình doanh thu mà bạn có thể tham khảo cho Startup của mình:

1. Sản phẩm hoặc dịch vụ là miễn phí, doanh thu đến từ quảng cáo

Đây là mô hình phổ biến trong các Startup công nghệ hiện nay, chẳng hạn như mô hình của Facebook, nơi mà các dịch vụ là miễn phí còn doanh thu lại đến từ quảng cáo thông qua những cú click chuột. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng nhưng đối với Startup thì không dễ dàng gì, bởi vì bạn phải xây dựng được lượng người dùng tương đối lớn, chấp nhận lợi nhuận thấp trong ngắn hạn và có đủ tiềm lực để phát triển trong thời gian dài.

2. Sản phẩm là miễn phí nhưng phải trả phí dịch vụ

Trong mô hình này, sản phẩm được cho đi miễn phí và khách hàng phải trả tiền cho việc cài đặt, tùy biến theo yêu cầu, đào tạo hướng dẫn sử dụng và các dịch vụ đi kèm …

Ví dụ điển hình cho mô hình này là sản phẩm game: Bạn có thể tải về miễn phí các game mà mình thích nhưng muốn vượt qua các level, lên top nhanh chóng thì phải trả phí để mua vật phẩm, các tính năng nổi trội… Đây là một mô hình doanh thu tốt nhưng bạn cần lưu ý rằng về bản chất thì đó là mô hình kinh doanh dịch vụ trong đó sản phẩm được tính như là một phần của chi phí marketing.

3. Mô hình “ Freemium”

Đây là một dạng biến thể của mô hình miễn phí về sản phẩm, dịch vụ được một số Startup ưa thích sử dụng như Linkedln chẳng hạn. Trong mô hình này thì các sản phẩm, dịch vụ cơ bản là miễn phí nhưng nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ cao cấp hơn thì phải trả một khoản phí bổ sung.

Trong khi Skype cho phép sử dụng dịch vụ thoại miễn phí đối với những người sử dụng (với chất lượng khá tốt) và thu tiền đối với các dịch vụ Premium (Voice over Interner) thì Flickr lại cho upload ảnh miễn phí với số lượng tốt đa là 200 tấm ảnh và dung lượng không quá 20 MB/tháng còn nếu nâng cấp lên Pro, người dùng có thể upload ảnh không giới hạn.

Mô hình “ Freemium” này cũng đòi hỏi khoản đầu tư lớn để có được số lượng người dùng cần thiết, và phải khiến khách hàng nhận thấy được lợi ích của họ khi sử dụng những dịch vụ cao cấp hơn so với dịch vụ cơ bản.

4. Mô hình dựa trên chi phí

Trong mô hình định giá sản phẩm truyền thống này, giá được đặt ở mức 2 đến 5 lần so với giá thành sản phẩm. Nếu sản phẩm của bạn là một mặt hàng, tỷ suất lợi nhuận có thể ở mức 10%. Mục tiêu của mô hình này là giảm thiểu chi phí sản xuất xuống mức tối thiểu, cạnh tranh bằng chiến lược giá, nhằm thu lợi nhuận ở mức cao nhất. Lời khuyên là hãy sử dụng mô hình này khi bạn sỡ hữu công nghệ có thể giúp chi phí sản xuất ở mức thấp, và bỏ qua mô hình này khi mà có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường.

5. Mô hình giá trị gia tăng

Mô hình này đề cao việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ để đáp áp được tối đa các nhu cầu của khách hàng hiện tại và tiềm năng bằng cách tạo ra những sản phẩm hữu ích, cung cấp các dịch vụ làm thỏa mãn khách hàng. Tuy nhiên, mô hình này tiềm ẩn nguy cơ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận nếu không tính được đúng giá tương xứng với giá trị đã chuyển giao cho khách hàng.

6. Mô hình giá theo danh mục

Phù hợp nếu bạn có nhiều sản phẩm và dịch vụ, với mỗi mức phí và tiện ích khác nhau. Với việc đa dạng hóa các loại sản phẩm, đưa ra những mức giá khác nhau, doanh thu của các bạn sẽ đến từ nhiều nguồn hơn, tỉ lệ rủi ro cũng giảm bớt hơn. Ở đây, mục tiêu của bạn là thu lợi nhuận với các dòng sản phẩm khác nhau, một số ở thị trường cấp cao, một số ở thị trường cấp thấp, tùy thuộc vào đối thủ cạnh tranh, giá trị chuyển giao, khách hàng trung thành…

7. Mô hình kiểu “dao cạo”

Mô hình này được hiểu là ban đầu bán một sản phẩm với mức giá thấp để tạo doanh thu từ các sản phẩm bổ sung mà nó đòi hỏi phải có kèm theo. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ các ví dụ điển hình: bán dao cạo giá rẻ để lấy doanh thu từ việc bán lưỡi dao. Một ví dụ khác, trong ngành in, những chiếc máy in được bán với giá rẻ mục đích là tạo doanh thu chủ yếu từ bán được hộp mực in với số lượng lớn.

Theo Twenty.vn

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Gửi thành công

Gửi không thành công

Ngày nay, chất lượng sản phẩm, hàng hoá không những là thước đo quan trọng khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vậy thì chất lượng sản phầm là gì? Những yêu tố nào tạo nên chất lượng hàng hóa trong thị trường hội nhập sâu rộng.

1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm là gì?

Hiểu 1 cách đơn giản:

“ Chất lượng sản phẩm hay chất lượng hàng hóa là toàn bộ những thuộc tính của sản phẩm nói lên bản chất cũng như đặc điểm, tính cách của sản phẩm có giá trị riêng, được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, phù hợp với những điều kiện kĩ thuật hiện có, quyết định khả năng thỏa mãn nhu cầu nhất định của con người.”

Hoặc có thể hiểu trên từng phương diện như sau:

  • Quan điểm siêu việt về chất lượng: Chất lượng được coi là sự tuyệt hảo của sản phẩm so với những sản phẩm cùng loại;
  • Quan niệm chất lượng hướng theo người sản xuất: Khi đứng trên góc độ của người sản xuất thì chất lượng sản phẩm chính là sự phù hợp và đạt được của một sản phẩm so với tập hợp những yêu cầu, hệ thống tiêu chuẩn đã được thiết kế định sẵn từ trước đó;
  • Quan niệm chất lượng theo hướng sản phẩm: Khi đứng trên góc độ này người ta cho rằng chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tạp hợp các thuộc tính phản ánh những tính năng tác dụng của sản phẩm;
  • Quan niệm chất lượng theo thị trường: Là sự phù hợp với mục đích và theo những yêu cầu của người sử dụng đề ra, mong muốn trên thị trường. Quan niệm này có thể được xuất phát từ giá cả (những sản phẩm ở mức giá mà khách hàng có thể chấp nhận được), xuất phát từ cạnh tranh.

Sản phẩm đầu ra là gì

Hình ảnh minh họa về chất lượng sản phẩm là gì?

✍ Xem thêm: 5 lưu ý khi thực hiện chứng nhận chất lượng sản phẩm 

2. Các yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm?

Để tạo nên chất lượng sản phẩm, thì không những về chất lượng tốt mà sản phẩm đem lại, ngoài ra bên cạnh đó nó còn mang rất nhiều sản phẩm mà bạn cần chú ý tới, ví dụ như:

  •  Hình thức thẩm mỹ của sản phẩm: đây là yếu tố bề ngoài của sản phẩm khi nhắc đến sự thẩm mỹ, yếu tố này được thể hiện qua cách bài trí màu sắc, hình dạng, kích thước, đường nét của sản phẩm có gây ấn tượng thu hút cho khách hàng hay không?
  •  Những thuộc tính về chức năng tác dụng của sản phẩm hay còn gọi một cách đơn giản hơn là những tính năng mà sản phẩm đem lại.
  •  Tuổi thọ sản phẩm cũng được coi là những yếu tố cấu thành lên chất lượng sản phẩm, tuổi thọ sẽ thể hiện khả năng giữ được tính năng tác dụng trong những điều kiện hoạt động bình thường trong thời gian cụ thể.

Sản phẩm đầu ra là gì

Những yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm 

  •  Mức độ tin cậy của sản phẩm là khả năng hoạt động đúng, chính xác như thiết kế đề ra.
  •  Sự tiện dụng cũng là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm, tính tiện dụng được thể hiện ở khả năng vận chuyển hay dễ sử dụng sửa chữa hoặc dễ bảo quản.
  •  Mức độ an toàn được xem là yếu tố hàng đầu của khách hàng khi mua và sử dụng sản phẩm. Một chất lượng sản phẩm đạt chuẩn không thể nào thiếu vắng bóng đi sự an toàn, lành tính mà nó đem lại. Điều đó sẽ gây dựng nên những thương hiệu hoàn toàn có ích cho cộng đồng những người tiêu dùng.
  • Ngoài những yếu tố trên thì ngày nay khi xét đến phương diện pháp luật thì hoàn toàn không thể quên đi mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm. Mức độ gây ô nhiễm này sẽ được quy định theo từng quốc gia, tùy thuộc vào sự ô nhiễm của mỗi quốc gia mà có những mức phạt hành chính khác nhau.
  • Chất lượng sản phẩm còn bao gồm tính kinh tế, tài chính của sản phẩm, được thể hiện ở mức độ tiết kiệm chi phí và tổng sản xuất trên số lượng tiêu thụ sản phẩm.
  • Đặc biệt, để quản lý tốt các yếu tố trên thì doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình 1 hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 giúp tổ chức có thể theo dõi đánh giá từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Sản phẩm đầu ra là gì

1 chiến lược chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển 

✍ Xem thêm: QMS là gì? Thế nào là hệ thống quản lý chất lượng 

3. Trách nghiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm, hàng hoá chịu ảnh hưởng tác động đồng thời của các chủ thể là nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng. Để sản phẩm, hàng hoá bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường, đòi hỏi mỗi chủ thể phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình để tác động lên các yếu tố về chất lượng của sản phẩm, hàng hoá.

  - Người sản xuất: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất ra; kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hoá gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hoá của mình gây ra cho người tiêu dùng và người khác.

  - Người nhập khẩu: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá nhập khẩu và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình nhập khẩu; tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng hoá; kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; tái xuất, tiêu huỷ hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại do hàng hoá mà mình nhập khẩu gây ra cho người tiêu dùng.

  - Người bán hàng: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa do mình bán ra; áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hoá trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản; cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hoá và cách phòng ngừa cho người mua; kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng.

Sản phẩm đầu ra là gì

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm sơn cho doanh nghiệp 

  - Người xuất khẩu: có trách nhiệm áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất, các hệ thống quản lý và tuân thủ các điều kiện để bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá xuất khẩu phù hợp với pháp luật của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế có liên quan và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, đồng thời bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu.

  - Người tiêu dùng: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá trong quá trình sử dụng; các quy định và hướng dẫn của người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hoá. Để bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng phải tuân thủ quy định về kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hoá với những sản phẩm, hàng hoá có nguy cơ gây mất an toàn cao, phải kiểm định định kỳ đối với những hàng hóa này.

Kết luận

Chất lượng sản phẩm ngày nay không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến chính người tiêu dùng sản phẩm. Hiện nay trên thị trường có vô vàn chất lượng sản phẩm khác nhau để phục vụ cho mục đích tăng thêm lợi nhuận. Chính vì vậy, doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ cung ứng cũng cần phải có chiến lược chất lượng đảm bảo cho hàng hóa sản phẩm của mình luôn được người tiêu dùng đón nhận và sử dụng thường xuyên. Quý Doanh nghiệp cần tư vấn về chứng nhận chất lượng sản phẩm xin vui lòng liên hệ Vinacontrol CE qua hotline miễn cước 1800.6083 hoặc email để được hỗ trợ sơm nhất và tận tình nhất.