Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing

Marketing và truyền thông là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn có nhiều người cho tới giờ vẫn chưa phân biệt được Marketing và truyền thông. Bởi vì cả hai có những hoạt động có nét tương đồng kha khá giống nhau cho nên rất nhiều người nhầm lẫn nó.

Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing

Để hiểu đúng hơn về định nghĩa Marketing và truyền thông thì các bạn hãy cùng Azgad Agency đi vào phân tích vấn đề này ngay nhé!

Phân biệt Marketing và truyền thông

Marketing là gì?

Marketing là công việc, hoạt động giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp, công ty đến với tay của khách hàng dễ dàng hơn thông qua những chiến lược về sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến. Những yếu tố này sẽ được gắn bó và có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, liên quan mật thiết với nhau.

Tuy nhiên thì xúc tiến luôn luôn được các doanh nghiệp, công ty chú ý hơn, dành nhiều sự quan tâm hơn. Bởi vì nhờ vào xúc tiến mà nó có thể đem lại cho doanh nghiệp, công ty doanh thu và lợi nhuận một cách nhanh chóng nhất.

Mục tiêu cuối cùng của Marketing đem lại đó là đem đến cho khách hàng cái sự thỏa mãn nhất có thể. Từ đó giúp cho doanh nghiệp, công ty của bạn vươn lên trên đối thủ cạnh tranh và ngày một phát triển nhiều hơn.

Truyền thông trong Marketing là những gì?

Truyền thông có thể được xem như là một quá trình chia sẻ thông tin. Nó giống như là một kiểu tương tác trong xã hội và trong đó ít nhất có tới hai tác nhân tương tác lẫn nhau, hai tác nhân này sẽ tương tác, chia sẻ cho nhau các quy tắc và tín hiệu chung cho nhau.

Các quy tắc đó có thể là các ý tưởng, ý định, thái độ, nhân thức của mỗi người, sự mong đợi hay là các lệnh như là ngôn ngữ, cử chỉ, chữ viết,…

Ngày nay thì truyền thông được hiểu theo một nghĩa khác. Truyền thông là một khái niệm về sự hoạch định truyền thông Marketing nhằm xác định giá trị gia tăng của một kế hoạch tổng hợp, một kế hoạch đánh giá chiến lược của những thành phần khác nhau trong truyền thông.

Những thành phần đó có thể là quảng cáo, khuyến mại, hay là tuyên truyền. Việc kết hợp lại những thành phần này nhằm tạo ra được 1 sự truyền thông hiệu quả tối đa.

Marketing & truyền thông khác nhau như thế nào?

Khác về mục đích cốt lõi

Mục đích của Marketing đó là bán được hàng. Cho nên mọi KPI mà Marketing đề ra đều liên quan tới sản phẩm và doanh thu là chủ yếu. Một số công việc chính của Marketing có thể nói đến như là phát triển sản phẩm, niêm yết giá, lựa chọn kênh phân phối cho sản phẩm, định vị khách hàng mục tiêu của bạn.

Ngay cả một tổ chức phi lợi nhuận vẫn cần cho mình một đội ngũ, phòng ban Marketing cho mình để cho những dịch vụ, hoạt động được cộng đồng chú ý đến. Từ đó có thể gia tăng nguồn tiền tài trợ cho tổ chức phi lợi nhuận.

Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing
Phân biệt Marketing và truyền thông

Còn trong khi đó thì truyền thông, hiểu theo đúng nghĩa đen của nó luôn chính là để giao tiếp, kể chuyện. Mục tiêu hướng đến cuối cùng của truyền thông đó là truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp, công ty muốn hướng đến với cộng động, thị trường, người tiêu dùng.

Nhằm với mục đích đó là xây dựng hình ảnh thương hiệu, hay chỉ đơn giản là phổ cập kiến thức cho người tiêu dùng, hoặc cũng có thể là xử lý khủng hoảng truyền thông. Truyền thông có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng như là văn bản, hình ảnh, TVC mà bạn hay xem trên truyền hình, Youtube, các kênh mạng xã hội,…

Đối tượng tiếp nhận

Bởi vì mục đích chính của Marketing đó là bán được hàng cho nên đối tượng tiếp nhận của mọi hoạt động Marketing đó chính là những vị khách hàng tiềm năng. Còn đối với truyền thông thì đối tượng tiếp nhận rộng hơn, không phải chỉ là khách hàng tiềm năng mà còn những người khác, người dân, quan chức, nhà bước, nhân viên,…

Mối quan hệ khi đứng chung với nhau

Khi đứng chung với nhau, Marketing và truyền thông có mối quan hệ khá gắn khít với nhau. Cụ thể Marketing và truyền thông sẽ bổ trợ cho nhau trong những chiến dịch, hoạt động nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua hàng hóa.

Ở cái công đoạn mà trò chuyện với khách hàng thì những kiến thức được học trong truyền thông sẽ có tác dụng ở bước này. Có tương tác với khách hàng thì khách hàng mới chịu chi tiền để mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Công việc trò chuyện, tương tác dễ nhìn thấy nhất trong truyền thông đó là các nhân viên sales hay nhân viên tư vấn cho khách hàng. Họ là những người chuyên tư vấn cho khách hàng về thông tin sản phẩm/dịch vụ để cho khách hàng có thể nắm rõ về sản phẩm/dịch vụ bạn đang kinh doanh.

Từ đó họ có thể cân nhắc việc sử dụng, chi tiền để mua nó về. Làm truyền thông không nhất thiết phải làm trong Marketing, nhưng nếu muốn thành công trong Marketing thì phải biết truyền thông.

Hướng phát triển sự nghiệp

Tất nhiên thì giữa Marketing và truyền thông thì sẽ có hai hướng phát triển sự nghiệp khác nhau dành cho bạn. Để cho bạn có thể tự do lựa chọn hướng phát triển giữa Marketing và truyền thông. Đối với Marketing, đầu vào của bạn sẽ thường là những doanh nghiệp, công ty chuyên thúc đẩy doanh số bán hàng là chủ yếu.

Các vị trí việc làm thường được tuyển dụng như là chuyên viên về content, quản trị mạng xã hội, quản lý thương hiệu,…

Còn đối với truyền thông, ngoài việc các bạn có thể dấn thân vào các doanh nghiệp như ngành Marketing thì bạn cũng có thể theo đuổi sự nghiệp những những lĩnh vực không liên quan tới bán hàng. Những lĩnh vực đó có thể như là lĩnh vực nhân sự, truyền hình, báo chí, các nền tảng truyền thông hiện nay,…

Giải pháp thực hiện truyền thông Marketing cho sản phẩm

3 giải pháp truyền thông cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ

SEO Website

Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh như hiện nay thì việc mà một doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cạnh tranh lại với những ông lớn và lâu đời là điều không thể. Vì thế cho nên Azgad đề xuất, nếu bạn đang là một doanh nghiệp, công ty vừa và nhỏ thì hãy nên tạo ngay cho mình một website riêng.

Bởi vì một website nó vừa là bộ mặt của doanh nghiệp, công ty, vừa đại diện tổng quan cho công ty. Khách hàng có thể nhìn vào giao diện của website mà đánh giá được rằng bạn có khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho họ hay không.

Sở hữu một giao diện website đẹp đẽ, nhiều tiện ích thông minh, chi tiết sản phẩm và dịch vụ rõ ràng sẽ được đánh giá cao từ những vị khách hàng của bạn.

Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing
SEO Website

Không những thế trong thời buổi mà đồng tiền có thể bóp chết bạn bất cứ lúc nào như bây giờ thì việc áp dụng các phương pháp SEO Onpage và SEO Offpage là điều nên làm.

Nếu doanh nghiệp, công ty của bạn không có nhiều nguồn tiền để đốt, thì hay đốt sức của mình. Giúp thứ hạng công ty của bạn trên công cụ tìm kiếm Google được nâng cao, từ đó sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng tìm đến bạn hơn.

Mạng xã hội

Hiện này, ngay lúc này đang là kỷ nguyên của công nghệ, là kỷ nguyên của mạng xã hội phát triển vượt bậc. Là sự bùng nổ của rất nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube,… thu hút một lượng lớn người dùng tham gia sử dụng.

Và số lượng người truy cập mỗi ngày mà mỗi nền tảng xã hội sở hữu lên đến hàng trăm triệu mỗi ngày. Đây được xem như là một nguồn khách hàng tiềm năng và rất lớn cho những doanh nghiệp, công ty vừa và nhỏ. Đừng nên bỏ qua miếng ăn to bự này nhé.

Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing
Mạng xã hội

Những doanh nghiệp, công ty vừa và nhỏ có thể thực hiện các chiến dịch Marketing trên những nền tảng mạng xã hội này. Nó vừa là nền tảng để các doanh nghiệp, công ty có thể xây dựng một cộng đồng khách hàng riêng cho mình, cũng là nơi chăm sóc khách hàng tốt nhất ở thời buổi công nghệ hiện nay.

Tính nhanh chóng, tiện lợi trong việc gửi tin nhắn, gọi điện một cách miễn phí sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Email Marketing

Giải pháp cuối cùng đó là email Marketing cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thời điểm hiện tại. Vừa là một giải pháp tiết kiệm rất nhiều ngân sách cho doanh nghiệp, công ty của bạn. Vừa mang lại hiệu quả rất cao. Nó là một giải pháp truyền thông được nhiều doanh nghiệp và công ty vừa, nhỏ sử dụng từ trước tới nay.

Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing
Email Marketing

Doanh nghiệp, công ty của bạn có thể sử dụng email để vừa Marketing và truyền thông luôn cũng được. Sử dụng email Marketing để tiếp thị nè, quảng cáo sản phẩm nè rồi phát triển quan hệ khách hàng tiềm năng.

Hình thức này không chỉ hiệu quả mà còn nổi bật với ưu điểm đó là giá cả hợp lý, phù hợp, và rất dễ sử dụng nữa.

Các bước giúp xây dựng chiến lược truyền thông Marketing hiệu quả

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp

Làm cái gì cũng vậy, xác định được đối tượng mục tiêu thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn phải xác định đúng tệp khách hàng thì chiến lược Marketing và truyền thông của bạn mới thực sự hiệu quả được.

Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing
Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu

Bước 2: Xác định mục tiêu Marketing và truyền thông

Doanh nghiệp của bạn cần xác định rõ về mục tiêu trong Marketing và truyền thông là gì? Muốn đạt được những gì? Xác định một cách cụ thể ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đo lường chỉ số hiệu quả hơn.

Bước 3: Xây dựng thông điệp

Thông điệp trong chiến lược Marketing và truyền thông bạn muốn lưu lại trong tâm trí khách hàng đó là gì? Tạo ra một thông điệp đủ để ảnh hưởng đến người tiêu dùng sẽ rất hiệu quả trong việc thay đổi nhận thức người mua hàng.

Bước 4: Lựa chọn phương tiện để truyền thông

Sau khi đã xác định hết 3 bước trên rồi thì bạn cần lựa chọn phương tiện truyền thông cho chiến dịch Marketing và truyền thông của mình.

Sự khác nhau giữa truyền thông và Marketing
Lựa chọn phương tiện để truyền thông

Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh

Không phải mọi chiến lược Marketing và truyền thông đều hiệu quả ngay từ đầu và không xảy ra sai sót. Không gì là chắc chắn cả, và rủi ro xảy ra khi chạy chiến dịch Marketing và truyền thông cũng thế. Bạn cần phải đo lường và hiệu chỉnh chiến dịch để có thể phù hợp trong từng giai đoạn chạy.

Vừa rồi là những chia sẻ của Azgad Agency về Marketing và truyền thông. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ có ích đối với bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo!