Sau khi kết thúc phần tranh luận, hội đồng xét xử sẽ nghị án như thế nào

Pháp luật dân sự không có quy định cụ thể về nghị án. Tuy nhiên, ta có thể tạm hiểu nghị án là việc hội đồng xét xử thảo luận và quyết định các vấn đề của vụ án, Việc tiến hành nghị án phải đúng thủ tục và quy định do pháp luật đề ra, cụ thể tại bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về điều này. Để hiểu rõ hơn về quy định chung về nghị án theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Sau khi kết thúc phần tranh luận, hội đồng xét xử sẽ nghị án như thế nào

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Nghị án trong tố tụng dân sự là gì?

Nghị án được hiểu là việc hội đồng xét xử xem xét, quyết định giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở kết quả của việc hỏi và tranh luận tại phiên tòa, hội đồng xét xử vào phòng nghị án để thảo luận quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án.

Tại Điều 264. Nghị án Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

1. Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.

2. Chỉ có các thành viên Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.

3. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.

4. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.

Xem thêm: Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về giờ, ngày và địa điểm tuyên án. Trường hợp Hội đồng xét xử đã thực hiện việc thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt vào ngày, giờ và địa điểm tuyên án thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc tuyên án theo quy định tại Điều 267 của Bộ luật này.

Việc ưu tiên cho hội thẩm nhân dân biểu quyết trước là nhằm tạo điều kiện cho hội thẩm nhân dân có được tiếng nói khách quan, vô tư về vụ án, tránh tình trạng ý kiến của hội thẩm nhân dân bị phụ thuộc vào ý kiến của thẩm phán hoặc thẩm phán áp đặt ý kiến của mình cho các hội thẩm nhân dân. Hơn nữa, quy định này còn có ý nghĩa phát huy vai trò và trách nhiệm của hội thẩm nhân dân trong hoạt động tố tụng, buộc hội thẩm nhân dân phải đầu tư thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa. Điều đó sẽ giúp cho Hội thẩm nhân dân nắm vững nội dung vụ án, tham gia một cách nghiêm túc và có hiệu quả vào việc xét xử.

Để đảm bảo nguyên tắc xét xử liên tục, phát huy trách nhiệm của các thành viên hội đồng xét xử trong việc giải quyết vụ án, tránh việc tạm ngừng tuyên án kéo dài, khoản 4 Điều 264 Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định về thời gian nghị án tối đa không quá năm ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa. Nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc hỏi chưa được đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận. Có thể thấy, lần đầu tiên pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định việc trở lại hỏi và tranh luận trong quá trình nghị án. Đây là quy định mới của Bộ luật tố tụng dân sự, xuất phát từ thực tiễn xét xử, trong trường hợp việc hỏi, tranh luận tại phiên tòa chưa xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ nhưng đến khi nghị án mới phát hiện ra. Nếu không được trở lại việc hỏi và tranh luận thì hội đồng xét xử buộc phải ra bản án và bản án đó sẽ có nhiều khả năng bị kháng cáo, kháng nghị vì xem xét, đánh giá chứng cứ không đầy đủ, toàn diện.

Do đó quy định này nhằm mở rộng hơn nữa khả năng tranh tụng tại phiên tòa, thể hiện tư duy mới, tính dân chủ cao, tính thận trọng trong việc xét xử, bảo đảm cho bản án được tuyên một cách khách quan, công bằng và toàn diện Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm trên, quy định này dễ dẫn đến việc xét xử bị kéo dài, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự không được bảo vệ kịp thời, không phát huy được trách nhiệm của các thành viên hội đồng xét xử trong việc giải quyết vụ án.

3. Mẫu biên bản nghị án vụ án dân sự

Dựa trên những quy định của pháp luật và phân tích như trên thì nhằm đảm bảo cho các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về hoạt động tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự; trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; tòa án xét xử tập thể…sau khi kết thúc phần tranh luận và tiến hành thủ tục nghị án, Hội đồng xét xử có trách nhiệm ghi lại các ý kiến đã được thảo luận, thống nhất vào biên bản nghị án.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________

TÒA ÁN NHÂN DÂN…..(1)

____

BIÊN BẢN NGHỊ ÁN

Vào hồi… giờ…phút, ngày… tháng…năm

Tại:(2)

Với Hội đồng xét xử(3) ……….gồm có:

Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)………………………………..

              (4)

Tiến hành nghị án vụ án dân sự thụ lý số…….…/……/…….(5) ngày…..tháng…..năm…..về (6)……… giữa:

Nguyên đơn

Bị đơn

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan              (7)

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật(8).

HỘI ĐỒNG XÉT XỬ THẢO LUẬN, BIỂU QUYẾT,

QUYẾT ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ CỦA VỤ ÁN NHƯ SAU(9)

Nghị án kết thúc vào hồi……. giờ……. phút, ngày……. tháng……. năm.

Biên bản nghị án đã được đọc lại cho tất cả thành viên Hội đồng xét xử cùng nghe và ký tên dưới đây.

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu?

(1) Ghi tên Toà án tiến hành phiên hoà giải và lập biên bản hoà giải thành; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì  cần ghi huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh H).

(2) Ghi địa điểm nơi tiến hành phiên toà (ví dụ: Tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh N; hoặc: Tại Hội trường Uỷ ban nhân dân huyện S, thành phố H).(1) Ghi tên Toà án tiến hành phiên hoà giải và lập biên bản hoà giải thành; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì  cần ghi huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh H).

(3) Nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”; nếu Hội đồng xét xử phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.

(4) Ghi đầy đủ tên thành viên Hội đồng xét xử.

(5) Ô thứ nhất ghi số thụ lý, ô thứ hai ghi năm thụ lý và ô thứ ba nếu tại cấp sơ thẩm thì ghi “TLST”, nếu tại cấp phúc thẩm thì ghi “TLPT”; ô thứ tư nếu là tranh chấp về dân sự thì ghi “DS”; nếu là tranh chấp về hôn nhân và gia đình thì ghi “HNGĐ”; nếu là tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì ghi “KDTM”; nếu là tranh chấp về lao động thì ghi “LĐ” (ví dụ: số 18/2017/TLST-HNGĐ).

(6) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).

(7) Ghi đầy đủ tên của các đương sự tương ứng với tư cách đương sự trong vụ án.

(8) Nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi  tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, hoặc lẽ công bằng (nếu có).

(9) Ghi các ý kiến thảo luận, biểu quyết và quyết định của Hội đồng xét xử theo từng vấn đề của vụ án, nếu có ý kiến khác thì ghi rõ ý kiến của thành viên Hội đồng xét xử có ý kiến khác

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Quy định chung về nghị án theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.