Seagame 22 tổ chức ở đâu

Theo thông báo từ ban tổ chức nước chủ nhà Campuchia, SEA Games 32 sẽ diễn ra từ ngày 5-16 tháng 5 năm 2023. Hiện tại, địa điểm tổ chức các môn thể thao cụ thể vẫn trong thời gian quyết định.

Tại Lễ bế mạc SEA Games 31 tối ngày 23/05/2022, Phó thủ tướng Campuchia sẽ nhận cờ đăng cai SEA Games 32. Sau nghi thức trao cờ, các nghệ sĩ nước này sẽ mang tới tiết mục biểu diễn kéo dài 10 phút đậm màu sắc truyền thống, như một sự nối tiếp giữa hình ảnh hai kì đại hội thể thao khu vực.

Seagame 22 tổ chức ở đâu
SEA Games 32 được tổ chức tại Campuchia vào tháng 05/2023.

SEA Games 32 là lần đầu tiên Campuchia tổ chức kì đại hội thể thao Đông Nam Á. Dự kiến, nước chủ nhà dự kiến đưa 40 môn thi đấu vào chương trình tranh tài, nhưng loại bỏ hai môn Olympic là bắn cung và bắn sung. Ngoài ra, các môn mới xuất hiện có thể bao gồm Taekwondo ITF, Bokator (môn võ truyền thống của Campuchia)...

Để chuẩn bị cho SEA Games 32, Campuchia đã chi khoảng 400 triệu đô la vào công tác cải tổ các địa điểm tổ chức thi đấu. Riêng tổ hợp thể thao phía bắc thủ đô Phnom Penh là sân vận động với sức chứa 650 ngàn khán giả, trị giá 200 triệu đô do Trung Quốc xây dựng đã hoàn thành từ 2020. Đây sẽ là nơi diễn ra lễ khai mạc - bế mạc cũng như chương trình thi đấu các môn bóng đá, điền kinh bên cạnh các nhà thi đấu đa năng để phục vụ kì đại hội thể thao khu vực.

Theo ông Vath Chamroeun - Tổng thư ký Ủy ban Olympic Campuchia, đây sẽ là cơ hội để nước này thể hiện năng lực tổ chức các sự kiện thi đấu quốc tế, giới thiệu hình ảnh một Campuchia ổn định, phát triển, thúc đẩy du lịch quốc gia. 

SEA Games (Southeast Asian Games) là sự kiện thể thao lớn nhất tại Đông Nam Á, được tổ chức mỗi hai năm một lần ở một quốc gia trong khu vực. Năm nay, kỳ SEA Games 31 sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 12 tháng 5 đến ngày 23 tháng 5 năm 2022. Đây là lần thứ hai Việt Nam đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam Á kể từ năm 2003.

Theo dự kiến ​​ban đầu, SEA Games 31 được tổ chức từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 2021, tuy nhiên, sự kiện đã bị hoãn lại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. 

Seagame 22 tổ chức ở đâu
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình: Địa điểm tổ chức lễ khai mạc và trận chung kết bóng đá nam của SEA Games 31

Thủ đô Hà Nội sẽ đóng vai trò trung tâm chính cùng 11 tỉnh thành lân cận là Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang. sẽ hỗ trợ tổ chức các nội dung thi đấu của Đại hội... 

Theo kế hoạch số 41/KH-UBND mới được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành, lễ khai mạc SEA Games 31 được chốt sẽ diễn ra lúc 20:00 ngày 12/5/2022 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Còn lễ bế mạc được tổ chức lúc 20:00 ngày 23/5/2022 tại Cung điền kinh Hà Nội (gần khu vực sân Mỹ Đình). Cả hai buổi lễ này đều được đài truyền hình VTV tường thuật trực tiếp.

SEA Games 31 sẽ có 40 môn thể thao với 520 nội dung thi đấu khác nhau, thu hút sự tham gia của hơn 7,000 VĐV đến từ 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á tham dự. Môn Bóng đá nam sẽ diễn ra từ ngày 6/5-22/5, còn môn Bóng đá nữ sẽ diễn ra muộn hơn 5 ngày, vào ngày 11/5 và kết thúc sớm hơn một ngày, vào ngày 21/5. Các môn thi đấu khác… cũng đã được ấn định chi tiết ngày thi đấu, ngày trao huy chương.

SEA Games 31 diễn ra tại Hà Nội và 11 tỉnh lân cận: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình từ 12-23/5/2022. Đại hội có 40 môn thể thao, 526 nội dung và dự kiến đón khoảng 10.000 người của 11 quốc gia Đông Nam Á tham dự.

Video tổng quan SEA Games 31 tổ chức ở đâu, diễn ra khi nào?

SEA Games 22 năm 2003 là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai một kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á. Vậy Seagame 22 có bao nhiêu môn thi đấu, chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Seagame 22 tổ chức ở đâu và có bao nhiêu môn thi đấu?

Mùa giải Seagame 22 được tổ chức hay còn gọi là Đại hội Thể thao Đông Nam Á diễn ra vào năm 2003 và cũng là lần thứ 22 kể từ khi giải thi đấu lớn nhất khu vực này được chính thức bắt đầu tổ chức. Cụ thể hơn, vào ngày 5 tháng 12 năm 2003 giải đấu đã chính thức được khai mạc.

Trong lần thứ 22, Việt Nam là quốc gia may mắn được chọn lựa để tổ chức đăng cai các môn thi đấu thể thao. Sân vận động Mỹ Đình chính là địa điểm lý tưởng nhất để có thể tiến hành các trận thi đấu tốt nhất.

⇒ Danh sách môn thi và địa điểm thi đấu SEA Games 31

Seagame 22 tổ chức ở đâu

Có rất nhiều môn thể thao được chọn để góp mặt vào mùa giải cũng giúp cho giá trị của mùa giải thêm nhiều màu sắc hơn. Theo ban tổ chức Seagame 22 có 26 môn thi đấu, với số lượng này đã thu hút được lượng lớn các vận động viên từ các quốc gia khu vực Đông Nam Á đến tranh tài.

Một số môn thi đấu tiêu biểu nhất như: Bóng đá, bơi lội, điền kinh, bóng ném, bóng chuyền, nhảy cầu, đá cầu, bắn súng, cầu lông, bóng bàn, …. Đây là một trong những bộ môn hấp dẫn nhất mùa giải.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Seagame 22 tổ chức ở đâu

Năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đăng cai tổ chức SEA Games 22 - sự kiện thể thao lớn nhất trong khu vực.

Để tiện việc đăng tải trên diễn đàn, xin vui lòng viết bằng unicode tiếng Việt có dấu. Cảm ơn quí vị đã tham gia.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

LowFat, Hà Nội

Bạn Thành Trung tuy có những ý kiến xác đáng, nhưng phần nhiều ý kiến của bạn, theo ý tôi, chưa được chính xác. Bạn đã rất đúng khi nói rằng các công trình thể thao phải được tận dụng triệt để sau các đại hội thể thao lớn như SEA Games này. Tuy nhiên, lại là sai khi từ đó bạn suy ra rằng không nên xây dựng các công trình thể thao lớn nữa. Vấn đề là phải tìm cách sử dụng cho có hiệu quả, chứ không phải là không nên xây gì cả.

Bạn cho rằng việc xây sân Mỹ Đình tốn kém không cần thiết khi ta đã có một sân Hàng Đẫy. Điều này lại không đúng. Dân số Hà nội hiện nay là 3-4 triệu người và đang tăng lên nhanh chóng. Với số dân lớn như vậy mà có mỗi một sân Hàng Đẫy là không đủ. Nếu bạn theo dõi báo chí thường xuyên, bạn sẽ biết được rằng sân Hàng Đẫy hiện đang quá tải, với khoảng bốn trăm lượt các đội bóng chuyên nghiệp cũng như không chuyên sử dụng mỗi năm. Tôi có một người bạn rất ham mê đá bóng, nhưng việc tìm sân đối với anh là một vấn đề lớn khi quanh Hà nội chỉ có một vài sân bóng có thể đá được như Hàng Đẫy, Hà Đông, hay Thuỷ Lợi mà lại có đến vài trăm người muốn đá.

Sau thành công của các đội bóng đá nam nữ ở giải SEA Games này, số người chơi sẽ còn tăng hơn nữa. Thêm vào đó, một sân đa năng như sân Mỹ Đình sẽ không chỉ phục vụ các trận bóng đá mà sẽ còn phục vụ các vận động viên tập luyện và thi đấu các môn điền kinh. Về mặt lợi ích kinh tế, giải SEA Games này chính là một chiến dịch marketing lớn của nước ta.

Cái giá chúng ta chi ra, cho dù là đến 100 triệu đôla Mỹ, cũng còn là rẻ. Với 100 triệu đôla, tôi đố bạn tìm được một phương thức marketing ở các nước trong khu vực hiệu quả hơn là giải SEA Games, khi mà trong suốt 2 tuần liền tin tức có liên quan đến Việt nam được truyền tải liên tục, nóng hổi, bằng tất cả các phương tiện thông tin đại chúng tới tất cả các nước Asean. Ngoài các hình ảnh đất nước con người Việt nam, các nước sẽ hiểu hơn về khả năng quản lý, tổ chức, tài chính của người Việt nam, mở được các cơ hội kinh doanh mà sẽ không thể có nếu không có SEA Games.

Nhà nước cũng sẽ thu lại được phần nào khoản tiền đã bỏ ra qua các khoản thuế đóng! trên các giao dịch kinh doanh mới này. Chẳng thế mà các nước trên thế giới, dù giàu hay nghèo đều tranh nhau đăng cai các giải thể thao lớn như Nhật, Hàn tổ chức World Cup, Trung quốc tổ chức Olymic...

Còn về du lịch, chính vì khách du lịch Đông Nam Á còn ít mà dịp SEA Games này sẽ là cơ hội rất tốt để khai thác, mở rộng thị trường này. Họ tiêu pha ít không phải vì họ không có tiền, mà vì ta chưa biết cách để khuyến khích, tạo điều kiện cho họ tiêu tiền.

DD, Hà Lan

Thực sự, trước đây thỉnh thoảng tôi có hay vào BBC chuyên mục tiếng Việt. Tuy rằng không có nhiều thời gian để đọc thật kỹ thông tin trong Diễn Đàn, nhưng nhìn chung tôi thấy chỉ có các bạn đọc chửi nhau là nhiều. Tôi cho rằng đây không phải là ý muốn của tất cả bạn đọc và của Ban Việt ngữ. Nếu chúng ta suy nghĩ một cách thật đơn giản thôi, coi Diễn đàn là một nơi tốt để người Việt khắp nơi gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và yêu nhau hơn.

Trên diễn đàn mỗi người có những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau cũng là chuyện thường tình vì chúng ta vốn là những con người hoàn toàn khác nhau mà, chỉ có một cái chung thôi, đó là "Người Việt". Mỗi người yêu đất nước Việt Nam theo cách của riêng mình, có cách nhìn nhận của riêng mình. Và tôi chưa thấy có một quan điểm riêng (cá nhân) nào là chân lý cả. Do vậy nếu có ai đó đưa ra ý kiến trái với suy nghĩ của mình thì có thể thẳng thắn để trao đổi chứ đừng nên chửi mắng nhau.

Tôi không thấy bạn Trung ở Vũng Tàu có lỗi gì hết để bạn Zuy có quyền dùng lời lẽ quá cay độc như vậy. Chúng ta thử có suy nghĩ: 1) nếu một người lớn lên từ nghèo khó, thì họ thương xót vì "việc Việt Nam đang vung tay quá trán trong kỳ Seagames này và đặc biệt là đêm khai mạc"??? thì cũng là thiện chí rất yêu nước và muốn nhắc nhở nhà chức trách hãy cân nhắc và hãy tằn tiện mà thôi.

2) nếu một người khác lớn lên không phải lo nghĩ nhiều về đồng tiền thì việc họ tự hào với những màn trình diễn rất ấn tượng của Việt Nam thì cũng là xuất phát từ lòng tự hào dân tộc.

3) Trong một nước Việt thôi, nhưng chúng ta thấy có 2 cách sống rất rõ rệt: người Miền Nam, đặc biệt là Miền Tây, họ có cách sống "không nghĩ đến ngày mai". Nhưng người Bắc thì không chỉ nghĩ đến "ngày mai" mà còn nghĩ đễn "sang năm" nữa kia. Thế lối sống nào đúng hơn. Chỉ có thời gian mới có thể trả lời được. Có thể cách sống của người Nam thúc đẩy phát triển kinh tế mạnh hơn, nhưng cách của người Bắc lại chắc chắn hơn.

4) Trong một sự việc, có người chỉ muốn nghiên cứu, tìm hiểu mặt trái của nó, ngược lại có người khác chỉ là mặt tốt mà thôi. Ai đúng, ai sai??? Tôi chỉ muốn nói rằng, cái gì cũng đúng cả nếu chúng ta thật sự thiện chí, còn sẽ sai nếu ngược lại. Có nghĩa là tất cả chúng ta sẽ thực sự thiện chí vì một mục đích chung "Người Việt và Nước Việt".

Quay lại với Seagames, theo tôi người Việt mình chẳng thua kém bất kỳ người nào trong khu vực Đông Nam Á cả. Do vậy, việc chúng ta có đứng 1 hoặc 2 thì cũng là chuyện bình thường vì chúng ta có quá nhiều lợi thế của nước chủ nhà so với các nước khác.

Hơn nữa theo quan điểm của tôi thì thể thao phải "Fair play" và quan trọng hơn thì "The winer takes it all". Do vậy, chúng ta sẽ phải tận dụng mọi lợi thế để có được thành tích cao nhất. Việc đúng, sai đã có trọng tài. Họ thiên vị là lỗi của họ. Và chúng ta nên tự hào và tận hưởng những chiến thắng "hiếm hoi" này. Chúc cho VN chiến thắng và mọi người vui vẻ với Seagames.

Nguyễn Thành Trung, Biên Hòa

Tôi tôn trọng ý kiến của các bạn, có điều bạn Zuy ở New York đã hiểu sai ý tôi. Chuyện đó là bình thường. Bây giờ tôi muốn thảo luận một chút với các bạn về lợi ích kinh tế của Sea Games. Tất nhiên bên cạnh lợi ích kinh tế thì có những lợi ích vô hình, không thể tính được, chẳng hạn lợi ích tinh thần. Tuy nhiên, một nước nghèo khi chi tiêu một khoản tiền lớn (người ta nói khoảng 100triệu USD), dứt khoát phải cân nhắc mọi lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Báo chí mình có dạo đã trích dẫn một số nguồn nước ngoài mỉa mai Mỹ đã thương mại Thế vận hội Alanta 96 để thu lợi lớn về kinht tế.

Không rõ người ở các nước phát triển nhìn nhận chuyện đó như thế nào, nhưng riêng một nước nghèo như ta, dứt khoát phải học hỏi cách làm đó trong chừng mực có thể. Một người bạn của tôi bảo rằng chi tiêu như thế sẽ kích cầu. Không sai!Có điều tôi tiên đoán rằng phần lớn các công trình phục vụ Sea Games sẽ bỏ không, hoặc không có khả năng tận dụng hết.

Nếu bạn là người ở tỉnh (ý tôi là ko sống ở SG hoặc HN) bạn sẽ rất dễ kiểm chứng điều này bằng cách ghé qua các khu thể thao ở địa phương bạn. Ở gần nhà tôi,có một sân vận động cũng tương đối lớn, nhưng gần như bỏ hoang, mỗi năm chỉ sử dụng vài lần, và không ai quan tâm đến các sự kiện đó. Nếu bạn sống ở SG hoặc HN, thử hỏi mỗi năm sân Hàng Đẫy và sân Thống Nhất-với chỉ 20.000 chỗ ngồi, chật kín được mấy lần? Và ngay lập tức bạn sẽ hình dung được cái cảnh mênh mông ghế trống của sân Mỹ Đình trong tương lai.

Tiêu 55 triệu USD như thế đã cần thiết chưa? Hơn nữa, làm do làm vội vàng, nên xuống cấp nhanh chóng là không tránh khỏi. Có bạn nói rằng Sea Games sẽ thu hút khách du lịch. Cũng đúng! Nhưng là khách du lịch nào? Tất nhiên chủ yếu là dân ĐNÁ. Tiếc thay, trong cơ cấu thị trường du lịch VN, dân DNÁ xưa nay không phải là thị trường chủ lực, số lượng cũng ít mà tiêu pha cũng ít. Tôi không bài xích gì chuyện đầu tư cho thể thao, cũng rất ủng hộ việc tổ chức Sea Games, nhưng theo tôi nên làm vừa phải, vừa với trình độ kinh tế xã hội của mình, phô trương là lãng phí. Và cố gắng tối đa để "có lãi" như có nước đã làm được, hoặc ít ra cũng "lỗ" ít thôi.

Zuy, New York

Tôi cũng muốn trao đổi một chút với bạn Nguyễn Thành Trung, thực sự tôi không hiểu bạn có phải là người Việt Nam hay không mà lại có những suy nghĩ lệch lac như vậy. Bạn đã đi quá xa trong giới hạn của một nền thể thao chân chính và fair play. Thể thao là thể thao, chính trị là chính trị, số huy chương vàng đích thực không là gì cả nếu thi đấu không công bằng và trung thực. Tôi đã xem rất nhiều môn thi đấu của các vận động viên Việt Nam qua các phương tiện truyền thông, họ thi đấu kiên cường và công bằng. Tinh thần của SeaGame là tinh thần thượng võ. Việt Nam chúng ta luôn tôn trọng về điều đó. Việc Indonesia hay Liên Xô có như thế nào đó là việc của họ, còn chúng ta là Việt Nam, tinh thần Việt Nam, đừng so sánh không đúng chổ như thế. Tôi tin rằng Việt Nam đang đổi mới từng ngày, dù vẫn còn nhiều thiếu xót nhưng thực tế đất nước nào cũng vậy thôi. Bạn nên nhớ rằng, 80% dân số Việt Nam sống bằng nghề nông nhưng xin chớ hiểu nhầm họ chân lắm tay bùn, và nghèo túng... nhưng bạn đâu bết rằng 90% có điện, 80% có Tivi, và nhiều người trong số họ là tỉ phú chứ không "dốt" như bạn nghĩ không.

Tử Long

Nhớ những Sea games trước, khi tôi còn ở Việt Nam, ngày ngày cùng vui cùng buồn với các anh chị vận động viên, nhất là với đội tuyển bóng đá thân yêu! Hôm nay Sea games tổ chức ở nước mình nhưng lại không có cơ hội gào hét cổ vũ cho đội tuyển. Tiếc quá ! Tôi không hiểu một số ít quý vị đây có còn là người Việt Nam không nữa? Các vị lúc nào cũng to mồm dân chủ này dân chủ nọ. Cái gì cũng kèm dân chủ vào cho được. Tưởng ra vài năm ở nước ngoài là đã ti toe, chê này chê nọ. Việt Nam đã đổi mới nhiều. Cuộc sống tốt đẹp hơn nhiều rồi. Việt Nam cần những con người có nhiệt huyết, có kiến thức chứ không cần những nhà chính trị xa-lông lý thuyết suông. Sea games này, Nhà nước VN đầu tư rất nhiều. Cần phải làm thay đổi cái nhìn của bạn bè quốc tế, nhất là trong khu vực là điều rất quan trọng. Du lịch Việt Nam gần đây cũng phát triển rất nhiều nhờ những sự quảng bá có quy mô lớn, tích cực. Việt Nam muôn năm!

Sea Games 22, Hà Nội

Xin trao đổi cùng bạn Nguyễn Thành Trung : Đúng là chúng ta còn nghèo lắm, chúng ta còn khó khăn lắm, tất cả mọi lĩnh vực còn rất kèm nhưng tôi nghĩ là chúng ta đang cải thiện dần dần và thực tế là chúng ta đang cải thiện đó thôi.

Mạnh Hùng, Hà Nội

Gửi bạn Nguyễn Thành Trung: Bạn có biết đầu tư cho ngành thể dục thể thao là bao nhiêu không? Xin nói rằng không thấm gì so với các ngành khác đâu, thậm chí còn nhỏ như con voi với con kiến. Hãy thử so sánh xem xây dựng sân vận động quốc gia chi phí hết khoảng 55 triệu đôla nhưng xây dựng cầu Thanh Trì khoảng 400 triệu đô la cơ. Hay như những chương trình cải cách của ngành giáo dục tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng những sau nhiều năm đã cải thiện được bao nhiêu mà có khi lại quay lại phương pháp đào tạo cũ.

Hoàng Long, Hà Nội

Cho tôi trao đổi với bạn Phú Quốc ở Vũng Tàu. Bạn nói là "bớt đi một quả pháo hoa thì sẽ giúp được một người nghèo" ư. Nghe sao mà thiển cận quá. Đầu tư vào Sea Games sẽ thu về các mối lợi khác. Kinh tế nước nhà cũng vì thế mà phát triển hơn, từ đó ta có thể giúp thêm được bao nhiêu người nghèo ấy chứ. Bây giờ mỗi khi bạn ăn một món gì đó ngon, lại có người nhảy ra và bảo: "Ông bớt ơn món ngon này đi, ăn một món vừa vừa thôi thì đã giúp được một người nghèo rồi". Liệu như thế bạn có chịu được không.

Đó là chưa kể đến Sea Games nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc của người VN lên biết bao nhiêu thì bạn không tính. Đúng như có bạn nói, mối lợi về du lịch nhờ Sea Games sẽ tăng lên. Có một đối tác của chúng tôi là người Singapore dịp này cũng sang VN "công tác". Thú thật là công việc phải một thời gian nữa mới bắt đầu cơ. Nhưng họ đã sang sớm hơn nhân dịp Sea Games. Chiều nay họ cũng đi xem trận bóng đá bán kết của VN đấy.

Hữu An, Hà Nội

Gửi bạn Mai An. SEA Games là một đại hội thể thao của khu vực Đông Nam Á nên luật của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á cũng khác so với các khu vực khác. Nước chủ nhà có quyền đưa ra số lượng môn thi và nội dung thi dựa trên khả năng tổ chức của nước mình, chính vì vậy mà nước chủ nhà phải chọn những môn thế mạnh của nước mình nên việc luân phiên cũng đúng thôi. Nhưng việc lựa chọn cũng phải dựa trên luật.

Như bạn đã biết Việt Nam tổ chức với mục tiêu hoà bình, hữu nghị, cùng phát triển và tổ chức SEA Games trung thực (Fair Play). Thêm vào đó, cái thành công của Việt Nam ở đây là chúng ta đã tạo nên một cơ sở tập luyện và thi đấu cũng như trang thiết bị để phục vụ cho ngành thể thao hết sức hiện đại, chúng ta còn cải thiện được các địa điểm công cộng.

Còn một vấn đề cuối tôi muốn nói với bạn là trong Hiến chương Olympic có nói: mục đích của thi đấu thể thao là vượt qua chính bản thân mình, khẳng định cho nhân loại thấy rằng con người có thể làm được những việc hết sức phi thường. Không biết ý kiến của tôi có đúng không? Xin mời góp ý.

Bình, Hà Nội

Tôi không hiểu bạn Thái Chu có phải là người Việt Nam không nữa? Bạn đưa ra nhận xét là "Việt Nam đang cướp huy chương chứ không phải thi đấu". Quả thực nhận xét của bạn mang tính cá nhân thù ghét và bôi nhọ người VN thì đúng hơn, có lẽ bạn không phải là người VN nên mới đưa ra những nhận xét như vậy.

Bạn nghĩ rằng những môn thi đấu như bắn súng (hiện nay 17 HCV), (Karatedo (12 HCV), điền kinh (4HCV), Đua thuyền (2HCV) ... mà VN dành được đều không xứng đáng? Nếu thế thì bạn nhầm to rồi đấy. Giá mà bạn có cơ hội được xem những VĐV Việt Nam thi đấu thì tôi tin chắc bạn sẽ không đưa ra những nhận xét như vậy. Bạn thử dạo qua các trang web của các nước đang tham gia Sea games như Straits Times (SING); The Nation (Thailand) xem họ nói gì nào... Ngày nào tôi cũng! đọc những thông tin về Seagames của tất cả các báo để so sánh và xem VN cho trung thực không. Nói chung VN dành được số huy chuong trong những ngày qua là hoàn toàn bằng nỗ lực vượt bậc của các VĐV.

Tôi cũng chỉ thấy một vài những phàn nàn về môn cầu mây nam (biểu diễn tính điểm) hay Thể dục dụng cụ. Nhưng đó chỉ là 2 trong số hơn 70 huy chương vàng mà VN đoạt được. Tôi cũng như đa số người VN khác cũng mong rằng VN sẽ dành được những HCV một các minh bạch và fair play. Nhưng những cuộc chơi nào thì đội ngũ trọng tài và ban tổ chức cũng sẽ một phần nào đó thiên vị nước chủ nhà.

Hãy nhìn vào nước Mỹ tổ chức Olympics 2002 (Salt Lake) xem có bao nhiêu sự thiên vị cho nước chủ nhà đến nỗi đoàn thể thao của nước Nga định bỏ về, hay sau đó dấy lên làn sóng bài Mỹ ở Hàn Quốc (một nước anh em với Mỹ) do bất công ở môn trượt tuyết... Do đó, Sea Games 22 không thể nằm ngoại lệ của quy luật này được. Ngay cả BBC, RFA cũng có những bài viết rất tự hào về Seagames 22 đấy. Tôi cũng mong rằng các VĐV sẽ thi đấu hết mình để dành vị trí thứ 2 Hoặc có thể là thứ nhất toàn đoàn, đó cũng là quy luật thôi vì: Theo tôi nhớ không nhầm thì năm 1991 bắt đầu tham gia Sea Games nước ta chỉ đạt dưới 10 HCV (đứng ở vị trí 7 hay thứ 8), Seagames 20 được gần 30 cái, Sea Games 21 gần 50 HCV (thứ 4). Nên không có lý do gì Seagames 22 tổ chức ở VN chúng ta lại không thể đoạt được khoảng 100 - 120 HCV (xếp thứ 2 hoặc 1). Bên cạnh đó tôi cũng mong rằng sự làm việc trong sạch của đội ngũ trọng tài để VN đạt được vị thế theo đúng khả năng của mình dù VN đứng thứ 1, 2,3 hay kể cả vị trí thứ 4.

Trần Hoàng, Đà Nẵng

Tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ đứng vị trí thứ nhất toàn đoàn vì hiện nay Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan ở vị trí thứ hai về số huy chương vàng. Ngoài ra Việt Nam còn một số môn chắc chắn có huy chương vàng (môn thế mạnh) như Silát, vật, lặn, đá cầu. Xin chúc mừng đội Việt Nam.

Gửi bạn Thái Chu, tôi không biết bạn là người Việt Nam hay là người nước nào mà lại nói rằng: "Tôi nghĩ rằng thể thao VN đang cướp huy chương chứ không phải thi đấu". Tôi nghĩ rằng bạn chưa bao giờ chơi thể thao hoặc là quá...ghét đất nước Việt Nam (điều này chắc là không, bởi vì bạn là người Việt Nam). Chắc bạn còn nhớ World Cup tổ chức tại Pháp, đội Pháp đã chiến thắng đội Brazil để giành ngôi vô địch, theo bạn chắc là đội Pháp cướp huy chương của đội Brazil.

Trên thực tế, trong thể thao, yếu tố để chiến thắng là ngoài sự khổ luyện của mỗi vận động viên còn có các yếu tố khác như quen sân, cổ động viên... Khi thi đấu tại sân nhà thì các vận động viên đều có thành tích tốt hơn khi thi đấu trên sân khách. Điều này là hiển nhiên.

Yêu nước, Hà Nội

Tôi không hiểu các vị ở trong nước hay ở ngoài nước thừa hơi mà ngồi chế diễu hay bịa chuyện về Việt Nam. Tôi chỉ biết tôi đang sống trong một đất nước hoà bình, đang có một SEA games tuyệt vời. Các vận động viên thi đấu hết mình thế mà các vị ngồi đấy để nói phét với nhau. Muốn đất nước giầu mạnh sao các vị không ủng hộ đất nước. SEA games là cơ hội để đất nước giới thiệu với bạn bè các nước, để các nước khác biết về Việt Nam chúng ta như thế nào. Qua đây chúng ta còn thu hút sự chú ý của Quốc tế, vị thế của Việt Nam mới lên cao. Việt Nam tuyệt vời.

Trâu vàng, Hà Nội

Những ngày này trên mọi nẻo đường đều rực rỡ băng rôn, biểu ngữ… và trên nhiều con phố, các gia đình còn cùng nhau treo cờ như trong ngày quốc lễ. Lòng tôi trào dâng niềm tự hào. Việt Nam rực rỡ cờ và hoa. Việt Nam lần đầu tiên đăng cai SEA Games, một ngày hội thể thao lớn của khu vực. Niềm tin tưởng một SEA Games thành công tốt đẹp đang dần trở thành hiện thực. Đêm khai mạc hoành tráng và ấn tượng. Những ngày thi đấu sôi nổi và trong sáng. Thật là một tinh thần thể thao đẹp.

Tôi nhớ lại trong một chương trình truyền hình, một nhà hoạt động xã hội Thụy Điển đã nói rằng: “Tôi không hiểu vì sao các bạn đã chiến thắng trong các cuộc chiến vừa qua, nhưng khi đến đất nước các bạn, nhìn những nụ cười khi gian khổ và những giọt nước mắt khi thành công của các bạn thì tôi đã hiểu”. Vâng, con người Việt Nam là vậy đó, luôn giữ vững nụ cười cho tương lai và những giọt nước mắt cho niềm tin tất thắng. Tôi yêu nụ cười và nước mắt Việt Nam xiết bao! Tôi nhớ giọt nước mắt của các vận động viên Việt Nam khi lá cờ đỏ sao vàng được tung bay trên đỉnh vinh quang. Và cũng nhớ giọt nước mắt của những vận động viên Việt Nam đã thi đấu trung thực và nỗ lực nhưng vẫn bị xử ép. Vậy thì tại sao chúng ta lại phải lặp lại nỗi đau ấy cho các đội khác khi thi đấu trên đất nước Việt Nam luôn mong muốn chia sẻ những nụ cười với bạn bè?

Không đâu, chúng ta đang quyết tâm không để những chuyện tiêu cực như vậy xảy ra, để chứng tỏ cho bạn bè biết rằng chúng ta thi đấu vì màu cờ sắc áo nhờ chính nỗ lực của bản thân mình, đó chính là chiến thắng vinh quang nhất. Chúng ta rất tin vào điều đó khi chính các vị lãnh đạo cao nhất của nhà nước cũng luôn căn dặn ban tổ chức về điều này. Nếu bất kỳ sai phạm nào trong công tác trọng tài cũng như thi đấu thì chiến thắng đó sẽ không được công nhận và người vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm minh. Thực tế những ngày thi đấu vừa qua chúng ta đã thực hiện tốt điều này.

Thế nhưng, không vì thế mà chúng ta không đưa ra những tiêu chuẩn phấn đấu cho đoàn thể thao nước nhà. Bất kỳ quốc gia đăng cai SEA Games nào cũng được ưu tiên chọn đưa vào những môn thi đấu cho kỳ đại hội đó. Chúng ta cũng đã chọn cho mình những môn chúng ta đang nắm ưu thế không chỉ trong khu vực mà cả trên thế giới. Đó là các môn wushu, karatedo, pencak silat… và một số môn thi đấu mới mà Việt Nam rất có thế mạnh như đá cầu, cờ vua, lặn… Trong thời gian qua, các tuyển thủ của chúng ta đã hăng say luyện tập chờ ngày thi thố tài năng trong vòng tay của người thân, bạn bè. Chiến công của họ thật xứng đáng với những ngày gian khổ qua.

Trong những ngày này chúng ta thật hạnh phúc hoà chung với niềm vui của những ngày hội thể thao và không thể nào quên đêm khai mạc đầy tính truyền thống và độc đáo. Hàng triệu con tim dõi theo lễ hội và háo hức đón chờ từng tiết mục đầy sáng tạo. Thật sự khác biệt và hấp dẫn so với những lần khai mạc trước. Đó là những nhận xét của các báo chí nước ngoài khi nói về lễ khai mạc SEA Games 22. Chúng ta thật tự hào vì đã đem lại cho bạn bè một khúc dạo đầu tốt đẹp như vậy. Tôi không thể nói gì hơn, chỉ thầm nghĩ rằng sức mạnh Việt Nam là đây, tinh thần đoàn kết của Việt Nam đã thể hiện trong những ngày tuyệt vời này.

Mai An, Việt Nam

Sea Games luân phiên trong các nước ASEAN, số huy chương cũng luân phiên cho nước chủ nhà. Đông Nam Á là vậy, đến bao giờ mới có một đại hội thể thao đích thực?

Phú Quốc, Vũng Tàu

Các bạn nghĩ gì khi sau màn bắn pháo hoa đêm khai mạc Seagames 22, tại một kênh truyền hình khác chiếu những mãnh đời bất hạnh và kêu gọi hãy giúp đỡ người nghèo. Lúc đấy con trai tôi- sau khi hỏi ba về giá trị một quả pháo hoa - nói nếu bớt đi một quả pháo hoa thì có thể giúp một người nghèo vượt khó rồi. Còn tôi, cũng nghĩ là không cần phô trương nhiều quá, còn thành tích ư, rất vui mừng với những tấm huy chương đạt được, nhưng xin đừng để nó nhiễm mùi chính trị và bè phái, cục bộ.

Hoàng Nghĩa, Hà Nội

Thể thao là thể thao, không có chính trị. Mà kể ra nhà nước không đầu tư cho các VĐV từ trước đây 4-5 năm thì có được thành tích như ngày hôm nay không. Các vị toàn nói đến những đồng tiền phải bỏ ra, nhưng các vị có biết đồng tiền đấy ở đâu ra không? Có biết ta thu lại được bao nhiêu không? Sao không thấy nói. Tại sao có bao nhiêu người xem qua Internet mờ mờ tỏ tỏ còn rưng rưng nước mắt mà các vị lại hằn học với thành tích của Việt Nam đến vậy? Không chỉ có BBC mới có diễn đàn để cho mọi người bàn luận đâu nhưng vào đây xem thấy nhiều người nói lung tung quá, không hiểu thực tế Việt nam gì cả. Các vị nghĩ lại đi, hãy về Việt Nam mà xem sự thực như thế nào. Chào thân ái.

Hùng, ̣Đắc Lắc

Huy chương vàng nhiều quá, không biết Việt Nam có thực chất gì không. Có lợi gì không khi Việt Nam bỏ số tiền quá lớn tổ chức trong khi với số tiền đó, có thể làm những công trình thiết thực hơn.

Hùng Nguyễn, Mỹ

Tôi rất vui mùng vì sự tiến bộ vượt bậc của thể thao Việt Nam. Nếu bạn theo dõi thành tích thể thao VN qua các kỳ Sea Games mấy năm qua thì những két quả trên thật đáng khâm phục. Đừng dùng thể thao mà làm chính trị, tôi không thích. Hãy để cho thể thao cao thượng như nó vốn có. Qua Sea Games nay, VN cũng dần dần chứng tỏ có thể tổ chức tốt các sự kiện thể thao lớn, tôi hy vọng như thế.

Trước khi sự kiện thể thao này diễn ra, rất nhiều người đã tỏ ra quan ngại về khả năng tổ chức một đậi hội thể thao lớn như thế. Có thế người dân Việt trong nước mới có những phút giây hạnh phúc như những ngày qua. Qua đây tôi xin chúc mừng nhừng người đã mang huy chương về cho đất nước, làm tôn vinh dân tộc mình. Còn tốn kém ư, nhiều nguời còn nghèo, không dủ ăn ư? Chẳng nhẽ chỉ vì nghèo mà không dám đứng ra tổ chức những sự kiện như thế ư? Đừng nghĩ thế, nếu nghĩ thế chắc VN không dám làm gì phải không?

Tuyên Phạm, California

Lẽ ra thể thao VN còn có thể tiến xa hơn nếu giải quyết được vấn đề lãnh đạo. Nạn quan liêu, tham nhũng, bè phái đã và đang xảy ra trong cả nước, kể cả trong thể thao. Điều này trong và ngoài nuớc ai cũng biết, khỏi phải bàn. Nhưng dù sao tôi cũng xin chia sẽ niềm vui chung về thàng tích của VN ở Sea Games 22.

Nguyễn Thành Trung , Biên Hòa

Cho đến giờ phút này có thể coi là thành công. Chúng ta cũng đang dẫn đầu về số huy chương, bỏ xa các đối thủ. Tôi nghĩ nhiều về điều đó và tôi thấy vừa vui, vừa buồn. Mừng vì thành công, cũng cảm thấy tự hào, bớt tự ti khi nghĩ đến đất nước đang còn nghèo. Buồn vì cảm thấy hình như chúng ta đang lâm vào cơn bão phô trương.

Với trình độ kinh tế xã hội của chúng ta hiện nay, sự đầu tư quá lớn vào Sea Games như vậy có thực sự cần thiết? Singapore, Malaixia, Thailand họ giàu hơn chúng ta rất nhiều và có lẽ họ sẽ không đầu tư như thế nếu họ còn nghèo như chúng ta. Xưa nay ta vẫn kém họ, thế mà bây giờ ta bỏ xa họ trong bảng tổng sắp. Vì ta chủ trương thi đấu sòng phẳng, không gian lận nên có thể thấy đã phải đầu tư lớn như thế nào. Không phải là thể thao không quan trọng, nhưng hãy liệu cơm gắp mắm. Tiêu pha đúng với thực lực của mình.

Tôi nhớ đến CHDC Đức và Liên Xô trước kia, lúc nào cũng là những nước hàng đầu! tại các kì thế vận hội. Nhưng những thành tích đó không cứu được sự sụp đổ của họ. Indonesia cũng đoạt được rất nhiều huy chương ở kì Sea Games họ tổ chức, nhưng giờ đây nhớ đến họ người ta nghĩ đến khủng hoảng kinh tế, khủng bố, ly khai trước.

Người ta không sống bằng các huy chương. Điều quan trọng nhất là mức sống của người dân, điều kiện y tế giáo dục. Khi nghĩ đến 80% những người sống ở nông thôn - có lẽ chỉ biết đến sự sôi động của đại hội qua truyền hình (cũng chưa nhiều lắm), tôi nghĩ có lẽ chúng ta chỉ nên phấn đấu đứng thứ 3, thứ 4 gì đó và bớt một phần đầu tư cho những nơi còn nghèo khó kia.

Khi men say chiến thắng qua đi, cơm gạo áo tiền mới là thiết thực. Điều quan trọng là đứng quên chúng ta đang đứng ở chỗ nào trong tầm mức phát triển của thế giới. Hãy đầu tư tất cả cho một ngày nào đó chúng ta đứng đầu Đông Nam Á về kinh tế, người Việt trở thành một dân tộc có trình độ cao, lúc đó hãy nghĩ đến dẫn đầu ĐNÁ về thể thao cũng chưa muộn.

Cứ nghĩ đến việc mỗi lần người Việt xin Visa nhập cảnh vào một nước phát triển nào đó, họ đâu có thèm xem chúng ta có bao nhiêu huy chương ĐNÁ vận hội. Họ nhìn vào 350USD/người/năm và lo ngay ngáy việc dân mình trốn ở lại. Đó chính là tấm huy chương tủi nhục mà chúng ta không bao giờ được phép quên, có thế mới hi vọng một ngày mai tươi sáng cho dân tộc.

VNvôđịch, Hà Nội

Nhà nước đầu tư cho Sea Games là rất đúng. Đó là một cơ hội để quảng bá về hình ảnh Việt Nam mới cho thế giới. Từ đó sẽ dẫn đến các mối lợi về kinh tế như du lịch, đầu tư,... Ngay như về vấn đề du lịch, ví dụ ở Hà nội, chúng ta chỉ cần bước ra đường vào thời gian này thôi là thấy ngay: khách du lịch nước ngoài nhiều vô kể. Rất nhiều người cũng mặc áo hình quốc kỳ VN, cầm quốc kỳ VN vui vẻ hoà vào dòng cổ động viên cuồng nhiệt VN.

Trần Tiến Đạt, TP HCM

Các bạn biết là thành tích thi đấu trong thể thao phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người và sự đầu tư. Thể chất người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có hạn chế nên việc các nhà chuyên môn định hướng đầu tư theo các ngành hẹp phù hợp với đặc thù Việt nam là điều tất yếu. Các thành tích dẫn đầu trong các môn thi đấu sở trường chứng tỏ kết quả đầu tư tốt, phù hợp với con người Việt Nam.

Binh Tran, TP HCM

Trời ạ. Ngay cả trong thể thao mà có người vẫn có thể lồng vào đó chuyện dân chủ. Thể thao là thể thao, thành tích là thước đo lớn nhất, và đến giờ phút này (Thứ 2, ngày 8/9/2003) Vietnam đang bỏ xa nước thứ 2 về số HCV. Điều này đáng để người Việt Nam (trong cũng như ngoài nước) tự hào. Không cần biết Sea games có vị thế như thế nào với thế giới, chỉ cần biết người Việt có thể vỗ ngực nói với người Indo, Malai, Sing, Thái... rằng chúng tôi đã chiến thắng.

Lê Tú, TP HCM

Muốn biết trình độ thể thao của nước nào, xin nhìn kết quả những môn Điền Kinh + Bơi Lội.

(Chú thích của BBC: Tính đến ngày 08/12 riêng trong Điền Kinh VN giành được3V, 6B, 3Đ, còn số huy chương trong Bơi Lội là 0)

Thái Chu

Tôi nghĩ rằng thể thao VN đang cướp huy chương chứ không phải thi đấu. Phần lớn huy chương vàng VN đạt được đều nằm ở những bộ môn có cách chấm điểm dựa vào cảm tính rất nhiều. Nói chung thể thao Đông Nam Á là vậy. Các nước có nền thể thao khá hơn cả như Thái, Indonesia, Malaysia mỗi khi tổ chức Sea Games đều "hốt" huy chương như nhặt lá rụng và đứng đầu bảng. Với kiểu thi đấu như vậy thì còn lâu lắm VN hay khu vực Đông Nam Á này nói chung, mới vươn đến tầm vóc hoàn cầu trong thể thao.

Nam Anh, Hà Nội

Tôi nghĩ Việt Nam sẽ giành được vị trí thứ 2 toàn đoàn trong Seagame này. Với bóng đá, Việt Nam sẽ đoạt chức vô địch.