Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ARN và ADN

Nhiều người còn nhầm lẫn giữa ADN và ARN vì chúng có khá nhiều điểm chung. Tuy nhiên, ADN và ARN là 2 loại phân tử khác nhau và có nhiều đặc điểm giúp ta phân biệt được giữa chúng. Bài viết dưới đây sẽ so sánh ADN và ARN xem chúng giống và khác nhau ở điểm nào, mời bạn tham khảo.

ADN và ARN là 2 cái tên dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người. Giữa ADN và ARN có những đặc điểm chung nhưng cũng có những đặc điểm khác nhau giúp phân biệt giữa chúng.

Khi so sánh ADN và ARN, có thể nhận thấy giữa chúng có các đặc điểm chung sau đây:

  • Là các axit nucleic có cấu trúc đa phân và đơn phân là các Nucleotit, giống nhau 3 trong 4 loại Nu là A, G và X.
  • Có cấu tạo gồm các nguyên tố C, H, O, N và P
  • Giữa các đơn phân của ADN và ARN đều có liên kết hóa học nối lại thành mạch.
  • Có chức năng truyền đạt thông tin di truyền trong quá trình tổng hợp protein.
Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ARN và ADN
ADN và ARN cũng có những đặc điểm chung.

Tuy đều mang chức năng truyền đạt thông tin di truyền nhưng có nhiều đặc điểm khác biệt của ARN so với ADN. Những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN là:

ADN ARN
Khái niệm
  • ADN (Deoxyribonucleic Acid) là phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống của đa số các sinh vật và nhiều loài virus.
  • ARN (Ribonucleic Acid) là phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen.
Cấu tạo
  • Có 2 mạch xoắn đều quanh một trục
  • Có khối lượng và kích thước lớn hơn
  • Có 4 loại Nu: A, T, G, X
  • Có 1 mạch đơn
  • Khối lượng và kích thước nhỏ hơn
  • Có 4 loại Nu: A, U, G, X
Chức năng
  • Lưu trữ thông tin quy định cấu trúc các loại protein.
  • Có chức năng tái sinh  và sao mã
  • Trực tiếp tổng hợp protein ARN truyền thông tin quy định cấu trúc Protein từ nhân ra tế bào chất rồi chuyển qua nơi tạo ra protein Ribosome.
  • Không có chức năng tái sinh và sao mã
Độ dài
  • Sợi ADN dài hơn rất nhiều so với ARN. (Ví dụ: một sợi nhiễm sắc thể ADN có thể dài tới vài cm khi tháo xoắn)
  • Phân tử ARN có chiều dài dao động ở các mức khác nhau nhưng đều ngắn hơn phân tử ADN.
Đường
  • Loại đường có trong ADN là deoxyribose, chứa ít hơn ribo của ARN 1 nhóm hydroxyl
  • Loại đường ở RNA là ribo, không có biến đổi hydroxyl của deoxyribose.
Base
  • Loại base có trong ADN là Adenine (A), Thymine (T), Guanine (G) và Cytosine (C)
  • Loại base trong ARN là Adenine (A),

Uracil (U), Guanine (G) và Cytosine (C)

Cặp base
  • Cặp Adenine và Thymine (A-T)
  • Cặp Cytosine và Guanine (C-G)
  • Cặp Adenine và Uracil (A-U)
  • Cặp Cytosine and Guanine (C-G)
Vị trí
  • ADN có trong nhân tế bào và một lượng nhỏ trong ty thể.
  • ARN hình thành trong nhân tế bào, sau đó di chuyển đến các vùng chuyên biệt của tế bào chất tùy thuộc vào loại ARN được tạo thành.
Khả năng phản ứng
  • Do đường deoxyribose, chứa một nhóm hydroxyl ít oxy hơn, ADN là một phân tử ổn định hơn RNA, điều này thuận lợi cho một phân tử có nhiệm vụ giữ an toàn cho thông tin di truyền.
  • ARN chứa đường ribo, phản ứng mạnh hơn ADN và không bền trong điều kiện kiềm. ARN có các rãnh xoắn lớn khiến cho nó dễ bị các enzym tấn công hơn.
Nhạy cảm với tia cực tím (UV)
  • ADN dễ bị ảnh hưởng và tác động xấu bởi tia UV
  • ARN chống lại tia UV tốt hơn ADN
Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ARN và ADN
ADN và ARN có những khác biệt cơ bản giúp phân biệt chúng với nhau.

>>> Xem thêm: Giải Đáp: ADN Hay ARN Có Trước? Vì Sao?

Qua bảng phân tích ở trên, ta thấy được sự khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN. Song, không phải ADN và ARN luôn có những đặc điểm như trên bởi đôi khi chúng cũng xảy ra biến thể, bất thường.

Mặc dù dạng ADN phổ biến nhất là chuỗi xoắn kép, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho các trường hợp hiếm gặp về ADN phân nhánh, ADN tứ phân, và các phân tử được tạo ra từ các sợi ba. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy ADN mà trong đó asen thay thế cho phốt pho.

ARN thông thường có cấu trúc là một sợi đơn. Tuy nhiên ở một số trường hợp hiếm gặp, sợi đôi (dsRNA) cũng có thể xảy ra. Nó tương tự như ADN, ngoại trừ việc Thymine được thay thế bằng Uracil.

Loại RNA này được tìm thấy trong một số loại virus. Khi những virus này lây nhiễm vào tế bào nhân thực, dsRNA có thể can thiệp vào chức năng bình thường của RNA và kích thích phản ứng interferon. RNA sợi đơn tròn (circleRNA) đã được tìm thấy ở cả động vật và thực vật.

Tuy vậy, tính đến thời điềm hiện tại thì chức năng của loại ARN này vẫn chưa được biết rõ.

Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ARN và ADN
Một loại bất thường ARN trong ty thể đươn bào.

Như vậy, bài viết đã so sánh ADN và ARN để giúp bạn có thêm những thông tin cơ bản. Mong rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, hãy để lại dưới phần bình luận để chuyên trang hỗ trợ trả lời nhé!

So sánh ADN và ARN về cấu tạo, cấu trúc và chức năng là tài liệu cực kì hữu ích mà chiase24.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

So sánh ADN và ARN giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, từ đó củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi giữa kì 1 sắp tới. Đồng thời các em biết cách trả lời câu hỏi 3 trang 40 sgk Sinh học 10 nâng cao. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

So sánh ADN với ARN về cấu trúc và chức năng

* Giống nhau:

a/ Cấu tạo

  • Đều là những đại phân tử, có cấu trúc đa phân
  • Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P
  • Đơn phân đều là các nucleotit. Có cùng 3 trong 4 loại nu giống nhau là: A, G, X
  • Giữa các đơn phân đều có các liên kết cộng hóa trị tạo thành mạch.

b/ Chức năng: Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein để truyền đạt thông tin di truyền.

* Khác nhau:

a/ Cấu trúc:

  • ADN (theo Watson và Crick năm 1953)
    • Gồm 2 mạch polynucleotit xoắn đều, ngược chiều nhau.
    • Số lượng đơn phan lớn (hàng triệu). Có 4 loại đơn phân chính: A, T, G, X
    • Đường kính: 20Ao, chiều dài vòng xoắn 34Ao (gồm 10 cặp nucleotit cách đều 3,4A)
    • Liên kết trên 2 mạch theo NTBS bằng liên kết hidro (A với T 2 lk, G với X 3 lk)
    • Phân loại: Dạng B, A, C, T, Z
    • ADN là cấu trúc trong nhân
  • ARN
    • Một mạch polynucleotit dạng thẳng hoặc xoắn theo từng đoạn
    • Số lượng đơn phân ít hơn (hàng trăm, hàng nghìn). Có 4 loại đơn phân chính: A, U, G, X.
    • Tùy theo mỗi loại ARN có cấu trúc và chức năng khác nhau.
    • Liên kết ở những điểm xoắn (nhất là rARN): A với U 2 liên kết, G với X 3 liên kết.
    • Phân loại: mARN, tARN, rARN
    • ARN sau khi được tổng hợp sẽ ra khỏi nhân để thực hiện chức năng.

b/ Chức năng:

  • ADN:
    • Có tính đa dạng và đặc thù là cơ sở hình thành tính đa dạng, đặc thù của các loài sinh vật
    • Lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền
    • Quy định trình tự các ribonucleotit trên ARN và quy định trình tự a.a của protein
    • Những đột biến trên ADN có thể dẫn đến biến đổi kiểu hình
  • ARN
    • Truyền đạt thông tin di truyền (mARN)
    • Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin (dịch mã)
    • Sau quá trình dịch mã, mARN biến mất, không làm ảnh hưởng đến kiểu hình

Bảng so sánh ADN với ARN về cấu trúc và chức năng

ADN

ARN

Cấu trúc

2 mạch dài (hàng chục nghìn đến hàng triệu nuclêôtit).

– Axit phôtphoric.

– Đường đêôxiribôzơ.

– Bazơ nitơ: A, T, G, X.

1 mạch ngắn (hàng chục đến hàng nghìn ribônuclêôtit).

– Axit phôtphoric.

– Đường ribôzơ.

– Bazơ nitơ: A, U, G, X.

Chức năng

– Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền

– Truyền đạt thông tin di truyền từ nhánh ra tế bào, tham gia tổng hợp prôtêin.

– Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin.

– Cấu tạo nên ribôxôm.