So sánh tiếng trung và tiếng anh năm 2024

Do quy mô dân số mà Trung Quốc là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Tương tự, những người di cư Trung Quốc sẽ có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới, gây ra sự lan truyền về ngôn ngữ và văn hóa của họ. Sự gần gũi với đồng hương của họ đã giúp tạo ra những cộng đồng lớn, để họ có thể giúp nhau trở thành những cộng đồng có sức ảnh hưởng, giúp nhau thành lập các tổ chức và doanh nghiệp mang lại lợi ích cho đồng bào của họ. Trung Quốc đã đóng cửa với các nước phương Tây đã từ lâu, nên mọi người rất thích thú khi tìm hiểu về đất nước, con người, văn hóa và đặc biệt là ngôn ngữ nơi đây. Cùng Oversea Translation đi tìm hiểu những điểm khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Trung Quốc nhé. Hứa hẹn bài viết này sẽ khiến bạn đọc thích thú.

.jpg)

Khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Trung Quốc là gì?

7 điểm khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Trung Quốc

1. Trong tiếng Trung không có mạo từ và biến tố động từ

Bạn phải sử dụng các mạo từ khác nhau trong tiếng Anh. Động từ thay đổi phụ thuộc vào người và thì của động từ. Những điều này lại không được áp dụng trong tiếng Trung, giúp người nhận tiếp nhận ngôn ngữ một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với người Trung muốn học tiếng Anh thì có thể khá khó khăn. Một điều cần lưu ý nữa là trong tiếng Trung không có “th”.

2. Không có các từ tương đương với từ “yes”

“Yes” là từ gần nhất mà bạn có thể sử dụng cho từ tiếng Anh, còn trong tiếng Trung là “shi”. Nhưng có một số cách trong tiếng Trung để biểu thị sự đồng ý thay vì “yes”. Phụ thuộc vào câu hỏi và câu trả lời được yêu cầu, có thể trả lời “yes” hoặc biểu thị đồng ý qua những cách sau:

  • Shì de - yes, that’s right
  • Duì - correct or right
  • Xing - okay
  • You - have
  • Ke yi - okay, fine, all right
  • Méi wèn tí - no problem
  • Méi cuò - that’s right, sure
  • Hao de - okay, fine, good

3. Tiếng Trung không có bảng chữ cái

Chắc có lẽ bạn sẽ mừng thầm khi biết rằng ngôn ngữ này không có bảng chữ cái, chính vì thế ngôn ngữ này sẽ dễ học hơn. Nhưng hoàn toàn không phải vậy, tiếng Trung có đến hàng ngàn ký tự đúng một mình, khó học hơn 26 chữ cái tiếng Anh. Bạn có thể sử dụng bính âm để phiên âm các ký tự của tiếng Trung thành các ký tự La Mã. Điều này sẽ giúp bạn khi học sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn.

.jpg)

Điểm khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Trung Quốc

4. Không phân biệt số ít - số nhiều

Từ tiếng Anh có dạng phân chia giữa số ít và số nhiều. Tiếng Trung thì không cần phân biệt như vậy, đây là một điểm cộng cho các bạn muốn học tiếng Trung.

5. Giọng điệu sẽ làm thay đổi ý nghĩa của từ

Tiếng Trung là một ngôn ngữ có âm sắc, ngữ điệu được sử dụng khi phát âm là một dấu hiệu cho thấy ý của người nói. Cao độ có năm ngữ điệu, thay đổi hoàn toàn ý nghĩa và hiệu quả.

6. Lượng ký tự khổng lồ

Tiếng Trung có đến 50.000 ký tự độc đáo. Người học phải cần ghi nhớ khoảng 2.000 đến 3.000 ký tự để có thể đọc được một bài báo viết bằng tiếng Trung.

.jpg)

Tiếng Trung có nhiều ký tự

7. Tập trung vào ý nghĩa, không phải là cấu trúc

Trong ngôn ngữ Trung, ý nghĩa là trọng tâm chứ không phải là cấu trúc, đó là mối quan tâm khi học ngôn ngữ Anh, làm cho câu trở nên dài và phức tạp. Nhưng điều đó sẽ giúp cho mọi người hiểu được những gì đang được nói. Nhưng trong ngôn ngữ Trung, hầu hết các câu đều ngắn gọn. Cũng có những câu dài, bạn sẽ thấy chúng được chia thành nhiều cụm ngắn, được phân tách bằng dấu phẩy.

Kết bài

Đây là những điểm khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Trung Quốc rất quan trọng. Các ngôn ngữ này đều được quốc tế công nhận và được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam hiện nay. Hai ngôn ngữ này rất quan trọng đối với cộng đồng kinh tế toàn cầu, vì vậy hãy tìm được cho mình một phương pháp học tốt để hiểu được các doanh nghiệp Trung Quốc cần gì.

Mặc dù gặp khó khăn trong việc học ngôn ngữ Trung, trong khi bạn muốn giao tiếp với các đối tác đến từ Trung Quốc. Oversea Translation luôn làm hài lòng các khách hàng trong nước và ngoài nước. Chúng tôi - công ty Dịch Thuật Nước Ngoài (Oversea Translation) rất vinh hạnh sẽ là một lựa chọn của quý khách hàng.

Và đây là bài viết về 7 điểm khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích đến các bạn, hẹn gặp lại vào các bài viết sau của Oversea Translation.

Tôi làm việc với nhiều khách hàng khắp các châu lục, đều dùng tiếng Anh để trao đổi với người Trung Quốc, Nhật Bản hay Đức.

Luật sư Khanh đang làm việc tại Mỹ, chia sẻ bài viết về chuyện học ngoại ngữ thứ hai:

Khi còn nhỏ, ở thị xã quê tôi có một trung tâm sinh ngữ. Gọi là sinh ngữ vì ở đó các ngôn ngữ đang "sinh sống", tức là được dùng nhiều, mới được dạy. Thật ra thì chỉ có ba ngôn ngữ: Anh, Pháp và Hoa. Tiếng Anh thì có rất nhiều lớp, hai tiếng còn lại thì ít hơn.

Tôi học tiếng Anh từ nhỏ. Tuy vậy tôi cũng có đi học tiếng Hoa ở ngay trung tâm đấy. Học được một lớp vỡ lòng thì tôi bỏ, bởi lúc đó tôi cũng đang học cấp ba, bận túi bụi. Mấy chục năm sau tôi vẫn còn nói được chừng mười câu tiếng Hoa, và viết được chắc là ba chữ: nhất, nhị, tam; một gạch, hai gạch, ba gạch. Tên của tôi được dịch ra tiếng Hoa, tôi cũng không viết nổi.

Ai cũng biết rằng, thứ tiếng được nhiều người dùng nhất trên thế giới là tiếng Quan Thoại, hay tiếng phổ thông của người Trung Quốc. Nhưng đó là tiếng mẹ đẻ. Còn loại tiếng được nhiều người dùng nhất dù là tiếng mẹ đẻ hay không lại là tiếng Anh. Ngoài dân số các nước xem tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức ra thì toàn bộ dân số trên thế giới đều xem tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của họ, nếu có.

\>> Cùng tác giả: Tôi thuê chuyên gia kèm cặp riêng 4 năm để nói tiếng Anh chuẩn

Tôi có điều kiện làm việc với rất nhiều người ở các nước khác nhau ở khắp các châu lục, trừ châu Phi. Mọi giao dịch đều đơn giản là được viết bằng email, bao giờ cũng là tiếng Anh. Các công ty luật ở Nhật dùng tiếng Anh, ở Trung Quốc cũng vậy, ở Hàn Quốc cũng vậy, Israel và Argentina cũng vậy nốt.

Vậy có nên học các ngôn ngữ khác hay không? Điều đó phụ thuộc vào nhu cầu của bạn là gì. Nếu bạn muốn sang định cư hay là việc ở Đức hay Hàn Quốc thì nên biết tiếng của nước đó.

Còn như ở Việt Nam hay đi các nước khác thì nói tiếng Anh vẫn hơn. Ở Việt Nam ngày càng nhiều các công ty Hàn Quốc sang đầu tư, biết nói tiếng Hàn cũng là một điều hay. Nhưng các chuyên viên từ Hàn Quốc sang, nhiều người cũng biết nói tiếng Anh. Điều tương tự cũng sẽ đúng với người Nhật, người Đức. Cho nên nếu biết tiếng Anh vẫn "lời" hơn hết.

Tôi đã từng nghe nhiều tranh cãi về việc liệu tiếng Hoa có trở thành loại ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, soán ngôi tiếng Anh hay không. Câu trả lời là không. Cho dù kinh tế Trung Quốc có phát triển cỡ nào đi chăng nữa. Nguyên nhân là tiếng Hoa quá khó và cực kỳ cồng kềnh, học rất khổ sở và cũng không phù hợp với việc viết lách.

Tiếng Hàn chắc cũng không khá hơn là mấy, đại khái là khó quá. Việc nên học ngoại ngữ gì phụ thuộc vào hai điều: một, là ngôn ngữ đó có bao nhiêu người nói, và hai, là mình có cần làm việc với những người nói tiếng đó không.

Còn chuyện có thành công với việc học ngôn ngữ đó không còn phụ thuộc rất nhiều vào bản thân cái ngôn ngữ đó. Không phải vô cớ mà tiếng Anh lại trở nên phổ biến tới như vậy, dù là phổ biến với tư cách ngôn ngữ thứ hai. Học ngôn ngữ thứ hai là một quá trình lâu dài, khó khăn và gian khổ. Ngôn ngữ thứ hai đó mà khó quá thì không nhiều người học nổi.

\>> Tôi vò đầu vì không biết 'Clốt Béc-na' trong SGK là ai

Với những ai đã và đang học ngoại ngữ, ai cũng biết rằng cái tai họa lớn nhất là bỏ bao công sức thời gian mà vẫn không khá lên nổi. Cuộc đời học sinh đi học 12 năm, nếu bắt đầu học một loại ngôn ngữ nào đó từ nhỏ thì cần phải học luôn tới lúc lớn mới thành thạo đủ dùng được. Liệu bắt các em học sinh còn nhỏ đi học một thứ ngoại ngữ mà khả năng thành công thấp hơn, khả năng ứng dụng cũng ít hơn như tiếng Hàn hay tiếng Đức thì có công bằng không?

Tôi học tiếng Anh ở Việt Nam. Rất nhiều lời phàn nàn về các giáo viên tiếng Anh bậc phổ thông phát âm sai vẫn vang lên. Sau mấy chục năm phát triển tiếng Anh còn như vậy, làm sao để chúng ta tìm đâu cho ra các giáo viên tiếng Hàn, tiếng Đức "đủ chuẩn"?

Việc học ngoại ngữ đối với trẻ em Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế mở cửa. Học tiếng gì thì tùy người, nhưng với Bộ Giáo dục thì nên xem xét lại trình độ giảng dạy của giáo viên các bộ môn đấy, cùng với khả năng "theo đuổi" chương trình lâu dài của chính Bộ Giáo dục. Nay ta thí điểm, năm năm sau thí điểm thất bại, các em học sinh bắt đầu học tiếng Hàn từ lớp một sẽ như thế nào?

Việc học ngoại ngữ có lẽ là khoản đầu tư lớn nhất mà cuộc đời tôi đã nhận được. Đó cũng là khoản đầu tư lời nhất trong cuộc đời của tôi. Đôi khi tôi hậm hực với mình là vì sao không cố học thêm tiếng Hoa nhưng nghĩ lại thì quả là mình không đủ sức để theo đuổi. Dạy tiếng gì cho các em học sinh cũng vậy, người lớn nên nghĩ tới chuyện, liệu chúng ta có theo đuổi điều này được lâu dài hay không?