So sánh cương lĩnh 1991 và 2023 năm 2024

(TCTG) - Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Đảng một lần nữa bổ sung, phát triển Cương lĩnh lãnh đạo đất nước của mình. TS Lê Trung Kiên - Giảng viên Viện Văn hoá và Phát triển - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã có bài viết về vấn đề văn hóa và phát triển văn hóa trong dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Sau đây là toàn văn bài viết này.

So sánh cương lĩnh 1991 và 2023 năm 2024

Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 1991, sau 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta đã đề ra Cương lĩnh chính trị mới như một sự kế tục bản Cương lĩnh năm 1930 trong hoàn cảnh mới của đất nước. Lần này, sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Đảng một lần nữa bổ sung, phát triển Cương lĩnh lãnh đạo đất nước của mình. Chúng ta có thể thấy rõ tầm vóc và ý nghĩa lớn lao của bản “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) này khi so sánh với bản Cương lĩnh đã được Đảng ta thông qua vào Đại hội VII năm 1991.

Đối với một đời người, 20 năm là thời gian đủ để một bào thai sinh thành, lớn lên và trở thành một thanh niên, một công dân, một thành viên hữu ích cho xã hội. Đối với một tổ chức Đảng trong thời đại thông tin ngày nay, 20 năm là cả một khoảng thời gian để có thể làm nên được những kỳ tích mà trước đó loài người chưa hề nghĩ tới. Nhìn chung bản Cương lĩnh này đã thể hiện được điều đó.

Văn hoá là một trong những định hướng phát triển lớn của đất nước

Giống như Cương lĩnh 1991, bản Cương lĩnh lần này vẫn gồm 4 nội dung lớn với 12 mục cụ thể. Nhưng đề mục của các nội dung đã có sự thay đổi đáng kể. Nội dung thứ III, Cương lĩnh 1991 là: “Những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại” thì Cương lĩnh lần này là: “Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại”.

Như vậy, nếu như ở Cương lĩnh 1991, “văn hoá” chưa có mặt trong đề mục của những định hướng lớn, thì tại Cương lĩnh này, “văn hoá” đã là một trong những định hướng phát triển lớn, bên cạnh các định hướng lớn khác là kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Sự thay đổi này đã nói lên quan điểm về văn hoá, nhận thức về văn hoá và vai trò của văn hoá đối với sự phát triển bền vững đất nước hiện nay của Đảng ngày càng trở nên sâu sắc, rõ ràng, khoa học hơn.

Ngay từ Hội nghị Trung ương 5, khoá VIII (năm 1998) Đảng ta đã nhận thức rằng: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội”. Cho đến nay, quan điểm này đã chính thức được ghi nhận sau hơn 10 năm thực thi trong thực tiễn và đã trở thành một nội dung lớn trong cương lĩnh của Đảng.

Điểm mới trong “Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh”

Mục 6 trong nội dung này ở Cương lĩnh năm 1991 là nói về chính sách xã hội, trong đó có đề cập đến lĩnh vực văn hoá như một vấn đề của chính sách xã hội thì tại dự thảo Cương lĩnh này, mục 6 đã được thay đổi là “Xây dựng nền văn hoá …” trong đó chính sách xã hội là một vấn đề của xây dựng văn hoá.

Trong mục 6, dự thảo Cương lĩnh có đưa ra các vấn đề chính đó là: “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển…. Con người là trung tâm của chiến lược phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân…”

Nhìn chung, xét từ phương diện khoa học văn hoá – xã hội, bản dự thảo Cương lĩnh này là thành quả lao động kiên trì và vô cùng thận trọng của tập thể các giáo sư, tiến sĩ có tên tuổi, các nhà hoạt động chính trị có kinh nghiệm của đất nước. Với những nội dung đã xác định về định hướng xây dựng và phát triển văn hoá, cá nhân tôi nhận thấy như vậy đã là hoàn chỉnh và toàn diện, khó mà có những khiếm khuyết.

Những vấn đề xây dựng và phát triển văn hoá được dự thảo Cương lĩnh đề ra đã thể hiện được kết quả, thành tựu của những trăn trở, suy tư về văn hoá trong các văn kiện của Đảng từ 20 năm trở lại đây, có thể xem đó là sự kết tinh những quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hoá. Những vấn đề đó đều thể hiện tinh thần nhân văn cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện được quy luật vận động và phát triển của văn hoá và được hình thành trên cơ sở 5 quan điểm về xây dựng và phát triển văn hoá đã được Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Căn cứ vào những định hướng trên ta có thể phân tích, triển khai mở rộng ra để đề cập tới tất cả những vấn đề xây dựng và phát triển văn hoá trong thực tiễn cuộc sống của đất nước, từ những vấn đề vĩ mô đến những vấn đề vi mô trong đời sống văn hoá xã hội.