So sánh đới nóng và đới lạnh

So với đới nóng, nền nông nghiệp ở đới ôn hòa tiên tiến hơn nhờ có: A. Khí hậu ôn hòa dễ chịu. B. Đất tốt, lượng mưa vừa phải. C. Lao động đông, nhiều kinh nghiệm. D. Áp dụng rộng rãi những tiến bộ kĩ thuật.

đã hỏi 4 tháng 1, 2022 trong Địa lý lớp 7 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)

  • trannhat900

2 câu trả lời 5.4k lượt xem

đặc điểm chung của đới nóng và đặc điểm chung của đới ôn hòa

đã hỏi 13 tháng 11, 2016 trong Địa lý lớp 7 bởi Khách

2 câu trả lời 99 lượt xem

Bài 1: Thảm thực vật đới ôn hòa từ tây sang đông là A. rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao. B. rừng lá kim, rừng hỗn giao, ... ;nh? A. Sư tử. B. Tuần lộc. C. gấu bắc cực. D. Chim cánh cụt.

Lý thuyết sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất Địa lí 6 Kết nối tri thưc với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

1.Đới nóng

- Nhiệt độ cao.

- Cảnh quan thiên nhiên thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa.

- Giới thực, động vật hết sức đa dạng, phong phú.

2. Đới ôn hòa

- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.

- Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo mùa.

- Cảnh quan thay đổi theo vĩ độ, ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới.

3. Đới lạnh

- Khí hậu vô cùng khắc nghiệt, tầng đất đài nguyên mỏng.

- Thực vật thấp lùn, chủ yếu là rêu, địa y và các loại cây thân thảo tồn tại trong mùa hạ ngắn ngủi, tạo nên quang cảnh đài nguyên.

- Động vật là các loài thích nghi được với khí hậu lạnh như gấu trắng, chim cánh cụt,…

Sơ đồ tư duy sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất

So sánh đới nóng và đới lạnh

Loigiaihay.com

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 176 SGK Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Xác định trên bản đồ hình 2, phạm vi của các đới thiên nhiên trên Trái Đất. 2. Dựa vào kiến thức đã học và hình 1, em hãy trình bày về đặc điểm của một đới thiên nhiên.

Trên Trái đất người ta chia thành các đới là đới nóng, đới ôn hòa và đới lạnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về đới nóng – khu vực có đến 70% số loài cây và chim, thú trên Trái đất.

Thế nào là đới nóng?

Đới nóng là khoảng giữa hai chí tuyến, kéo dài từ Tây sang Đông thành một vành đai bao quanh Trái đất, là nơi có nhiệt độ cao, Tín phong Đông Bắc và Tín phong Đông Nam thổi quanh năm từ hai dải cao áp chí tuyến về phía Xích đạo.

Đới nóng chiếm một phần khá lớn diện tích đất nổi trên Trái đất, có giới thực, động vật hết sức đa dạng và phong phú. Có đến 70% số loài cây và chim, thú trên Trái đất sinh sống ở rừng rậm đới nóng. Đây cũng là khu vực đông dân, tập trung nhiều nước đang phát triển trên thế giới.

So sánh đới nóng và đới lạnh

Các kiểu môi trường đới nóng

Đới nóng có các kiểm môi trường là: Môi trường xích đạo ẩm, Môi trường nhiệt đới, Môi trường nhiệt đới gió mùa và Môi trường hoang mạc.

Thứ nhất: Về môi trường xích đạo ẩm

Môi trường xích đạo ẩm nằm trong khoảng từ 5OB đến 5ON.

Môi trường xích đạo ẩm có khi hậu nóng và ẩm quanh năm. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất với tháng thấp nhất rất nhỏ (khoảng 3oC) nhưng sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lại tới hơn 10oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến 2500mm, mưa quanh năm; càng gần Xích đạo mưa càng nhiều. Độ ẩm cũng rất cao, trung bình trên 80%, nên không khí ẩm ướt, ngột ngạt.

Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho rừng cây phát triển rậm rạp. Cây rừng xanh tốt quanh năm, mọc thành nhiều tầng từ mặt đất lên đến độ cao 40 – 50m. Trong rừng còn có các loại dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi…, các loài thú leo trèo giỏi và các loài chim chuyền cảnh. Ở các vùng cửa sông, ven biển lầy bùn có rừng ngập mặn.

Thứ hai: Về môi trường nhiệt đới

Môi trường nhiệt đới là những khu vực nằm trong phạm vi khoảng từ 50 đến chí tuyến ở cả hai bán cầu Nam Bắc, đây là một trong những khu vực có lượng dân cư phân bố đông nhất trên thế giới.

Khí hậu của môi trường này được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm và trong một năm có thời kì khô hạn trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 9. Thời kì khô hạn này sẽ càng kéo dài, biên độ nhiệt độ lớn hơn khi nằm ở vị trí gần chí tuyến.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20oC. Tuy nóng quanh năm nhưng vẫn có sự thay đổi theo mùa. Khoảng thời gian Mặt Trời đi qua thiên đỉnh chính là thời kì nhiệt độ tăng cao. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 500 mm đến 1500 mm.

Thiên nhiên của môi trường nhiệt đới thay đổi theo mùa.

Vào mùa mưa, cây cỏ tốt tươi, chim thú linh hoạt, đây cũng là mùa lũ của các con sông. Ở miền đồi núi, nước mưa thấm sâu xuống các lớp đất đá bên dưới

Đến thời kì khô hạn, cây cỏ úa vàng, chim thú tìm về những nơi có nguồn nước; lượng nước sông giảm, lòng sông thu hẹp lại. Ở miền đồi núi, nước di chuyển lên mang theo oxit sắt, nhôm tích tụ dần ở gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng, gọi là đất feralit.

Đất ở môi trường nhiệt đới dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa nếu không được cây cối che phủ và canh tác không hợp lí.

Thảm thực vật cũng thay đổi dần về phía hai chí tuyến, rừng thưa chuyển sang đồng cỏ cao nhiệt đới (xavan) và cuối cùng là những vùng cỏ mọc thưa thớt trên mặt đất cùng với vài đám cây bụi gai (nửa hoang mạc). Diện tích xavan và nửa hoang mạc ngày càng mở rộng, không chỉ do lượng mưa ít mà do con người phá rừng và cây bụi để lấy gỗ, cửi hoặc làm nương rẫy. Đất bị thoái hóa dần và cây cối khó mọc lại được.

Môi trường nhiệt đới thích hợp cho việc trồng trọt nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp… Ở những nơi chủ động được tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp phát triển, dân cư tập trung đông đúc.

Thứ ba: Về môi trường nhiệt đới gió mùa

Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á.

Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, mùa hạ có gió thổi từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn. Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh. Càng về gần Xích đạo, gió ẩm dần lên. Gió mùa mùa đông thổi thành từng đợt. Mỗi khi gió về, ở những vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài đến hàng tuần. Mùa đông ở Hà Nội, nhiệt độ có thể xuống dưới 10oC trong vài ngày.

Khí hậu nhiệt đới gió màu có hai đặc điểm nổi bật: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.

Nhiệt độ trung bình năm ở đây trên 20oC. Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8oC.

Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào sường núi đón hay khuất gió.

Thời thiết thất thường. Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, có năm nhiều nên dễ gây ra hạn hán hay lụt lội.

Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng và phong phú của đới nóng.

Nhịp điệu mùa có ảnh hưởng tới cảnh sác thiên nhiên và cuộc sống của con người trong khu vực.

Tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm mà có các thảm thực vật khác nhau. Khi hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho việc trồng cây lương thực nhiệt đới (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp. Vùng nhiệt đới gió mùa là một trong những nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới.

Thứ tư: Về môi trường hoang mạc

Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái đất. Môi trường hoang mạc nằm dọc hai bên đường chí tuyến, ở sâu trong lục địa, ven bờ có dòng biển lạnh hoạt động

Môi trường hoang mạc có khí hậu hết sức khô hạn và khắc nghiệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè lớn. Do thiếu nước -> động thực vật nghèo nàn.

Dân cư khu vực tập trung ở các ốc đảo.

Để thích nghi với môi trường, động, thực vật thực hiện các biện pháp tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể, tránh nóng.