Tại sao không nên khai thác thủy hải sản ven bờ

Do hạn chế đồng vốn, hạn chế nhân lực có trình độ nên các tàu đánh bắt xa bờ đang gặp khó khăn lớn trong bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Trong suốt hơn 30 năm qua, năng lực khai thác thủy sản không từng tăng trưởng. Tuy nhiên, do phát triển không theo định hướng nên dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa cường lực khai thác và trữ lượng.

Nguồn lợi ven bờ bị càn quét

Chỉ trong vòng hơn 10 năm gần đây, số lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản tăng nhanh đến chóng mặt. Nếu như vào năm 2001, trên cả nước mới chỉ có 78.978 chiếc với tổng công suất gần 3,8 triệu CV, thì đến năm 2013, con số này đã tăng đến trên 125.000 chiếc, tổng công suất tăng trên 6 triệu CV.

“Về thể chế, Luật Thủy sản được Quốc hội banh hành năm 2013 đã dành tới 3 chương quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khai thác hải sản, tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động thủy sản. Đã có 7 Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản và nhiều cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý khai thác hải sản. Tuy nhiên, công tác quản lý khai thác vẫn còn rất đáng quan ngại, cần phải củng cố để phục vụ công cuộc tái cơ cấu nganh thủy sản”, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản.

Nguyên nhân, theo TS Ngô Anh Tuấn, chuyên gia tư vấn của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) giải thích, là do dân số ở các vùng dân cư ven biển tăng với tốc độ rất nhanh, dẫn tới áp lực sinh kế lớn, mà dân biển thì chỉ biết làm ăn trên biển nên phải sắm tàu để đánh bắt.

Ngư dân không có điều kiện đóng tàu công suất lớn, do đó số lượng tàu thuyền tăng chủ yếu là tàu công suất nhỏ, chuyên đánh bắt ven bờ.

Hiện có trên 80% số tàu thuyền chuyên khai thác gần bờ, trong đó có 61.000 chiếc có công suất nhỏ hơn 20CV và 38.000 chiếc công suất nhỏ hơn 90CV. Thậm chí có nhiều tàu thuyền công suất lớn hơn 90CV vẫn “chen lấn” trong ngư trường gần bờ để khai thác.

Chuyến biển của những tàu thuyền chuyên đánh bắt gần bờ rất ngắn, tối đi sáng về hoặc sáng đi tối về. Sản lượng đánh bắt không cao, nhưng sự “càn quét” mỗi ngày khiến nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt; đồng nghĩa với thu nhập của ngư dân hành nghề cá nhỏ này ngày càng thấp, dẫn tới đời sống của nhiều gia đình ở các làng chài nhỏ lao đao.

Trước bối cảnh này, chuyển đổi cơ cấu khai thác từ ven bờ ra xa bờ là tất yếu, cả ngư dân cũng muốn vậy. Nhưng để thực hiện thì không có vốn.

Trước mắt, để vừa bảo vệ được nguồn lợi thủy sản ven bờ, vừa ổn định được đời sống của ngư dân mưu sinh trên những tàu thuyền nhỏ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, ông Phạm Anh Tuấn cho rằng: “Trong thời gian tới, cần phải tổ chức lại thuyền nghề và lực lượng lao động khai thác hải sản ven bờ theo đúng quy định của Luật Thủy sản; đồng thời từng bước tiến hành giao mặt nước ven biển cho cộng đồng ngư dân quản lý; thực hiện đồng quản lý khai thác hải sản ven bờ để ổn định SX, ổn định cuộc sống ngư dân”.

Nguồn lợi xa bờ bị lãng phí

Trong khi nguồn lợi thủy sản ven bờ cạn kiệt thì nguồn lợi thủy sản xa bờ đang bị lãng phí trầm trọng. Hiện tàu thuyền có công suất trên 90CV là 26.000 chiếc (chiếm 20% trong tổng số tàu thuyền trên cả nước). Các tàu đánh bắt xa bờ chủ yếu làm các nghề khai thác cá nổi, trong đó đáng chú nhất là nghề câu cá ngừ đại dương.


Cá được bảo quản bằng đá lạnh kém phẩm chất nên giữ tươi không được lâu

Tuy nhiên, do hạn chế đồng vốn, hạn chế nhân lực có trình độ nên các tàu đánh bắt xa bờ đang gặp khó khăn lớn trong bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Trong quá trình chuyển tuyến khai thác từ ven ra xa bờ, các tàu đánh cá chỉ mới thay đổi về công suất máy tàu, thân tàu được đóng to hơn chứ chưa có thay đổi cơ bản về chất lượng công nghệ, nhất là các tàu đánh bắt cá ngừ đại dương.

Vỏ tàu chủ yếu là vỏ gỗ; hầm tàu có rộng hơn nhưng không bố trí kho lạnh, tủ đông; không có dây chuyền sơ chế, bảo quản sản phẩm.

“Đặc biệt, chúng ta chưa tổ chức được đội tàu dịch vụ thu mua để tiếp nhận, trung chuyển sản phẩm kịp thời. Do đó, sản phẩm bị xuống cấp, chất lượng cá không tươi, giá bán thấp, dẫn tới hiệu quả SX kém”, ông Phạm Anh Tuấn nói.

Ông Tuấn nêu chuỗi khai thác cá ngừ đại dương để làm ví dụ: Vì thiếu trang thiết bị bảo quản sau thu hoạch, nên chất lượng cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to giảm đáng kể. Ước tính tổn thất sau thu hoạch giảm từ 20 - 30%. Giá bán cá ngừ đại dương của ngư dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa thấp hơn rất nhiều so giá bình quân bán tại các chợ cá ở Nhật Bản.

Không nói đâu xa, mới đây tỉnh Bình Định hỗ trợ kinh phí cho 5 tàu cá đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân trong tỉnh nâng cấp hầm bảo quản, tiếp nhận công nghệ bảo quản mới được học từ Nhật Bản. Sau chuyến đánh bắt thử nghiệm, cá về bờ chất lượng nâng cao trông thấy, ngư dân rất phấn khởi khi bán được cao hơn giá thị trường đến 20%.

Rõ ràng nguồn lợi thủy sản xa bờ đang bị lãng phí trầm trọng. Để khắc phục tình trạng này, trong tiến trình tái cơ cấu ngành thủy sản, những người có trách nhiệm trong ngành đã đưa việc áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong khai thác hải sản xa bờ lên thành vấn đề then chốt.

Trước tiên, phải hướng dẫn ngư dân áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch sao cho phù hợp với thực tiễn và khả năng đầu tư và trình độ kỹ thuật của ngư dân, để việc thực hiện không trở nên xa vời.

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Những câu hỏi liên quan

Vì sao nước ta cần đẩy mạnh đánh bắt xa bờ?

A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết.

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao lại bảo vệ được vùng trời, vùng biển và thềm lục địa.

C. góp phần bảo vệ môi trường và vùng biển.

D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn.

Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt thủy sản xa bờ vì

A. nguồn lợi thủy sản xa bờ đã hết

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục

C. đánh bắt ven bờ ảnh hưởng đến việc khai thác dầu khí

D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao lại góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa.

C. đánh bắt ven bờ ảnh hưởng đến việc khai thác dầu khí

Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt thuỷ sản xa bờ vì 

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao lại góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa.

D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn.

Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt thủy sản xa bờ vì:

A. nguồn lợi thủy sản xa bờ đã hết. 

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa. 

C. đánh bắt ven bờ ảnh hưởng đến việc khai thác dầu khí. 

D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn.

Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt thuỷ sản xa bờ vì 

A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao lại góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa

C. đánh bắt ven bờ ảnh hưởng đến việc khai thác dầu khí

D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn

Video liên quan

Chủ đề