So sánh hai bài thơ chiều tối và từ ấy

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét về thơ rằng: “thơ không cần nhiều từ ngữ nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống. Nó chỉ cần cảm nhận và chuyển đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ”. “Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử quả thật là những vần thơ như thế. Chỉ với ba khổ thơ nhưng giàu sức gợi với bức tranh thiên nhiên sinh động, tình tứ, đầy xúc cảm với những nhớ nhung da diết và lòng khát sống, xen lẫn bao hoài nghi và tuyệt vọng. Bài thơ chính là tiếng lòng tha thiết của một con người tài hòa, đa cảm trong nghịch cảnh đầy đau thương. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? ... Ai biết tình ai có đậm đà?” Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng khởi đầu cho dòng lãng mạn Việt Nam, là người khởi xướng ra trường thơ loạn. Mặc dù là người có tài năng và tình yêu cuộc sống sâu sắc nhưng Hàn Mặc Tử đã không có cơ hội tận hưởng hết tuổi trẻ tươi đẹp của mình. Khi mới 23 tuổi, cái tuổi còn rất say mê với đời, đang tràn đầy sức sống thì Hàn Mặc Tử mắc căn bệnh hiểm nghèo. Sau 5 năm vật lộn trong đau đớn với bệnh tật ông đã ra đi trong khi sự nghiệp văn học còn dang dở, cuộc đời còn lưng chừng, bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ trích trong tập “Thơ Điên” được viết khi tác giả đang nằm trên giường bệnh chống chọi với sự giằng xé về cả tâm hồn lẫn thể xác. Thi phẩm bắt đầu bằng một câu hỏi tu từ mang đầy ý vị: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” Câu hỏi cất lên vừa như một lời mời gọi da diết của người thôn Vĩ mà tác giả tưởng tượng ra, vừa như một lời trách móc mà Hàn Mặc Tử tự phân thân ra để hỏi chính lòng mình: thôn Vĩ đẹp thế sao không về thăm? Có lẽ về Huế chính là nỗi trăn trở, băn khoăn và nuối tiếc vô cùng của thi sĩ. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi nhớ da diết về cảnh cũ, người xưa, chứa đựng khát khao cháy bỏng được về lại Huế một lần. Bằng tất cả nỗi nhớ và hồi ức, nhà thơ đã làm một cuộc hành hương trong tâm tưởng. Bức tranh thôn Vĩ dần hiện ra trước mắt người đọc qua từng lời thơ, một bức tranh Vĩ Dạ đầy lung linh, tươi đẹp và căng tràn sức sống: “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc” Khung cảnh Vĩ Dạ được mở ra từ xa tới gần, từ cao tới thấp, mỗi góc độ một vẻ đẹp nhưng đều thơ mộng và tràn trề sức sống trong ban mai. Trong hành trình “thăm” Vĩ Dạ bằng tâm tưởng, cái nhìn đầu tiên của nhà thơ dừng lại trên hình ảnh của “nắng hàng cau, nắng mới lên”. Hai từ “nắng” trong cùng một câu thơ khiến ta cảm nhận được cả một không gian tràn ngập sắc nắng sớm, chẳng từ ngữ miêu tả màu sắc, nhưng ánh nắng hiện ra cứ trong trẻo và tinh khôi biết nhường nào Những hàng cau cao vút, thẳng tắp vươn lên bầu trời đón những giọt nắng mai đầu tiên. Trong ánh nắng ban mai tinh khôi đó, khu vườn của “ai” hiện lên đầy sức sống, tràn trề nhựa mật. Đại từ “ai” phiếm chỉ, không biết rõ là của người nào bởi khu vườn đó là khu vườn trong tâm tưởng của nhà thơ. Khu vườn đầy những cỏ cây xanh “mướt”. Chỉ một từ “mướt” thôi nhưng đã gợi ra cái sự trù phú, non tơ, mỡ màng và tràn đầy sinh khí của khu vườn thôn Vĩ, đồng thời cũng cho thấy sự khéo léo, chăm chỉ của đôi bàn tay chăm sóc khu vườn ấy. Để tăng hiệu quả về thẩm mỹ, tác giả đã sử dụng cách so sánh đầy ấn tượng “xanh như ngọc”. Sắc xanh trong trẻo của những tán lá dưới ánh mặt trời trở lên thật lung linh, thật đặc biệt. Phải chăng sương đêm đã gột rửa hết những bụi bặm để khoác lên cây lá tấm áo choàng trong suốt lấp lánh khi nắng lên. Lời thơ không chỉ là lời tả cảnh mà còn là sự trầm trồ của thi nhân khi ngợi ca cảnh vườn Vĩ Dạ với một tình yêu tha thiết Trong cảm xúc bất tận, xao xuyến về khung cảnh thôn Vĩ, hình ảnh con người thấp thoáng sau khóm trúc hiện lên thật đặc biệt: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

Mặt chữ điền thường gợi về vẻ đẹp phúc hậu, lá trúc gợi cái dáng vẻ mảnh mai, thanh tú. Câu thơ ngoài ý nghĩa tả thực: thấp thoáng sau khóm trúc có khuôn mặt rất phúc hậu của ai đó hình như đang dõi theo khách đường xa, còn có ý nghĩa tượng trưng, cách điệu hóa. Cảnh và người tô điểm cho nhau: cảnh thơ mộng, người phúc hậu quý phái. Thiên nhiên và con người hòa quyện vào nhau tạo nên một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. Nếu như ở khổ thơ thứ nhất nhà thơ nhìn cảnh vật bằng niềm lạc quan yêu đời thì sang khổ thứ hai, tâm trạng thi nhân dần có sự đổi khác, đó chính là lúc mặc cảm chia lìa hiện ra rõ nét dưới từng câu chữ: Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Bốn câu thơ như vẽ ra trước mắt chúng ta một khung cảnh của quê hương xứ Huế trong buổi chiều tối với những gam màu trầm lắng, nhưng nếu như nhìn thật kỹ ta sẽ thấy những nghịch lý, những điều trái tự nhiên ẩn trong từng sự vật. “Mây, gió” vốn là hai thứ luôn song hành nhưng ở đây Hàn Mặc Tử đã nhân hoá chúng và miêu tả chúng đang trong cuộc chia ly. Mây một đường còn gió thì một nẻo, chúng đang xa cách, đang chia lìa. Đó phải chăng cũng là tâm trạng của nhà thơ lúc này khi ông đang ở trong một mối tình đơn phương xa cách và phải chia lìa với cuộc đời vì bệnh tật. Nghệ thuật nhân hóa “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” càng khẳng định nỗi sầu đang giăng kín trong lòng người thi sĩ. Nỗi buồn thấm vào cảnh vật, hay chính tâm hồn nhà thơ đang sầu muộn, mà cảm nhận thiên nhiên cũng sầu thương, buồn bã đến nặng lòng, bởi vốn dĩ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Tất cả giờ đây chỉ còn trong cõi mộng, cả cảnh vật cũng như tình người. Dòng sông không còn là dòng sông của sóng nước nữa mà là dòng sông ánh sáng, lấp lánh ánh trăng vàng, con thuyền vốn có thực trên dòng sông đã trở thành một hình ảnh của mộng tưởng, neo đậu trên bến sông trăng để chở trăng về một bến nào đó trong mơ. Cảnh chập chờn giữa thực và mộng, không gian hư ảo, mênh mang. Từ cái không gian tràn ngập ánh trăng ấy vang vọng lên một câu hỏi “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Câu hỏi làm nhịp thơ như chùng xuốngừ “kịp” làm cho thời gian như trôi nhanh hơn, thể hiện tâm trạng lo âu, trăn trở của nhà thơ cho một dự cảm không lành về quỹ thời gian sống đang bị vơi cạn đi từng ngày, cuộc chia lìa vĩnh viễn có thể đến bất cứ lúc nào. Hiện thực không như mong đợi, tác giả tìm về giấc mơ, giấc mơ tuy không trọn vẹn nhưng ít ra cũng là niềm an ủi để nói với lòng người: “Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra; Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” Nhà thơ đã hoàn toàn chìm vào trong cõi mộng. “Bến trăng” và “sông trăng” ở khổ trước dẫn lối mở ra một không gian giữa tâm tưởng và thực tại, để Hàn Mặc Tử mặc nhiên đắm chìm trong đó. Trong cơn mơ, “khách đường xa” hiện lên thật xa mà cũng thật gần, khiến tác giả như muốn nắm lấy mà không thể. Đó có thể là bóng dáng cô Hoàng Cúc, cũng có thể là một vị khách vãng lai nào đó đến đưa tác giả đi xa khỏi thực tại phũ phàng. Trong giấc mơ của thi sĩ, bóng hình em hiê ̣n lên: “Áo em trắng quá nhìn không ra” làm thi nhân vừa choáng ngợp, nghẹn ngào, vừa xót xa, tiếc nuối. Dù khao khát đến cháy bỏng được chiêm ngưỡng tà áo em trắng tinh khôi thuở nào, những bệnh tật đã làm cho thi nhân chẳng còn chút tỉnh táo, lạc mất vào cõi hư không “nhìn không ra”, không rõ đấy là màu trắng của áo em hay là màu của tâm tưởng, của những kỉ niệm xưa cũ. “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”, “ở đây” có thể là không gian hiện thực nơi xứ Huế với khung cảnh sáng sớm vẫn còn thấm hơi sương nhưng cũng có thể lại chính là không gian tâm tưởng, không gian nơi tác giả đang đắm chìm trong đau thương, tuyệt vọng đến cùng cực để rồi thốt lên một câu hỏi, chẳng có câu trả lời “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Một câu hỏi tu từ chứa đựng bất an, hoài nghi về tình người của con người xứ Huế. Liệu sau

chim trời sau ngày dài đập cánh, bay đi kiếm ăn cũng mỏi mệt trở về nơi rừng sâu tìm chốn nghỉ ngơi. Giữa khoảng không rộng lớn của đất trời, cánh chim nhỏ bé chao nghiêng dẫu có mỏi mệt, nhọc nhằn vẫn cố gắng vươn mình bay về tìm nơi nương náu. Cánh chim chiều về mang cả một nỗi sầu khắc khoải khôn nguôi. Phải chăng cánh chim ấy cũng chính là đôi chân của người tù, vẫn miệt mài từng bước tìm con đường giải phóng cho quê hương, vẫn khát khao ngày được trở về đặt chân trên đất mẹ thân yêu. Nhưng cánh chim dù mỏi thì giờ đây đã được trở về tổ nghỉ ngơi, còn người tù chính trị dù có mỏi mệt vẫn phải tiếp bước đi. Giữa không gian bao la ấy còn có sự góp mặt của những chòm mây trôi lững lờ. Hai từ “mạn mạn” diễn tả cách di chuyển chậm rãi mang vẻ uể oải, mệt nhoài. So với nguyên tác thì bản dịch đã dịch thiếu chữ “cô” làm ý thơ không diễn đạt được hết sự đơn lẻ của chòm mây trên tầng không cũng chính là sự cô đơn, lạc lõng của người tù. Hình ảnh chòm mây là một trong những chất liệu quen thuộc trong thi ca cổ điển được rất nhiều thi nhân xưa đưa vào thơ của mình để bộc lộ tinh thần tự do, tự tại, phiêu bồng, thoát ly khỏi thực tại đồng thời một phần cũng bộc lộ sự cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình. Ý này cũng phù hợp để nói về tâm trạng của Hồ Chí Minh trong cảnh ngục tù lắm gian truân, tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì vẫn chưa đủ để diễn tả hết vẻ đẹp trong thơ của Bác. Bởi, bên cạnh sự lẻ loi, cô độc của chòm mây, người ta còn nhìn ra tâm hồn lạc quan, thư thái, sự tích cực trong cách nhìn nhận sự vật. Tất cả những điều đó đã nhấn nhấn mạnh và làm nổi bật tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của Hồ Chí Minh trong chuỗi ngày bị giam cầm, có thể nói rằng không gì có thể làm suy sụp đi ý chí ấy, mà chỉ làm cho lý tưởng cách mạng trong lòng Người càng thêm sáng rõ. Hai câu thơ đạt đến mức vi diệu của lối tả cảnh ngụ tình. Ở đó ta bắt gặp một tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên và sự sống, một nghị lực phi thường và đó cũng chính là chất thép trong thơ của Bác. Nếu ở hai câu thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên mênh mông, đượm nét buồn lúc chiều muộn nơi rừng núi, thì hai câu sau bỗng xuất hiện bóng dáng con người: “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.” Giữa cảnh buồn của thiên nhiên như trong thơ cổ, cô sơn nữ hiện lên như một điểm sáng, làm cho cả bức tranh trở nên sinh động, vui tươi hơn. “Xóm núi” là hình ảnh giản dị biểu tượng cho sự sống bình yên của con người. Xóm núi như đẹp hơn, ấm áp hơn với hình ảnh người thiếu nữ. Vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống của người thiếu nữ với tư thế lao động bình dị, đời thường đã trở thành tâm điểm của bức tranh thiên nhiên buổi chiều. Phải chăng chính cái sức sống ấy đã làm nên vẻ đẹp lung linh cho bức tranh. Có thể nói rằng hình ảnh thiếu nữ xay ngô chính là dấu ấn cho quan niệm thẩm mỹ mới mẻ của Hồ Chí Minh, khẳng định vai trò, vị thế của con người trước thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn, con người làm chủ thiên nhiên và sống chan hòa với thiên nhiên. Đó là nét cổ điển mà hiện đại trong thơ của Bác. Không chỉ thế, trong hình cảnh cô gái xay ngô tối, người ta còn nhìn nhận được những khao khát, mong mỏi của tác giả khi Người luôn hướng về cuộc sống của nhân dân lao động, về mái ấm yên bình, dẫu gian lao vất vả, nhưng ẩn chứa những vẻ đẹp tiềm tàng, mạnh mẽ, đầy hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Cô gái miệt mài xay ngô, cối xay vẫn cứ quay và quay tít “ma bao túc” rồi “bao túc ma”, sự sáng tạo trong điệp ngữ vòng tạo nên sự nhịp nhàng trong vòng quay của công việc. Thời gian lúc này đã chuyển hẳn sang tối, tuy ở bản phiên âm không có một chữ “tối” nhưng người đọc đều có thể nhận ra trời đã tối hẳn bởi nhìn thấy lò than “rực hồng. Thông thường, khi trời từ chiều tối sang tối hẳn có lẽ rằng bài thơ sẽ kết thúc bằng cảnh tượng màn đêm đen kịt bao phủ khắp núi rừng, che phủ đi hình ảnh con người, để lại nỗi cô đơn, lạnh lẽo và mênh mang vô tận. Nhưng ở trong Chiều tối, bóng đêm lại được bắt đầu bằng hình ảnh lò than đã rực hồng “lô dĩ hồng”, như một sự khởi đầu ấm áp, biểu hiện cho cuộc sống ban ngày vừa kết thúc, cuộc sống sinh hoạt mới thực sự bắt đầu. “Hồng” là nhãn tự, là điểm bừng sáng của bài thơ, hình tượng thơ có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ nỗi buồn đến niềm vui, từ lụi tàn đến sự sống, từ cô đơn đến sum vầy, quây quần. Hình ảnh lò than “rực hồng” là hình ảnh giản dị nhưng hàm chứa đầy ý nghĩa. Nó gợi nên bao sự ấm áp, xua tan đi sự lạnh lẽo của núi rừng và nỗi cô đơn của con người. Lò than ấy cũng thắp sáng lên một niềm tin mãnh liệt, cách mạng nhất định sẽ thắng lợi. Chính vì thế người ta đã chẳng còn nhận thấy sự tối tăm, ảm đạm mà thay vào đó là cảm giác ấm áp, sum vầy. Bằng biện pháp kết hợp hài hoà hình ảnh cổ điển và tinh thần hiện đại, cách diễn đạt cô đọng mà hàm súc, bài thơ Chiều tối đã thể hiện được tâm hồn Bác, con người dù trong đau khổ trong xiềng xích vẫn vững niềm tin

phía trước, vẫn giữ tinh thần thép trong cuộc sống. Đồng thời thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước và ý chí sắt đá của người chiến sĩ. TỪ ẤY Tuổi 18, một lứa tuổi luôn tràn đầy tinh thần nhiệt huyết, luôn sục sôi sức trẻ. Trong cái độ tuổi này, khi mà có không biết bao nhiêu người vẫn còn đang băn khoăn đi tìm kiếm lẽ yêu đời thì người thanh niên yêu nước Tố Hữu của chúng ta năm ấy đã tìm ra cho mình một con đường lý tưởng. Đó là con đường được soi rọi bằng ánh sáng của Đảng, đó là con đường vì những mảnh đời cơ cực, vì những kiếp phôi pha không áo cơm, cù bất cù bơ. Mọi sự xúc động vỡ òa ấy và những lý tưởng cao đẹp đã được nhà thơ chuyển tải thành những dòng thơ giàu cảm xúc qua bài thơ “Từ ấy”. (chỗ này để trích bài thơ) Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc, là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Cuộc đời thi sĩ và chiến sĩ của Tố Hữu luôn song hành với nhau. “Từ ấy” được Tố Hữu viết vào năm 1938 in trong tập thơ cùng tên. Nhan đề của bài thơ là “Từ ấy”, tên tập thơ là “Từ ấy”, và mở đầu bài thơ cũng là “Từ ấy”. Vậy từ ấy là từ khi nào? “Từ ấy” là chỉ cái mốc thời gian đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và trong cuộc đời thơ Tố Hữu. Đó là khi Tố hữu được kết nạp vào Đảng, được đứng vào hàng ngũ danh dự của những con người tiên phong. Mốc thời gian “từ ấy” là một từ phiếm chỉ hay và sâu sắc, dù không nêu rõ ngày tháng năm nào, thế nhưng mang đậm dấu ấn về một mốc son đáng nhớ nhất trong cuộc đời, đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ của người thanh niên cách mạng:“Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp dám sống, dám đấu tranh”. Khổ thơ đầu thể hiện niềm vui to lớn và niềm xúc động thiêng liêng của người thanh niên yêu nước khi bước vào hàng ngũ cách mạng: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim” Đọc thơ mà người đọc như đang được nghe kể về một câu chuyện của chính nhà thơ với lối thơ tự sự, nhịp điệu chậm rãi đầy xúc cảm. Hai câu thơ đầu tiên thể hiện niềm vui sướng đến ngỡ ngàng của một thanh niên trẻ khi tìm ra lý tưởng của cuộc đời mình. Và cũng chính từ giây phút đó, tâm hồn ông bừng lên những xúc cảm tươi vui, rộn rã. Ông ví von ánh sáng của Cách mạng như thứ ánh “nắng hạ” vô cùng rực rỡ, vô cùng chói lọi soi tỏ trái tim, tâm hồn của ông. “Nắng hạ” là cách nói ẩn dụ, ví như nguồn nhiệt lượng dồi dào, bừng cháy mạnh mẽ trong tâm hồn của nhà thơ. Không phải cái nắng chan hòa của mùa xuân hay cái nắng dịu nhẹ của mùa thu mà là cái nắng hạ gay gắt, là cái nắng rực rỡ, chói lòa và mạnh mẽ nhất trong cả năm. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, mặt trời chân lí – một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Mặt trời của thiên nhiên đem lại cho nhân gian ánh sáng, hơi ấm, sự sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Kết hợp với những động từ “bừng” chỉ ánh sáng phát ra đột ngột, “chói” chỉ ánh sáng có sức xuyên mạnh càng nhấn mạnh ánh sáng cùa lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới cùa nhận thức, tư tưởng, tình cảm. Tác giả như bước ra, thoát khỏi chốn tăm tối, bế tắc, không lối thoát của cuộc đời để đến với ánh sáng của cách mạng và niềm tin. Giây phút được bước vào hàng ngũ của đảng như là "chân lý", điều đáng trân trọng một đời. Sự chuyển biến rõ nhất diễn ra trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng. “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” Câu thơ bay bổng, đậm chất lãng mạn. Trong tâm hồn người chiến sĩ, thi sĩ trở nên tưng bừng, vui sướng. Tâm hồn trở nên nhộn nhịp, vui tươi như “ một vườn hoa lá”. Một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót. Đối với khu vườn hoa lá ấy, còn gì

một mình, chiến đấu chỉ vì lý tưởng của bản thân, mà hơn hết là ông chiến đấu vì cả đất nước, vì cả một dân tộc đang lầm than, vì những con người thân thương ruột thịt. Bằng sự kết hợp giữa thể thơ thất ngôn cùng từ ngữ mới mẻ, hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, lời thơ da diết, nồng nàn, tác phẩm đã thể hiện đầy đủ và sâu sắc ý thức cách mạng của người chiến sĩ trước sự độc lập của dân tộc. Tố Hữu không chỉ là một người chiến sĩ kiên cường trên mặt trận kháng chiến mà còn là một người nghệ sĩ tài năng trên mặt trận nghệ thuật vì cách mạng. Bài thơ khép lại như một minh chứng rõ nét về người chiến sĩ có lí tưởng cao đẹp. Từ ấy” đã trở thành một bài thơ bất hủ, nhắc nhở mỗi chúng ta về ý thức và trách nhiệm với cuộc đời mình, với đất nước, nhân dân.

Chủ đề