So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Trong hệ thống quản lý chất lượng, khái niệm QA và QC rất thường xuyên được sử dụng. Mặc dù đều liên quan đến chất lượng, nhưng mỗi thuật ngữ đều có những khác biệt to lớn, kể cả trong khái niệm cũng như đặc điểm. Vậy QA và QC khác nhau như thế nào trong sản xuất? QA và QC đóng vai trò như thế nào trong quản lý chất lượng?

1. Khái niệm QA và QC?

Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng là hai khía cạnh riêng biệt bên trong mô hình quản lý chất lượng. Theo đó, các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng cũng như kiểm soát chất lượng sẽ có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng, hai hoạt động này đều có những định nghĩa khác nhau.

Hiểu đơn giản, các hoạt động và trách nhiệm của việc đảm bảo chất lượng sẽ được diễn ra trên toàn hệ thống quản lý chất lượng. Trong khi đó, kiểm soát chất lượng là một phần cấu thành nên hoạt động tổng quan của mô hình QA.

QA là gì?

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

QA là viết tắt của Quality Assurance, nghĩa là đảm bảo chất lượng. Trong hệ thống quản lý chất lượng, QA tập trung chủ yếu vào việc hoạch định, xây dựng tài liệu và tạo ra một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho từng sản phẩm cũng như nhiệm vụ cụ thể của từng cấp bậc nhân viên trong việc thực hiện. Từ việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng một cách khoa học, có lộ trình từ trước, mỗi đơn vị có thể không ngừng nâng cao và hoàn thiện chính sản phẩm mà đơn vị cung cấp.

QC là gì?

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

QC là viết tắt của Quality Control, được hiểu là kiểm soát chất lượng. Bộ phận QC đóng vai trò trực tiếp trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tại từng công đoạn của quá trình sản xuất.

Theo đó, bộ phận QC sẽ chú trọng vào việc thực hiện các yêu cầu nhằm quản lý chất lượng. Đồng thời chịu trách nhiệm kiểm soát quá trình tạo ra sản phẩm bằng cách quản lý chặt chẽ các yếu tố như máy móc, nguyên vật liệu đầu vào, phương pháp sản xuất, nhân sự và môi trường sản xuất.

Tìm hiểu thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng để có cái nhìn tổng quan về cách tối ưu và quản lý chất lượng toàn diện

2. QA khác gì QC?

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

QAQCĐịnh nghĩaQA là một tập hợp các hoạt động để đảm bảo chất lượng của quá trình phát triển sản phẩmQC là tập hợp các hoạt động nhằm kiểm tra chất lượng của chính sản phẩm. Các hoạt động này sẽ tập trung vào việc xác định và sửa chữa các khiếm khuyết của các sản phẩm thực tế.Mục đíchMục đích của QA là ngăn ngừa các khiếm khuyết xảy ra trong quá trình sản xuất. Nói cách khác QA là một quy trình mang tính chủ độngMục đích của QC là phát hiện và sửa chữa các khiếm khuyết. Do đó, QC là một quá trình mang tính thụ độngMục tiêuMục tiêu của QA là cải thiện các quy trình kiểm tra và phát triển nhằm mục đích tránh phát sinh các lỗi kỹ thuật trong quá trình phát triển sản phẩmMục tiêu của QC là xác định các khuyết điểm của sản phẩm trong khi được phát triển và trước khi xuất xưởng.Cách thứcThông qua thiết lập hệ thống quản lý chất lượng đi kèm với tính năng đánh giá năng lực của hệ thống đó một cách chính xác và cụ thể . Đánh giá sự phù hợp định kỳ đối với các hoạt động của hệ thống.Bằng cách tìm ra và giải quyết các nguồn cơn gây ra vấn đề chất lượng thông qua các công cụ và thiết bị nhằm đảm bảo luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàngBiện phápKỹ thuật phòng ngừa và biện pháp chủ động.Kỹ thuật khắc phục và biện pháp phản ứng.Đối tượng thực hiệnCác cá nhân liên quan đến việc trực tiếp phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ.Một nhóm cụ thể chịu trách nhiệm kiểm tra sản phẩm/dịch vụ để phát hiện lỗi và sửa chữa khiếm khuyết.Ví dụ cụ thểQA đảm bảo làm đúng cách ngay từ lần đầu tiênQC đảm bảo kết quả đầu ra đúng như những gì mong đợi.Công cụCông cụ & Kỹ thuật Thống kê có thể được áp dụng trong cả QA & QC. Khi áp dụng cho quá trình sản xuất (đầu vào của quá trình), các công cụ này sẽ được gọi là Công cụ kiểm soát số liệu của quá trình (SPC); và thuộc về QA.Khi các công cụ & kỹ thuật thống kê được áp dụng cho thành phẩm (đầu ra của quá trình), chúng được gọi là Thống kê Kiểm soát chất lượng (SQC) và sẽ thuộc về QC.Vai tròQA là một công cụ quản lýQC là một công cụ điều chỉnhNhiệm vụQA mang tính định hướng quy trình sản xuấtQC mang tính định hướng sản phẩm

Quản lý chất lượng có vai trò quan đối với doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm tốt giúp thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và là cơ sở để chiếm lĩnh, mở rộng thị trường, tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường. Vậy doanh nghiệp làm thế nào để quản lý chất lượng hiệu quả? Đón đọc bài viết: 101 Điều cần biết về quản lý chất lượng để tìm hiểu các phương pháp để quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng tại doanh nghiệp.

3. Nhân viên QC và QA làm gì?

Nhân viên QA làm gì?

  • Nhân viên QA có nhiệm vụ thiết lập, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng (dựa trên hệ thống ISO 9001, tiêu chuẩn ASME,…) cho doanh nghiệp của mình. Theo đó, nhân viên QA sẽ xây dựng sổ tay chất lượng, quy trình hệ thống chất lượng, các biểu mẫu quản lý chất lượng… làm quy chuẩn đảm bảo chất lượng các sản phẩm đầu ra đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
  • Đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp theo tuần/tháng/năm. Sau đó, có những điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề xảy ra.
  • Liên tục cải tiến sản xuất, cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng mới và nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp để có thể đáp ứng sự đổi mới trong nhu cầu của thị trường.
  • Phối hợp với bộ phận QC nói riêng và các đơn vị khác trong doanh nghiệp nói chung để giám sát việc thực hiện các quy chuẩn kiểm định chất lượng.
  • Quản lý hồ sơ và các chứng nhận năng lực theo quy trình.
  • Hỗ trợ huấn luyện, đào tạo các phòng ban trong tổ chức về việc áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng đề ra.

Nhân viên QC làm gì?

Thông thường, công việc của nhân viên QC được chia thành 3 vị trí:

Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (IQC)

Đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ máy, các nhân viên IQC có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của các nguyên vật liệu đầu vào. Bên cạnh đó, theo dõi tình hình sử dụng và chất lượng nguyên liệu, vật tư để đảm bảo luôn đạt chất lượng theo yêu cầu.

Nếu như nguyên vật liệu có các vấn đề phát sinh về chất lượng, nhân viên IQC sẽ liên hệ với các bên cung ứng để giải quyết.

Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (PQC)

Theo đó, nhân viên PQC có sự gắn kết chặt chẽ với IQC để cùng triển khai, điều chỉnh các quy trình kiểm soát chất lượng của sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, nhân viên PQC còn có nhiệm vụ kiểm tra các công đoạn làm việc của nhân viên một cách liên tục. Điều này nhằm đảm bảo sản phẩm được gia công đúng quy trình đã được đề ra và đạt yêu cầu cũng như phản hồi lại IQC nếu phát hiện nguyên liệu, vật tư không đảm bảo chất lượng.

Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC)

Theo đó, các nhân viên OQC sẽ thiết lập nên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thành phẩm theo các quy trình chất lượng quốc tế mà doanh nghiệp áp dụng.

Từ quy trình trên, đội ngũ nhân viên OQC sẽ trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng thành phẩm trên toàn bộ chuyền sản xuất. Đối với các thành phẩm lỗi, sai sót trong phần kỹ thuật, cần được thu thập và xác định nguyên nhân lỗi/hỏng. Và sau đó sẽ chuyển yêu cầu sửa chữa cho PQC.

Đây cũng là bộ phận giải quyết những yêu cầu, khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm khi sản phẩm được xuất xưởng.

Trên đây là những khác biệt của QC và QA cũng như nhiệm vụ riêng biệt mà mỗi nhân viên cần nắm rõ. Hy vọng bài viết giúp doanh nghiệp bạn phần nào nắm rõ hơn về lĩnh vực này và đưa ra được định hướng xây dựng quản trị chất lượng hiệu quả trong tương lai… Để được tư vấn về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng mời bạn liên hệ đến số hotline: 092.6886.855

5/5 - (1 bình chọn)

Tags: quản lý chất lượng

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng













  • Bài viết mới
  • Bài đọc nhiều nhất

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Nhà máy thông minh – Mô hình kiến trúc và đặc...

05/12/2022

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

So sánh CRM và ERP: Nên chọn hệ thống nào để quản...

30/11/2022

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Chuyển đổi số doanh nghiệp: Các bước thực hiện

30/11/2022

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Lợi thế...

25/11/2022

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

11 Lợi ích của chuyển đổi số đối với mọi...

24/11/2022

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Phần mềm ERP là gì? Hệ thống ERP | Giải pháp ERP...

01/11/2022

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Công nghệ 4.0 và những điều bạn cần biết

26/05/2020

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Hệ thống MES là gì mà nhà máy thông minh không thể...

28/02/2021

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Nhà máy thông minh – Mô hình kiến trúc và đặc...

05/12/2022

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Quản lý sản xuất là gì? Những thông tin cực hữu...

23/11/2021

Có thể bạn quan tâm

quản lý chất lượng cánh tay robot công nghiệp giải pháp nhà máy thông minh 3D printing bullwhip effect CAD CAD/CAM/CNC chuỗi cung ứng chuyển đổi số chuyển đổi số chuỗi cung ứng công nghệ 4.0

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện



Họ tên

Số điện thoại


Email




Tên doanh nghiệp tổ chức


Chức vụ


Ngành/Lĩnh Vực




Thư viện tài liệu miễn phí

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Ebook Quản lý chất lượng với 7QC Tools

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Top tài liệu được tải nhiều nhất

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện
Ebook Quản lý sản xuất 4.0
So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Ebook Cẩm nang quản lý kho thông minh

Xem tất cả

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?

Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng













BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Nhà máy thông minh – Mô hình kiến trúc và đặc trưng cơ bản

05/12/2022

Nhà máy thông minh (Smart Factory) là một trong những bước nhảy vọt điển hình nhất khi nhắc tới cuộc cách mạng công nghiệp...

xemthem

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Các loại thiết bị tự động hóa trong sản xuất

15/11/2022

Thiết bị tự động hóa là giải pháp tốt nhất cho các nhà máy sản xuất công nghiệp. Nó có thể thay thế con người trong...

xemthem

So sánh sự khác biệt giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

6 Nhược điểm của robot công nghiệp

08/11/2022

Theo Fortune Business Insights, thị trường robot công nghiệp được dự đoán sẽ đạt 31,3 tỷ USD vào năm 2028. Các lãnh đạo ngày...