Tác phẩm văn học Rằm tháng giêng

Tác giả

Tác phẩm văn học Rằm tháng giêng

Hồ Chí Minh (1890-1969)

Vài nét về tác giả Hồ Chí Minh:

  • Hồ Chí Minh (1890-1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
  • Xuất thân từ một gia đình nho học ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với tư tưởng cách mạng.
  • Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và Cách Mạng Việt Nam, là người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
  • Viết nhiều thể loại: "Nhật kí trong tù" - thơ chữ Hán, văn chính luận, truyện kí.
  • Là nhà văn lớn, danh nhân văn hóa thế giới

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được viết tại Việt Bắc (năm 1948) trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng khó khăn.

Chủ đề

Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

Chữ viết

Chữ Hán

Thể thơ

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Bố cục

Bài thơ chia làm hai phần:

  • Phần 1 (2 câu thơ đầu): Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc
  • Phần 2 (2 câu thơ cuối): Phong thái và tâm hồn nhà thơ

NỘI DUNG [edit]

Tác phẩm văn học Rằm tháng giêng

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

1. Cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc

Hai câu thơ đầu vẽ ra một khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng:

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên"

Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất

Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân)

  • Câu thơ đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo của đêm mùa xuân. Và nổi bật trên bầu trời đêm ấy là vầng trăng tròn tỏa sáng.
  • Câu thơ thứ hai vẽ ra một không gian xa rộng bát ngát như không giới hạn: bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền với nhau, trải rộng bởi sắc xuân. Chữ "xuân" được lặp lại 3 lần, đã nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời. Cách miêu tả không gian ở đây cũng giống như trong thơ cổ phương Đông, chú ý đến toàn cảnh và sự hòa hợp, thống nhất của các bộ phận trong cái toàn thể, không miêu tả tỉ mỉ, chi tiết các đường nét.

Có thể thấy, cảnh vật vô cùng lộng lẫy, trong trẻo, trẻ trung, đầy sức sống.

2. Phong thái và tâm hồn nhà thơ

Hai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, chủ động, tinh thần lạc quan, tâm hồn lãng mạn của nhà thơ:

"Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền"

Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân

Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền)

  • Giữa không gian thiên nhiên tuyệt đẹp ấy, Bác và các đồng chí đang bàn bạc việc quân, việc nước, việc hệ trọng của dân tộc: việc kháng chiến chống Pháp, xong việc nước non lại rộng mở tâm hồn thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.
  • Phong thái ung dung, lạc quan ấy còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn bạc việc quân trở về, lướt đi phơi phới, chở đầy ánh trăng giữa không gian của cảnh trời nước bao la. Hình ảnh đẹp, lãng mạn - con thuyền chở đầy ánh trăng là tâm hồn con người ngập tràn ánh sáng, niềm tin.
  • Phong thái ấy được toát ra từ giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại, khỏe khoắn, trẻ trung.

Có thể thấy, vị lãnh tụ có phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng. Chất thép hài hoà chất nghệ sĩ trong tâm hồn Bác.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ
  • Bài thơ sử dụng nhiều chất liệu cổ thi, nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Hồ Chí Minh, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần của thời đại mới, khác với thơ Đường.
  • Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, gợi cảm


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Tác phẩm văn học Rằm tháng giêng

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế