Tại sao lại bị đau bắp chân

Đau bắp chân là một tình trạng thường hay gặp phải của nhiều người khi vận động thể thao và do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đa số các trường hợp đau bắp chân thì bạn có thể khắc phục tốt bằng các cách điều trị đơn giản tại nhà. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục đau bắp chân sẽ như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu nhé!

Đau bắp chân là bệnh gì?

Đau cơ bắp chân hay đau nhức bắp chân là tình trạng thường xuất hiện khi hoạt động cơ vùng chân quá mức và có thể kết hợp với lực tác dụng lên chân bị lệch tâm hay các cơ ở bắp chân bị mỏi.  Nhiều người hay lầm tưởng đau nhức bắp chân là bệnh gì, thực tế đây chỉ là một triệu chứng biểu hiện của các nguyên nhân khác nhau có thể là sinh lý hoặc bệnh lý nào đó. 

Để bạn hiểu rõ hơn về đau bắp chân, trước hết cần xem qua cấu trúc giải phẫu của nó. Bắp chân là phần phía sau của cẳng chân, tại đây có khối cơ vùng bắp chân được chia thành hai nhóm chính là cơ nhị đầu và cơ dép, còn có một cơ nhỏ nằm dưới cơ nhị đầu là cơ gan bàn chân. Xương bắp chân gồm xương chày và xương mác, đồng thời phải có các dây chằng, mạch máu và dây thần kinh. Dù có nhiều cấu trúc phức tạp nhưng bất kì thành phần nào bị tổn thương đều có thể gây đau bắp chân.

Biểu hiện bạn bị đau bắp chân

Tùy thuộc nguyên nhân gây đau bắp chân mà bạn có thể kèm theo các triệu chứng khác, ví dụ như viêm hay nhiễm trùng mô mềm bắp chân sẽ có thêm các dấu hiệu như nóng, đỏ và sưng. Trường hợp đau bắp chân do các cơ lớn bị kéo căng có thể ảnh hưởng đến hồi lưu máu ở tĩnh mạch chân gây phù. Một số biểu hiện đau bắp chân có thể kể đến như:

  • Cảm giác nóng rát, tê dị cảm. 
  • Triệu chứng của cảm cúm: mệt mỏi, sốt, nhức đầu, ho khan,… 
  • Đau các khớp ở chân. 
  • Co thắt hay chuột rút cơ bắp chân. 
  • Tê chân một hay hai bên. 
  • Giới hạn cử động chân. 
  • Da bị sưng lên. 
  • Biến đổi màu sắc da, như bầm da hoặc đỏ da. 
  • Phù chân tiến triển. 
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân. 
  • Giãn tĩnh mạch.

6 nguyên nhân bị căng cơ bắp chân thường gặp

Có nhiều nguyên nhân sinh lý cũng như bệnh lý dẫn đến đau bắp chân, nhưng ở đây Docosan xin giới thiệu 6 nguyên nhân thường gặp sau:

Vận động sai cách

Tình huống này bao gồm cả vận động quá sức hay quá mức cho phép của cơ bắp chân hoặc cũng có thể ngược lại là bạn quá lười vận động. Khi vận động với cường độ quá mạnh sẽ gây ra những tổn thương như rách cơ, giãn dây chằng, căng cứng cơ và đau khớp chân. Ngược lại nếu bạn quá ít vận động thường xuyên thì cũng có thể tăng tần suất bị chuột rút, tê mỏi và phù nề đau bắp chân.

Vận động sai cách là nguyên nhân thường gặp của tình trạng đau bắp chân

Tuổi tác

Người trung niên đến người cao tuổi thường chỉ đi bộ nhẹ thôi cũng có thể cảm thấy đau bắp chân và cần nghỉ ngơi sẽ trở lại bình thường. Đây được xem là dấu hiệu lão hóa tự nhiên và bình thường của hệ cơ xương khớp.

Suy giãn tĩnh mạch

Một bệnh lý liên quan đến mạch máu của bạn bị rối loạn chức năng gây ra ứ đọng và làm biến dạng các mô cơ xương xung quanh. Khi suy chức năng bị nặng sẽ có dấu hiệu phù nề, sưng tấy, lở loét, giãn lớn tĩnh mạch gây đau bắp chân rất thường xuyên. Nếu chỉ ở giai đoạn mới thì sẽ xuất hiện cơn đau bắp chân thỉnh thoảng và thường dễ bị bỏ qua dấu hiệu dự báo này.

Tắc nghẽn mạch máu

Bệnh khi bị viêm nội mạc động mạch hoặc xơ vữa động mạch, các lòng mạch máu bị thu hẹp, kém lưu thông, thiếu máu và thiếu oxy cho cơ xương vùng chân rồi dẫn đến đau nhức bắp chân. Sự tắc nghẽn có thể xảy ra tại một chân hoặc cả hai chân.

Tổn thương thần kinh tọa

Đây là một chứng bệnh thần kinh khá nguy hiểm và di chứng phiền phức, dây thần kinh tọa cho nhánh chạy qua bắp chân nên khi dây thần kinh này tổn thương sẽ dẫn tới đau bắp chân dai dẳng.

Nguyên nhân gây đau bắp chân dai dẳng có thể là tổn thương thần kinh tọa

Thiếu canxi

Canxi là một trong những vi chất thiết yếu quan trọng của cơ xương, việc thiếu hụt canxi khiến xương không chắc khỏe, ảnh hưởng đến cấu trúc của xương và hoạt động của cơ bám xương. Bắp chân lại là một trong những nơi chịu toàn bộ trọng lực của cơ thể đè xuống nên rất dễ đau nhức. Đặc biệt xảy ra ở bà bầu và người béo phì, có chỉ số cân nặng cơ thể cao nên sẽ đè nén và tạo áp lực lớn lên bắp chân.

Biến chứng khi bị đau cơ bắp chân

Cơn đau bắp chân nhẹ thường tự thuyên giảm khi nghỉ ngơi, chườm đá hoặc uống các loại thuốc kháng viêm đơn giản. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng nếu không đi khám và xử lý kịp thời có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.  Một số biến chứng có thể:

  • Đau nhức 2 bắp chân mạn tính. 
  • Giảm cử động chi dưới. 
  • Mất sức vận động cơ. 
  • Thuyên tắc phổi do huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Tổn thương thần kinh và mạch máu. 
  • Nhiễm trùng lan rộng dẫn đến đoạn chi. 

Cách khắc phục bắp chân bị đau

Cách khắc phục đau bắp chân do căng cơ là duỗi chân và kéo giãn cơ

Nếu bạn bị đau bắp chân mà không rõ nguyên nhân và độ nặng, thì hãy đến khám Bác sĩ chuyên khoa để được gợi ý các phương pháp điều trị đặc hiệu. Sau đây là một số cách mà Docosan giới thiệu, tuy không phù hợp cho tất cả các trường hợp nhưng có thể hữu ích nhất định đối với bạn:

  • Nghỉ ngơi: đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, nhiều khi bạn chỉ cần nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ tự thuyên giảm. 
  • Chườm đá hoặc sử dụng thuốc dán giảm đau: thông dụng trong điều trị giảm đau bắp chân. 
  • Co duỗi chân: co duỗi cơ và dây chằng đôi khi giúp giảm đau bắp chân do tình trạng căng cơ quá mức và chuột rút. 
  • Vật lý trị liệu: đây là một bước hỗ trợ quan trọng trong điều trị. Vật lý trị liệu gồm nhiều phương pháp khác nhau làm tăng co giãn cơ và khả năng cử động, giúp người bệnh giảm tần suất và cường độ các cơn đau bắp chân. 
  • Sử dụng thuốc kháng viêm: các loại thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs) là một trong các cách thường được áp dụng, đặc biệt đối với các trường hợp đau bắp chân kèm theo triệu chứng viêm. 

Bài viết trên đã cung cấp thông tin đơn giản và dễ hiểu về nguyên nhân gây đau bắp chân và cách khắc phục, Docosan mong muốn giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích và cần thiết để điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bắp chân kéo dài và nặng hơn thì bạn hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có giải pháp điều trị tốt nhất.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Nguồn tham khảo: Healthline.

Đau nhức bắp chân về đêm có nhiều nguyên nhân. Trong đó hay gặp là nằm sai tư thế trong lúc ngủ khiến cho trọng lượng cơ thể dồn về bắp chân và bắp tay. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra một thường xuyên và kéo dài, gây ra những triệu chứng đau nhức cho người bệnh thì rất có thể đây là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe.

1. Nguyên nhân

Tình trạng đau nhức bắp chân về đêm chủ yếu do hai nhóm nguyên nhân gây ra: nguyên nhân từ xa và nguyên nhân tại chỗ.

Nguyên nhân từ xa xuất phát từ bên trong cơ thể, những tổn thương và tác động lên các dây thần kinh. Người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau như đau thần kinh với những cơn đau râm ran như điện giật, bên cạnh đó người bệnh còn cảm nhận được những cơn đau tê buốt và nóng rát.

Nguyên nhân tại chỗ là do những va đập tác động tại chỗ lên các mạch máu, các cơ khi chịu những tác động từ bên ngoài. Ví dụ như: va đập, chuột rút, vận động sai tư thế, tắc mạch máu. Bên cạnh đó, vận động nhiều gây căng cơ, mỏi cơ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Ngoài ra, còn phải kể đến một số yếu tố nguy cơ như:

  • Nằm sai tư thế.

  • Thay đổi thời tiết khiến bắp chân, bắp tay bị đau nhức.

  • Đau mỏi bắp chân khi ngủ do ăn uống thiếu dinh dưỡng.

  • Vận động mạnh làm cho tay chân đau nhức, cảm giác rã rời vào ban đêm.

  • Đau nhức bắp thịt trong quá trình điều trị ung thư.

  • Bắp chân, tay bị tê mỏi do một số bệnh lý.

  • Chân tay tê mỏi do lão hóa.

Vận động quá mạnh làm cho bắp chân gặp phải tình trạng đau nhức

2. Nguy cơ bệnh lý khi bị đau nhức bắp chân về đêm

Ngoài những tác động bên ngoài gây nên tình trạng đau nhức bắp chân về đêm thì các bệnh lý của cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng này. Các bệnh lý thần kinh tọa hoặc liên quan đến mạch máu hay các vấn đề sinh học ở phụ nữ mang thai là những bệnh lý chủ yếu gây nên tình trạng này. Sau đây là một số nguyên nhân kèm các triệu chứng để nhận biết:

Suy giãn tĩnh mạch:

Người mắc chứng suy giãn tĩnh mạch thường gặp những cơn đau về đêm, càng về đêm cảm giác càng nặng nề và mệt mỏi. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng như lòng bàn chân bị tê, chuột rút chân về đêm, bắp chân bị căng tức.

Đau nhức bắp chân về đêm do viêm gân gót:

Khi hoạt động quá mức thường sẽ tạo áp lực lên các gân gót hay gân Achilles gây ra tình trạng viêm gân gót hoặc viêm gân Achilles. Người gặp phải tình trạng này sẽ bị đau nhức bắp chân, sưng tấy các cử động gập bàn chân bị hạn chế.

Đau thần kinh tọa:

Đây là trường hợp các đĩa đệm ở đốt sống bị trượt khỏi vị trí của nó và chèn ép lên các dây thần kinh chạy dọc cơ thể gây nên đau thần kinh tọa. Các triệu chứng gồm có: cẳng chân đau nhức, tê bì bắp chân và mặt sau đầu gối.

Viêm gân gót cũng có thể gây ra tình trạng đau mỏi bắp chân về đêm

Chứng tay chân không yên:

Chứng tay chân bồn chồn này được gọi là Wittmaack - Ekbom thường gặp ở người lớn tuổi. Mỗi khi nghỉ ngơi đều phải đấm bóp liên tục do luôn có những cơn đau nhức bắp chân về đêm. Một số triệu chứng cụ thể của chứng tay chân không yên này là:

  • Đau nhức mỏi ở bắp tay, bắp chân.

  • Đau tăng lên lúc nghỉ ngơi.

  • Các cơn đau thường bùng phát vào sáng sớm hoặc đêm, không giống đau khớp.

Viêm dây thần kinh ngoại biên do tiểu đường:

Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, dây thần kinh bị tổn thương gây nên tổn thương đến các chi. Yếu tố di truyền và một số tình trạng viêm dây thần kinh cũng có thể gây nên tình trạng này. Một số triệu chứng đi kèm với chứng đau dây thần kinh ngoại biên do tiểu đường:

  • Tay chân đau mỏi, rã rời.

  • Yếu cơ, tê mỏi cơ thể.

  • Mất dần khả năng nhận biết cảm giác.

Yếu cơ do tác dụng phụ của thuốc:

Một số loại thuốc có thể có những tác dụng phụ gây ảnh hưởng lên các cơ, gây ra tình trạng đau nhức bắp chân về đêm. Ví dụ như những loại thuốc giúp hạ mỡ máu statin (Fluvastatin, Atorvastatin), với một số biểu hiện chủ yếu như:

  • Chuột rút thường xuyên.

  • Đau nhức thường xuyên ở các chi dưới như bắp chân hay bàn chân.

  • Mệt mỏi, đau nhức, cơ bắp bị yếu, thậm chí có trường hợp nặng hơn khiến người bệnh phải nằm tại chỗ hoặc ngừng vận động.

3. Cách điều trị

Để điều trị đau nhức bắp chân về đêm đầu tiên người bệnh cần nhận biết rõ các đặc điểm của cơn đau. Ví dụ tình trạng tê đi kèm hay không, có đi kèm các triệu chứng đau xương khớp, đau từ dây thần kinh hay do các tác động bên ngoài,... để có cách giải quyết kịp thời các cơn đau. Người bệnh có thể sử dụng một trong số những cách sau đây để giải quyết tình trạng đau nhức bắp chân.

  • Chườm nóng nếu đau mạn tính hoặc chườm lạnh nếu các triệu chứng đau có kèm sưng tấy.

  • Ngâm tay, chân trong nước ấm trước khi ngủ để điều hòa lưu thông máu

  • Xoa bóp tay chân bằng các loại tinh dầu trước khi đi ngủ.

  • Có thể sử dụng thêm một số thuốc, vitamin do bác sĩ kê đơn để giảm các triệu chứng đau kèm tê buồn chân tay.

  • Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể trong các bữa ăn.

Sử dụng dầu dừa hoặc các loại tinh dầu có thể giảm các cơn đau nhức bắp chân về đêm

4. Phòng tránh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức bắp chân về đêm, vì thế để hạn chế được tình trạng này, người bệnh cần biết được các tác nhân để kịp thời phòng tránh. Để phòng ngừa các cơn đau nhức bắp tay, bắp chân người bệnh có thể áp dụng những cách sau:

  • Uống đủ nước.

  • Xây dựng một lối sống lành mạnh,luyện tập hợp lý, tránh xa rượu bia, thuốc lá,...

  • Hạn chế các vận động mạnh.

  • Thực hiện một tư thế nằm ngủ thoải mái.

  • Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng đau nhức bắp chân kéo dài quá 5 ngày hoặc có biểu hiện nặng hơn.

Trên đây là một số thông tin cần liên quan đến chứng đau nhức bắp chân về đêm, hy vọng có thể giúp ích cho tình trạng của bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về sức khỏe cơ xương khớp hay các vấn đề khác, hãy liên hệ ngay số hotline 1900 565656 của Bệnh viện MEDLATEC để nhận được những lời tư vấn hữu ích.

Video liên quan

Chủ đề