Tại sao nói cải cách tôn giáo La một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu

Phong trào cải cách tôn giáo là một nội dung lớn trong Lịch sử Tây Âu trung đại và được kết cấu thành 1 bài riêng biệt trong chương trình Lịch sử lớp 7 mới. Tuy nhiên, khi giảng dạy về nội dung này, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:

1. Không phải chỉ đến Martin Luther, phong trào cải cách tôn giáo mới diễn ra. Trước đó, ngay trong nội bộ Giáo hội Công giáo La Mã cũng đã có các cuộc đấu tranh đòi hỏi cải cách các nghi lễ của giáo hội, đòi xóa bỏ tình trạng tham nhũng của các linh mục và yêu cầu các tu sĩ quay trở lại với lời thề khó nghèo. Tiêu biểu cho phong trào này là các hoạt động của linh mục Savonarola – một tu sĩ dòng Đa Minh.

2. Phong trào cải cách tôn giáo không phải chỉ có Luther và Can-vanh, trên thực tế còn rất nhiều các nhóm cải cách khác diễn ra vào những khoảng thời gian khác nhau, trong các khu vực khác nhau ở châu Âu. Chính điều này dẫn đến sự hình thành nhiều hệ phái khác nhau của Ki-tô giáo.

3. Cuộc cải cách của Luther đã dẫn đến sự bùng nổ của chiến tranh nông dân ở Đức. Tuy nhiên, không nên nhìn nhận đây là “cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản”. Vì đơn giản, những người lãnh đạo phong trào nông dân một phần, họ chịu ảnh hưởng tư tưởng của Luther và một phần họ chỉ lợi dụng nó để cướp bóc tài sản của nhà thờ và giáo hội. Chính Luther cũng là người kêu gọi đàn áp cuộc đấu tranh của nông dân Đức.

4. Không nên cho rằng, cuộc cải cách tôn giáo này chỉ nhận được sự ủng hộ của giai cấp tư sản, còn giai cấp phong kiến thì chống lại nó. Thực tế một số hoàng tử ở Đức và một số quốc gia khác khác đã ủng hộ cải cách vì “niềm tin thuần túy” với giáo lý của Luther. Chính họ cũng là người đã bảo vệ Luther và các giáo sĩ Tin Lành khỏi sự truy bắt của Giáo hội và các Hoàng đế theo Ki-tô giáo.

5. Trong cải cách tôn giáo không hề nhắc đến sự ra đời của Anh giáo. Điều này sẽ dẫn đến một khoảng trống về nhận thức khi học về Cách mạng tư sản Anh ở phần sau.

6. Trong các hệ quả/tác động của cải cách tôn giáo, sách giáo khoa dường như tập trung quá nhiều vào “cuộc đấu tranh giai cấp” mà bỏ qua một số tác động khác của phong trào này:

– Cải cách tôn giáo đã làm cho Giáo hội La Mã phải tự tiến hành các cải cách. Cuộc họp của các Giám mục tại Trent (Hội đồng Trent) đã ban hành những cải cách quan trọng, chấn chính lại hoạt động của Giáo hội. Nó cũng dẫn đến sự hình thành một số dòng tu mới, tập trung vào việc truyền đạo và các việc làm “bác ái tông đồ”.

– Sự suy yếu của Giáo hội, đã dẫn đến quyền lực của hoàng đế ở một số khu vực bị suy giảm. Điều này dẫn đến sự lớn mạnh của quyền lực ở các địa phương => Tạo điều kiện cho sự hình thành các quốc gia dân tộc ở châu Âu.

– Cải cách tôn giáo cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của khoa học, giáo dục và đặc biệt phụ nữ có cơ hội được học hành tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo. (Dòng tu Anna Báp-tít cho phép phụ nữ được phép thuyết giảng).

7. Về vấn đề thuật ngữ, khái niệm. Cải cách tôn giáo tạo ra rất nhiều dòng tu và hệ phái với tên gọi khác nhau. Điều này cần được thống nhất về thuật ngữ và tên gọi. Ví dụ, Tin Lành thì chúng ta sẽ gọi là tôn giáo Tin Lành hay Đạo Tin Lành hay Giáo hội Tin Lành,…?
Hay như khái niệm Ki-tô giáo, Thiên Chúa giáo, Công Giáo, Cơ đốc giáo,… cần giải thích làm sao để học sinh hiểu được nội hàm, bản chất của từng khái niệm và sử dụng đúng trong các trường hợp khác nhau.

Vẫn biết khuôn khổ của chương trình, giới hạn về số trang sách và vô vàn vấn đề khác dẫn đến những hạn chế trên. Nhưng khi sách giáo khoa không còn là pháp lệnh, điều quan trọng mà mỗi giáo viên cần làm là tìm kiếm thêm các nguồn tư liệu và những cách tiếp cận mới để giúp học sinh có thể hiểu được sâu sắc bản chất của vấn đề. Nếu không, học sinh cũng chúng ta sẽ rơi vào tình trạng, cái gì cũng biết, nhưng chẳng biết một cái gì cho đến nơi.

THAM KHẢO: BỘ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY LỊCH SỬ LỚP 7 – PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Giáo viên Lịch sử

(Bài viết trên website thuộc bản quyền của Dự án Giáo viên Lịch sử, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài viết phải được sự đồng ý chính thức của tác giả và có trích dẫn nguồn đầy đủ.)

Cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XVI - đời sống kinh tê chính trị, xã hội đã bước vào giai đoạn phát triển cơ bản. Những gì người ta làm được trong thời kỳ phục hưng lại được củng cố bằng niềm tin vào khả năng thay đổi những bế tắc trong “tâm linh luận” mà Ky tô giáo là vòng luẩn quẩn của sự bế tắc đó.

Cải cách tôn giáo trước hết phải được xem như một cuộc cách mạng xã hội, dưới màu sắc tôn giáo, cuộc cải cách này phản ánh một cách trung thực tư tưởng; cách tân xã hội, biến đổi lốì sông và Điều này xuất phát từ nguyên vọng của đông đảo tầng lớp thị dân giàu có, bộ phận địa chủ, quý tộc tư sản hóa và thương nhân.

2. Tư tưởng chính trị của Mactin Luther

Lãnh tụ của phong trào cải cách tôn giáo là Mactin Luther (1483 - 1546) là một luật sư trẻ, một nhà thần học, có lục Mactin Luther đã trải qua sự khủng hoảng về tinh thần, rồi từ đó bắt đầu nhận xét về Giáo hội như là: một kẻ ngộ đạo. Ngày 31 tháng 10 năm 1517, ông đã dán 95 luận đề của mình lên cửa nhà thờ Wittengerg ở Saxonie và hành động xảy ra đã mở đâu cho thời kỳ cải cách tôn giáo, đưa đến sự ra đời của một giáo hội tách rời hẳn giáo hội Ky tô La Mã. Năm 1528. Luther đã công khai lên án Giáo hàng và Giáo hội, ông phủ nhận cái gọi là “giai cấp tinh thần” (giới giáo sĩ) và cho rằng nếu đã gọi có một “giai cấp tinh thần” thì mọi người Ky tô giáo đều thuộc giai cấp tinh thần đó. Khi Giáo hoàng Leo X ký Sắc lệnh lên án học thuyết của Luther, ông đã đem bản sắc lệnh đốt đi. Năm 1520 Luther bị trục xuất khỏi giáo hội Hoàng đế Charles V cùng các hoàng thân tuyên bô' đặt ông ra ngoài vòng pháp luật.

Nghị lực lòng can đảm và trí thông minh của Luther đã đưa ông đến với thành công, và điều này đã làm biến đổi sâu sắc “tâm lý luận” của người Đức. Dành tư “protestánt” xuất hiện như thể hiện sự phản ứng gay gắt của Các lãnh chúa phe Luther phát động đã dẫn đến sự xuất hiện của phong trào nông dân ở Đức. Tomat Muynxe - lãnh tụ của phong trào này đã vạch cho phong trào một cương lĩnh gồm “12 Điều”.. Các Điều luật được viết bằng ngôn ngữ thánh kinh, mà nội dung ghi vê các quyền và chính sách, ví dụ: mỗi giáo khu phải có quyền lựa chọn một linh mục: giảm thuế đóng cho Nhà nước và giáo hội: nông dân có quyền săn bắn và đốn củi trong rừng v.v...

Và mặc dầu phong trào nông dân bị thất bại, xong ý nghĩa các tư tưởng của M.Luther là không thể phủ nhận được, vì rằng ảnh hưởng của phong trào cải cách Tôn giáo mà Luther đề xướng đã lan rộng đến nhiều nước.

3. Hệ tư tưởng chính trị ở Đức và Thụy Sỹ:

Chỉ một năm sau ngày Luther dán những luận đề của ông ở nhà thờ Wittenbeg, một linh mục Thụy Sỹ có tên là Wylrich Swingli (1484 - 1531), một nhà nhân bản theo truỳên thông Erasmus phát động phong trào cải cách tôn gíao vời những nội dung giống với phong trào của Luther để kêu gọi dân chúng Thụy Sỹ đi đến với Đạo Tin lành. Những tư tưởng cải cách mà Swirigli khởi xướng ở Thụy Sỹ được Jean Calvin (1509 - 1564) tiếp tục trong một cao trào cải cách Geneve. Sinh tại Pháp và đứợc giáo dục ở Pari, Calvin là một luật sư có khuynh hướng cổ điển, tự bỏ La Mã giáo để đi theo ĐạoTin lành sau khi đã tiếp thu tư tưởng của Erasmus và Luther. Năm 1536 ông viết tác phẩm “Đại cương Giáo lý Kytô” để trình bày tất cả Những quan điếm thần học và đạo đức học của mình.

Như vậỹ, giá trị đích thực của phong trào cải cách Tôn giáo Đức và Thụy Sĩ được thể hiện rõ nhất là ảnh hưỏng của nó tới lịch sử nước Anh; khi mà Henry VIII (1509 - 1547) cắt đứt liên lạc với Tòa thánh và ban bố Đạo luật tối thượng quyền (1534) để trở thành người đứng đầu Giáo Hội Anh.

Ý nghĩa của phong trào cải cách tôn giảo trong lĩnh vức tư tưởng chính trị khó đánh gíá hết được. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, mặc dầu thể hiện dưới màu sắc tôn giáo và bằng dạng cải cách tôn giáo, tư tưởng chính trị của Luther, Calvin đã phù hợp với tinh thần thời đại; "tư tưởng đó phản ánh những nhu cầu chính trị - xã hội của giai cấp tư sản mới xuất hiện trong cuộc đấu tranh chống thiết chế chính trị của chủ nghĩa phong kiến và cuối cùng phong trào cải cách đã chuẩn bị nhưng tiện để cơ bản cho sự ra đời và phát triển của các học thuyết chính trị - pháp luật giai đoạn tiếp sau đó.

Từ phong trào này đã xuất hiện hệ tư tưởng chính trị chống phong kiến chuyên chế với nội đung bao hàm là minh chứng cho quyền tối cao của nhân dân và chính quyền Nhà nước có nguồn gốc là sự thỏa thuận xã hội.,

Trước hết phải nhắc đến tên tuổi của các nhà tư tựởng lớn thời bấy giờ, như Gốt - mẩn, hay La Bôexi, những người đã đi đầu trong phong trào chống chuyên chế ở Pháp.. ;

Tư tưởng chống phong kiến chuyên chế được thể hiện ở một cách lập luận khác nữa mà chúng ta vẫn quen gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng kết hợp cả hai nội đung chống phong kiến chuyên chế và thù ghét với chế độ xã hội mới xuất hiện" - chế độ tư bản chủ nghĩa Đây là hệ tư tưởng thể hiện khát vọng của tầng lớp những người bị áp bức, vì “thời kỳ tích lũy tư bản ban đầu đã làm cho nhiêu nhà tư tưởng bị thất vọng với kết quả của tiến trình xuất hiện chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa bằng máu và bằng lửa”. Cạc nhà tư tưởng không tưởng đã vạch ra con đường đi đến với tự do và bình đẳng thực sự băng một thiết chế thực Sự dân chủ, và trong khi đi tìm con đường đó, họ đã nêu ra một số luận điểm chính trị nối bật. Trong một số các tác phẩm chủ yếu như “Utôpia” (Xứ không tưởng) của tômat Morơ (1478 - 1535) và các tác phẩm “Luận vê thể chế Nhà nước tốt nhất” của Tornado Cạpạnela (1568 - 1639), các tác giả của chúng ta đã mơ ựớc tới một xã hội công băng, một xã hội được xây dựng trên cơ sở xóa bỏ chế độ tư hữu, chế độ người bốc lột người.

Nếu Tomat Mơro đặt nhiêu hy vọng của mình vào một Nhà nước như xứ sở của lòng say mê lao động, nơi mà các quan chức lụôn tỏ ra xứng đáng là những người cha công minh thì Campanela muốn xây dựng Nhà nước trên cơ sở của lý trí, đó có thể là “thành phố mặt trời” nơi ngự trị của tự do và lòng bác ái rộng lớn, nơi mà người đứng đâu Nhà nước tỏ ra thông thái và ám hiểu mọi vấn đề để trên cơ sở ông ta sẽ mang lại “hơi ấm tự do và bình đẳng” cho tất cả.

Trong cuộc đấu tranh chống nên quân chủ chuyên chế, chống sự áp bức của giới quỳ tộc và nhà thơ, các nhà tư tưởng tư sản đã muốn vứt bỏ “vòng hào quang thiêng liêng” bao trùm lên chế độ phong kiến, tách các vấn đê Nhà nước và pháp quyền ra khỏi tôn giáo, để xây dựng hệ tư tưởng tư sản về pháp lý tự nhiên. Việc các nhà tư tưởng này tụyên bố chủ nghĩa phong kiến lạ “phản tự nhiên” là “phi lý” đã đặt nên tảng tư tưởng cho các cuộc cách mạng tư sản về sau này. Công lao đó thuộc vê các nhà tư tưởng ở Hà Lan thời' kỳ trước, trong và sau cuộc cách mạng chống ách áp bức của phong kiến Tây Ban Nha và các'hoàng đế bạo chúa (1566 - 1609). ,

4. Hệ tư tưởng chính trị của Hugo Groxi

Nhà lý luận tiêu biểu của hệ tư tưởng chính trị - pháp Ịuật pháp lý tự nhièn ở Hà Lan là Hugo Groxi (1583 -1645), với tác phẩm nổi tiếng “bàn về pháp luật vê quỳền tự do tự nhiên trong thời kỳ mới”. Ông cho rằng, một chính thể nếu nói là hợp lý sẽ là chính thể tôn trọng sự tồn tại song song của hai hệ thống các quy phạm pháp luật: quy phạm tự nhiên quy phạm thực định. Quy phạm tự nhiên bao gồm những chế định bảo đảm một trật tự tự nhiên trong quan hệ giữa con người với con người, tức là nhưng quan hệ phát sính cùng Đồng thời với trạng thái tư hữu; mục đích của các quy phạm tự nhiên là chống những hành vi vi phạm quyền tài sản và thân thể. .Điều này còn có nghĩa là sở hữu cá thế là bất biến và phải được tôn trọng.

Quy phạm thực định là tổng hòa những quy phạm của “nhân pháp” và “thần pháp”. Đối tượng Điều chỉnh của nó có thể được bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội, nhưng mục đích không thể vượt qua là sự bảo đảm cho quyên tự do mang tính tự nhiên của con người.

Theo cách đánh giá của Grôxi thì pháp luật thực định phong kiến đã vi phạm nghiêm trọng quyền con người và tự do tư hữu bị chà đạp bội bạo lực và sự đố kỵ phong kiến. Vì vậy, chế độ phong kiến không còn là sự bảo đảm nữa, chế độ đó cần phải bị lật đổ. Thiết chế Nhà nước được tạo dựng sau này phải do sự thỏa thuận giữa những người hữu sản. Quyền lực Nhà nước đó là tối thượng, là quyên lực không phụ thuộc trong trách nhiệm thông qua các đạo luật, xét xử, bổ nhiệm và giám sát họạt động của các quan chức, thu thuế, giải quyết những vấh đề iíên quạn đến chiến tranh và hòa bình, ký kết các hiệp ước qùốc tế ....v.v„. '

5. Hệ tư tưởng chính trị của Baruc Xpinôda

Nhà tư tưởng Barục Xpinôda (1632 - 1677). Tư tưởng của Spinôda hình thành trong hoàn cảnh của cuộc đấu tranh gay gắt giữa các phe phái chính trị ở Hà Lan nhằm khôi phục chế độ quân chủ hoặc phủ nhận chế độ đó mà ca ngợi tính hợp lý của thiết chế cộng hòa.

Spinôđa cũng là một nhà tư tưởng pháp lý tự nhiên, nhưng ông không tuyệt đối hóa quyền tự do tự nhiên của con người. Ông cho rằng trong trạng thái tự nhiên quyên của con người hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh và sự ham muốn của chính con người. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, con người đã buộc phải tranh giành lẫn nhau để đền mức hoài nghi chính sức mạnh và thủ đoạn của cá nhân. Hơn nữa, xã hội phát triển đòi hỏi ở mối người tính cộng đồng và sự chia sẻ cho nên xã hội đựợc hình thành không khác gì hơn là công cụ bảo vệ quyền và bảo tồn sức mạnh cho tất cả những ai thỏa thuận tạo dựng ra nó, và Nhà nước với sức mạnh cao hơn sức mạnh tất cả có thể làm giảm bớt những “say mê và phẫn nộ” của cá nhân con người, buộc con người phải sống theo “quy luật của lý trí”.

Theo Spinôda thì sức mạnh Nhà nước không thể là vô hạn. Điều làm cho tư tưởng của Spinôda khác với tư tưởng của một số người khi đề cao quyên lực tuyệt đối của Nhà nước đối với cá nhân con người. Spinôda đặc biệt nhấn mạnh những giá trị tự do của con người trong quyền tín ngưỡng và rigôn luận. Ông phủ nhận mọi sự ràng buộc từ phía Nhà hước hoặc nhà thờ đô'i vối tư duy'của con người và cho làng sức mạnh của Nhà hước phụ thuộc vào việc Nhà nựớc đó có bảo đảm qùýên lợỉ cho đám đồng được hay không. Trong trường hợp nếu pháp luật của Nhà nước bị vi phạm từ phía nhđng người cầm quyền thì sẽ gây ra sự phẫn đối trong, dân chúng và Sức mạnh của Nhà nước sẽ bị suy giầm. Spinôda đã khuyên các quan chức hãy tồn trọng tài sản, an ninh, danh dự và nhiêu lợi ích khác của dân chúng, vẩ theo ông thì chế độ quân chù chuyên chế là một hình thức chính để nguy hại cho quyền tự do tự nhiên của con người. Mặc đầu coi nên dân chủ là hình thức Nhà nước tốt nhất bỏi nó “gần với tự do và tự nhiên hơn cả”, nhưng spinôda cũng đưa ra một số dự án nhằm cải tạo chế độ quân chủ. Theo ông, quỳền lực trong Nhà nước quân chủ phải thuộc vê thiết chế đại biểu. Nó thông qua các đạo luật và giám sát vịệc thực hiện Những đạo luật đó của các quan chức'và chánh án. Người đứng đầu Nhà nước có quyền lực hạn chế trong việc giải quyết những bất đồng nếu chúng nảy sinh và hạn chế những mưu toan của ai đó muôn gây nguy hại cho quyên Ịợi của tất cả.

Những quan điểm chinh trị trên đây củaSpinôda có một ý nghĩa quan trọng tác động tới sự phát triển của cuộc đấu tranh chính trị ở Hà Lan và các nước phương Tây sau này. Mót số ý kiến của ông vê nền tự do dân chủ đã được tiếp thu và nâng lên thành những hệ luận chính trị có giá trị khoa học cao trong thời đại cách mạng tư sản Pháp và Mỹ thế kỷ XVIII.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!