Tại sao võ thị sáu chết

Trọng Tấn thể hiện "Biết ơn chị Võ Thị Sáu"

Cung cấp thêm nhiều tư liệu quý về anh hùng - liệt sĩ Võ Thị Sáu

Tại sự kiện “Những cuốn sách tri ân” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017) vừa diễn ra tại Hà Nội, Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà Xuất bản CAND đã giới thiệu gần 100 cuốn sách về đề tài này.

Đồng thời, thay mặt Nhà Xuất bản CAND, nhà văn Nguyễn Hồng Thái cung cấp những tư liệu quý đến độc giả và các phóng viên báo chí về nữ anh hùng- liệt sĩ Võ Thị Sáu để xóa tan những dư luận xấu, không đúng sự thật xuất hiện trên mạng xã hội thời gian qua.

“Hiện nay trên mạng có những thông tin thất thiệt, không hiểu nguyên nhân vì sao lại xuyên tạc, bịa đặt Võ Thị Sáu là người không có thật. Chúng tôi rất buồn và phẫn nộ trước thông tin vu khống, bịa đặt này”, nhà văn Nguyễn Hồng Thái thể hiện sự bức xúc.

Đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà Xuất bản CAND cung cấp tư liệu về nữ anh hùng- liệt sĩ Võ Thị Sáu để xóa tan những dư luận xấu, không đúng sự thật thời gian qua tại buổi giới thiệu "Những cuốn sách tri ân" ngày 26/7/2017.

Theo nhà văn Nguyễn Hồng Thái, Võ Thị Sáu- một nữ Công an xung phong, người con gái đất đỏ sinh năm 1933, hi sinh năm 1952. Trong cuốn sách “Thương binh, liệt sĩ Công an nhân dân” được xuất bản năm 2007 cũng có giới thiệu những tấm gương liệt sĩ, điển hình như nữ anh hùng - liệt sĩ Võ Thị Sáu- người con gái đất đỏ anh hùng.

“Cuốn sách ghi rõ ràng: Ngày 23/1/1952, Võ Thị Sáu hiên ngang trước họng súng của quân thù làm chúng phải run sợ, khiếp đảm, nhắm mắt bóp cò giết hại chị. Với thành tích xuất sắc trong chiến đấu, dũng cảm kiên cường trong lao tù ngày 2/8/1993, đồng chí Võ Thị Sáu đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, nhà văn Nguyễn Hồng Thái chia sẻ thêm.

Nhà văn Nguyễn Hồng Thái cũng cung cấp thêm tư liệu về cuốn “Tình đất đỏ” của đại tá Lê Văn Thiện (nguyên Phó Giám đốc Công an TP HCM) để đấu tranh lại với những luận điệu sai trái.

Nhà văn cho biết: “Đại tá Lê Văn Thiện, năm 1960 hoạt động cách mạng bị bắt bị giam ở nhà tù Côn Đảo, bị giam với một người tù hình sự là Tám Vàng. Ông Tám Vàng là người chôn cất thi hài chị Võ Thị Sáu, là người chứng kiến buổi chị Võ Thị Sáu bị thực dân Pháp bắn ở Hàng Dương. Ông Tám Vàng kể lại cho đại tá Lê Văn Thiện và đại tá có ghi rõ trong cuốn “Tình đất đỏ”: “… Khi bị đày ra Côn Đảo, giam chung phòng với một ông tên là Tám Vàng. Ông là tù thường án, cao tuổi nhất- 70 tuổi, đã ở tù hơn 40 năm. Được ông Tám Vàng tin tưởng, tôi lần lượt nghe ông kể về ngày xử bắn nữ anh hùng Võ Thị Sáu cùng những tác động sau đó mà ông được trực tiếp chứng kiến.

Để viết cuốn sách "Tình đất đỏ", ngoài lời kể của ông Tám Vàng, đại tá Lê Văn Thiện đã gặp gỡ nhiều nhân chứng được ông Tám Vàng nhắc tới.

Sự kiện nữ anh hùng Võ Thị Sáu chiến đấu kiên cường bất khuất trước kẻ thù, gây xúc động cho nhiều người, nhiều tầng lớp, kể cả những người bên kia chiến tuyến và thực dân Pháp đều kính phục. Cho đến nay có hàng triệu lượt người đã đến viếng mộ chị Võ Thị Sáu ở Hàng Dương, Côn Đảo. Đặc biệt gia đình các công chức, giám thị ở Côn Đảo phần lớn có thờ cô Sáu trong nhà mình…”

Trước thông tin thất thiệt về chị Võ Thị Sáu, nhà văn Đặng Vương Hưng cũng chia sẻ: “Có một số thông tin trái chiều về chị Võ Thị Sáu là điều rất đáng buồn. Tôi tin rằng, sự thật vẫn là sự thật, những thông tin sai lệch, nhằm bóp méo sẽ qua đi thôi, và người nào có những suy nghĩ như thế sẽ phải trả giá.”

Hé lộ những giây phút cuối đời của nữ anh hùng huyền thoại

Theo lời đại tá Lê Văn Thiện kể lại, trong thời gian bị giam cầm ở "địa ngục trần gian" Côn Đảo, ông bị giam chung phòng với một tù nhân tên là Tám Vàng 70 tuổi, quê ở Trà Vinh, bị thực dân Pháp kết án chung thân, tù khổ sai, lưu đày biệt xứ. Dù gọi là tù thường án, nhưng ông Tám Vàng vốn là một tay lưu manh, anh chị có tiếng và đã ở tù hơn 40 năm ở Côn Đảo. Sau này được các chiến sĩ cách mạng giác ngộ nên ông Tám Vàng từng bước thay đổi nhận thức, chọn cách sống có ý nghĩa.

Nhìn cung cách, lối sống của bạn tù, ông Tám Vàng tin tưởng đem các sự kiện xảy ra trong ngày nữ anh hùng Võ Thị Sáu bị xử bắn (23/1/1952) kể lại cho ông Lê Văn Thiện.

Đây là đoạn ông Tám Vàng kể lại phút cuối cùng của chị Võ Thị Sáu trong cuốn “Tình đất đỏ”: “Khoảng 4 giờ sáng ngày 23/1/1952, giữa mùa gió chướng, những cơn sóng dữ ào ào đập vào bờ, bầu trời u ám, có tiếng hô vang lên từ các trại giam vọng lại: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”. Tên chúa đảo và thuộc hạ hoảng hốt liền ra lệnh khóa chặt cửa các chuồng giam.

Hình ảnh nữ anh hùng Võ Thị Sáu được tái hiện trên phim ảnh. Ca sĩ Thanh Thúy vào vai chị Võ Thị Sáu trong bộ phim "Người con gái đất đỏ", năm 1994.

…Chúng trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Chúng lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt. Chị vẫn tự nhiên, hiên ngang ca hát, mắt sáng rực, nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”… Tên lính lê dương cách chị Sáu 15m, khi bắn chị không chết, vẫn hát, đôi mắt nhìn thẳng vào bọn lính bắn chị. Bọn lính run sợ không dám bắn tiếp. Tên chúa đảo chạy đến, hò hét bọn lính bắn tiếp…”

Cũng theo lời kể của nhân vật Tám Vàng, khi ông cởi dây trói cho chị Võ Thị Sáu thì mắt chị vẫn mở, cơ thể còn ấm nóng. Chính tay ông đã vuốt mắt cho chị. Và cũng vì nể phục chị Võ Thị Sáu nên thay vì lấp đất chôn xác, ông Tám Vàng đã bí mật tìm 4 tấm ván làm hòm dã chiến, chọn nơi an nghỉ cuối cùng và lập bia mộ bằng cột xi măng cho nữ chiến sĩ trinh sát Đội Công an xung phong Đất Đỏ - Võ Thị Sáu.

Nhà văn Nguyễn Hồng Thái cho biết, có lẽ vì sự anh hùng, gan dạ, không khuất phục trước kẻ thù nên sau khi hi sinh, Võ Thị Sáu được nhiều người cho là "thần thánh" linh thiêng. Chính điều này đã khiến tất cả công chức, giám thị, binh lính của chế độ cũ cùng gia đình khi bị phân công ra đảo nhận nhiệm vụ hoặc sinh sống đều đến mộ thắp nhang cho "Cô Sáu". Thậm chí, trong gia đình họ còn thờ “Cô Sáu”…

Cuộc đời cách mạng cùng cái chết bất khuất ở tuổi đôi mươi của người con gái Đất Đỏ đã trở thành huyền thoại:

"Người con gái trẻ măng

Giặc đem ra bãi bắn

Đi giữa hai hàng lính

Vẫn ung dung mỉm cười

Ngắt một đóa hoa tươi

Chị cài lên mái tóc

Đầu ngẩng cao bất khuất

Ngay trong phút hi sinh

Bây giờ dưới gốc dương

Chị nằm nghe biển hát…"

(Trích từ bài thơ “Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn” - Phan Thị Thanh Nhàn)

Nguyễn Hằng

Người con gái anh hùng miền đất đỏ Võ Thị Sáu: 'Tôi không có tội, chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội'

(VOH)– Chưa một lần đứng trước kẻ thù mà Võ Thị Sáu khiếp sợ, chị luôn hiên ngang, đanh thép, một lòng nồng nàn yêu nước. Dù ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, tấm gương Võ Thị Sáu vẫn còn mãi sáng ngời.

"Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng lính Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đoá hoa tươi Chị cài lên mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất Ngay trong phút hy sinh Bây giờ dưới gốc dương

Chị nằm nghe biển hát..."

- Côn Đảo, 04-1976
Sáng tác: Phan Thị Thanh Nhàn

Võ Thị Sáu là nữ anh hùng cách mạng sinh năm 1933 ở xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Sinh ra trong thời loạn lạc, chứng kiến đồng bào bị thực dân Pháp giết hại dã man, lòng yêu nước trong Võ Thị Sáu trào dâng và sự căm phẫn đối với thực dân Pháp không ngừng sôi sục.

Những chiến công oanh liệt của nữ anh hùng Võ Thị Sáu

Võ Thị Sáu gia nhập Việt Minh năm 14 tuổi, khi ấy chị thuộc đội công an xung phong thường xuyên làm nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Bên cạnh đó Võ Thị Sáu còn tham gia chiến đấu, chị đã gây ra nhiều tổn thất và thương tích cho kẻ địch, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên lính của Pháp. Chị cũng nhiều lần là người phát hiện ra gian tế, tay sai của thực dân Pháp giúp quân ta thoát khỏi mưu mô kẻ thù.

Chân dung nữ chiến sĩ anh hùng Võ Thị Sáu

Trong nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp tháng 7/1948, chị Sáu chủ động xin được trực tiếp đánh trận dù biết vô cùng hiểm nguy. Nửa đêm chị nhận lựu đạn và giấu vào gốc chợ gần khán đài. Đến sáng thực dân Pháp lùa dân vào sân, chị Sáu đợi đến khi xe của tỉnh trưởng tới thì quăng lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh. Lúc này hai tổ công an xung phong đồng loạt nổ súng hô to “Việt Minh tiến công” hướng dẫn người dân giải tán, yểm trợ Võ Thị Sáu rút lui, gây sức ép khiến thực dân Pháp phải huỷ bỏ cuộc mít tinh.

Sau chiến công này, chị Võ Thị Sáu tiếp tục được giao nhiều nhiệm vụ khó hơn, trong đó có nhiệm vụ tiêu diệt tên cai tổng Tòng. Lợi dụng đám đông đi làm căn cước, tháng 11/1948 chị Võ Thị Sáu trà trộn vào dòng người rồi đợi thời cơ ném lựu đạn vào nơi làm việc của cai tổng Tòng khiến hắn bị thương nặng nhưng không chết. Vụ việc này chưa đạt kết quả như mong đợi nhưng đã làm lính đồn một phen hoảng sợ không dám truy vết Việt Minh tới cùng như trước nữa.

Xem thêm: 10 câu chuyện ý nghĩa về Bác Hồ với thiếu nhi

Võ Thị Sáu bất khuất, hiên ngang đến giây phút cuối cùng

Đến tháng 2/1950, trong lần thực hiện nhiệm vụ ném lựu đạn tiêu diệt hai chỉ điểm viên của Pháp là Cả Suốt và Cả Đay thì không may bị bắt. Chị Võ Thị Sáu bị giam ở nhà tù Đất Đỏ, suốt một tháng ròng bị tra tấn dã mang, người con gái trẻ vẫn bất khuất, hiên ngang, không một chữ phản bội đồng bào. Sau cùng thực dân Pháp phải đưa chị về khám Chí Hòa tiếp tục tra khảo.

Tại khám Chí Hoà chị Võ Thị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và phối hợp cùng chị em trong trại đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù. Trước sự vùng dậy mạnh mẽ này, thực dân Pháp mở phiên tòa kết án tử hình Võ Thị Sáu và đưa chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.

Đứng trước toà, Võ Thị Sáu khi ấy 17 tuổi lớn giọng đanh thép: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”. Đến khi tòa kết án tử hình nữ chiến sĩ trẻ, chị vẫn hô to không hề khoan nhượng: “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Hình ảnh ca sĩ Thanh Thuý vào vai nữ anh hùng Võ Thị Sáu trong phim "Người con gái đất đỏ" sản xuất năm 1994

Ngày 23/1/1952, khoảng 4 giờ sáng, bầu trời xám xịt, từng cơn sóng giận dữ xô bờ, từ các trại giam tiếng hô thất thanh vang vọng: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”

Trước giờ hành hình viên cha đạo muốn làm lễ rửa tội cho Võ Thị Sáu nhưng chị từ chối và một lần nữa khẳng định: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.

Võ Thị Sáu bị dẫn ra pháp trường ở Hàng Dương, Côn Đảo, đối diện với cái chết chị vẫn hiên ngang, nhất quyết không quỳ và phản đối bịt mắt: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”

Sau đó chị Sáu tiếp tục hiên ngang, mắt sáng như sao nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn mình và hát vang bài hát “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên đàng”… Tên lính đứng cách chị Sáu 15 mét, bắn chị không chết, đôi mắt chị vẫn nhìn thẳng vào chúng khiến chúng khiếp sợ không dám bắn nữa. Tên chúa đảo hò hét kêu bắn tiếp, tiếng súng nổ vang rền, bọn chúng bắn đến khi chị Sáu gục xuống, đôi mắt chị khi ấy vẫn mở to sáng ngời.

Ngày 2/8/1993, đồng chí Võ Thị Sáu đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.     

Xem thêm: 72 lời dạy của Bác Hồ     

Những câu nói đanh thép của nữ anh hùng Võ Thị Sáu

Đứng trước quân xâm lược, nữ anh hùng cách mạng Võ Thị Sáu chưa một lần run sợ, chị luôn dõng dạc vạch trần tội đồ của thực dân Pháp và một mực tin tưởng Đảng, nhà nước Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến tận hôm nay những câu nói năm nào của người chiến sĩ Đất đỏ Võ Thị Sáu vẫn còn vẹn nguyên giá trị về "lòng yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất" của người Việt Nam. 

  • Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội.
  • Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu.
  • Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội.
  • Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước.
  • Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!
  • Đả đảo bè lũ thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!
  • Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!
  • Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!
 

Hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, hình ảnh quật cường, bất khuất của nữ anh hùng Võ Thị Sáu vang vọng mãi muôn đời "Người thiếu nữ ấy như mùa xuân. Chị đã dâng trọn cuộc đời. Để chiến đấu với bao niềm tin. Dù chết vẫn không lùi bước..."

Nguồn ảnh: Internet

Video liên quan

Chủ đề