San và chan là gì

Bạn cần lưu ý rằng, nếu dùng sai các từ San, Sama, Kun, Chan trong khi giao tiếp tiếng Nhật thì người đối diện cho bạn là mất lịch sự đấy. Hãy cùng tham khảo qua bài viết để tránh được những hiểu lầm đáng tiếc giao tiếp nhé.

Đây là hậu tố phổ thông nhất. Dùng để chỉ người con trai hay con gái đều được. Đây là một cách nói trong câu giao tiếp tiếng Nhật khá lịch sự và đặc biệt hữu dụng khi bạn không biết nên dùng hậu tố nào, khi đó cứ nhồi “ -san” cho chắc. Hầu như sẽ không ai  có ác cảm gì nếu bạn gọi tên của họ kèm với san.

Tuyệt đối không được sử dụng [tên bạn]+san, điều này có nghĩa là không được nhắc đến mình và kèm san đằng sau. Nó được coi là rất thô lỗ. Chỉ nên dùng khi muốn chỉ người khác.

 

San và chan là gì

2. Sama ( -さま = 様)

Cuộc giao tiếp bằng tiếng Nhật thông thường thì hiếm khi sử dụng đến Sama. Duy chỉ có 2 trường hợp mà bạn sẽ dùng đến nó:

Khi giao tiếp với khách hàng của mình (okyaku-sama = quý khách)

Khi bạn muốn bày tỏ thái độ kinh phục, ngưỡng mộ một ai đó (thường là trong những dịp trang trọng, những buổi nói chuyện với đông người nghe).

Ngoài 2 trường hợp trên, tuyệt đối không được dùng -sama bừa bãi. Sama cũng có một cách nói khác là “chama“. Thực ra cách nói chỉ nên dùng khi người đó hơn tuổi hình.

 

San và chan là gì

3. Kun ( -くん)

Đây là cách nói phổ thông, thân mật. Lưu ý rằng Kun chỉ được dùng cho con trai, kun thường được người trên nói với người dưới. Không nên dùng -kun với những người có địa vị cao hơn để tránh bị cho là mất lịch sự (với trường hợp này ta dùng -san), trừ phi là ai đó rất thân mật như ví dụ anh em người thân trong nhà.

 

San và chan là gì

4. Chan ( -ちゃん)

Chan thường được sử dụng đối với trẻ con, thành viên nữ trong gia đình, người yêu, bạn bè. Giống như kun, đây cũng là một cách nói rất thân mật. Thông thường, tên một người sẽ được rút ngắn rồi sau đó mới thêm -chan.

Không nên dùng -chan với những người có địa vị cao hơn. Chỉ nên dùng -chan với những ai mình quen biết, thân mật, những ai nhỏ tuổi hơn.

Theo nuocnhat.org 

Japan IT Works 

CÁCH DÙNG CÁC HẬU TỐ: CHAN, KUN, SAN, SAMA TRONG GIAO TIẾP TIẾNG NHẬT

Trong giao tiếp, các hậu tố được dùng để phân biệt tên gọi giữa những người ở các mối quan hệ, vai vế khác nhau. Và thường được gắn sau "Tên" theo cấu trúc: "Tên" – Hậu tố

1/ Chan – ちゃん

Chan là cách gọi thân mật, thường dùng để xưng hô trong gia đình, người yêu hay bạn bè thân thiết.

Ví dụ:

- onii-chan: Anh

- onee-chan: Chị

- otou-chan: Ba

- okaa-chan: Mẹ

- ojii-chan: Ông

- obaa-chan: Bà

Và Chan chỉ phù hợp khi dùng với người ngang tuổi tránh dùng với người có tuổi tác và địa vị cao hơn mình.

2/ Kun – くん

Kun chỉ được dùng cho con trai và thường được người có địa vị cao hơn hay nhiều tuổi hơn nói với đàn em và những người ít tuổi hơn mình. *Giáo viên rất hay gọi các học sinh nam của mình theo cách này.*

Tuyệt đối không nên dùng Kun với những người có địa vị cao hơn (lúc này ta dùng San), trừ phi là ai đó rất thân mật như anh em một nhà chẳng hạn.

3/ San – さん

Đây là hậu tố phổ thông nhất. Dùng để chỉ nam hay nữ đều được. Đây là một cách nói trong câu giao tiếp tiếng Nhật khá lịch sự và đặc biệt hữu dụng khi bạn không biết nên dùng hậu tố nào.

Lưu ý: chỉ gắn San với tên gọi của người khác, không được gắn với tên mình vì sẽ mắc lỗi thiếu lịch sự.

Bạn còn có thể thêm San vào 1 số danh từ, thường sẽ là nghề nghiệp. Ví dụ cửa hàng copy thì được gọi là "Copyya-san", hiệu sách thì là "Honya-san". Vì thế các bạn mới học khi nghe người Nhật nói chuyện nên để ý cái này, dễ nhầm sang thành tên người.

Có 1 điều thú vị là rất nhiều các nickname tiếng Nhật đều kết thúc bằng số 3 (ví dụ như Sasuke3, Naruto3…) Có thể giải thích điều này là vì trong tiếng Nhật, số 3 được đọc là “san”.

Một điều nữa, đó là ở vùng Kansai (nơi nổi tiếng với hệ thống âm bản địa đặc trưng), một số người dùng -han thay vì dùng -san ở sau tên người khác.

4/ Sama – さま

Trong giao tiếp bình thường hiếm khi bạn sẽ dùng đến Sama. Chỉ có 02 trường hợp mà bạn sẽ dùng đến nó:

- Khi bạn nói chuyện với khách hàng (okyaku-sama = quý khách)

- Khi bạn muốn bày tỏ niềm ngưỡng mộ hay kính trọng với ai đó (thường là trong những dịp trang trọng, những buổi nói chuyện với đông người nghe). Ví dụ những người dẫn chương trình hay nói “mina-sama” khi muốn chỉ những người đang nghe trong khán phòng

Ngoài 02 trường hợp trên, tuyệt đối không được dùng Sama bừa bãi.

======================================

Tổng hợp bởi: Vietgroup Edu - Trung tâm Nhật ngữ Hoàn Thiện

Viết 1 ý kiến

Têncủa bạn:

Ý kiến của bạn: Chú ý: Không hỗ trợ HTML !

Đánh giá: Tệ           Tốt

Vui lòng nhập số vào ô bên dưới:

Reload