Tết của người khơ me là ngày nào năm 2024

Lễ hội tái hiện Tết cổ truyền của người Khmer với nhiều hoạt động đa dạng như mang lễ vật đến chùa làm lễ rước Đại Lịch; dâng trai tăng đến chư tăng, ni; lễ đắp núi cát; lễ tắm tượng Phật;...

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer được tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 (Dương lịch) hằng năm. Theo tiếng Khmer, “Chôl” có nghĩa là “Vào” và “Chnăm Thmây” là năm mới. Gần đến Tết, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer như A-Cha tổ chức quy tụ Phật tử để trang trí, sơn phết lại ngôi chùa.

Các gia đình Khmer cũng tập trung sửa sang nhà cửa, chuẩn bị đồ ăn, thức uống và bánh trái cho những ngày Tết. Bánh tét, bánh ít và bánh gừng là biểu tượng cho sự no ấm và thịnh vượng, được cúng trên bàn thờ ông bà tổ tiên, sử dụng trong lễ vật và tiếp khách trong những ngày Tết.

Đêm giao thừa, mọi nhà đều thắp nhang và cúng trên bàn thờ để tiễn vị thần Têu-va-đa cũ và chào đón vị mới với hy vọng được ban phước trong năm mới.

Tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, thay vì tổ chức 3 ngày như Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng, chùa Khmer Kh'léang tổ chức gói gọn trong một ngày với đầy đủ các nghi thức tín ngưỡng quan trọng.

Đầu tiên là nghi thức mang lễ vật đến chùa làm lễ rước Đại Lịch, dâng trai tăng đến chư tăng, ni. Với nghi thức này, mọi người tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc đẹp, đem theo nhang, đèn, phẩm vật đến chùa rước Đại Lịch (Maha sang-kran). Maha sang-kran được đặt trên kiệu vàng, mọi người đứng xếp hàng đi quanh chánh điện ba vòng, sau đó vào bên trong chánh điện Tụng kinh lễ bái Tam bảo để chào mừng năm mới.

Tết của người khơ me là ngày nào năm 2024

Lễ tắm Phật tại chùa.

Tiếp theo là lễ tắm tượng Phật, gột rửa điều xấu ác trong tâm, nguyện cầu sự mát mẻ, an lành, hạnh phúc. Các vị chư tăng và bà con phật tử tắm tượng Phật bằng nước ướp hương thơm để thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ đức Phật. Sau đó, họ chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn và rửa sạch điều không may của năm cũ, hy vọng năm mới vạn sự như ý.

Tết của người khơ me là ngày nào năm 2024

Nghi thức đắp núi cát.

Ở nghi thức thứ ba, phật tử tham gia lễ đắp núi cát cầu phúc duyên, tránh kiếp nạn, cầu cho mưa thuận gió hòa. Mọi người dâng lễ cho chư tăng và đắp núi cát thành tám ngọn núi nhỏ và một núi trung tâm, đây là biểu tượng cho sự bền vững của vũ trụ. Các phật tử thắp hương để cầu cho thời tiết thuận lợi với những ước nguyện của mình.

Tết của người khơ me là ngày nào năm 2024

Cuối cùng là nghi thức cúng dường trai Tăng. Với nghi thức này, các phật tử thể hiện tấm lòng hiếu thảo và biết ơn với sự giảng dạy của các vị thầy trong việc tu tập để áp dụng những giá trị Phật pháp vào cuộc sống hằng ngày. Đồng thời, nghi thức này cũng là cơ hội để các phật tử thể hiện lòng thành kính và mong muốn nhận được sự chúc phúc, chỉ dẫn từ các vị chư Tăng trong quá trình tu tâm, tiến bộ trên con đường tu học.

Sư cô Ngọc Liên chia sẻ: “Thực ra đây là nghi lễ để nhớ ơn đến bậc ông bà cha mẹ, Tết Chôl Chnăm Thmây nói đến vị Phạm Thiên 4 mặt thường được các chùa chiền đúc làm tượng. Phạm Thiên ở đây có nghĩa là cha mẹ, họ là người có ân với các con, những người con cháu cho dù đi xa đến đâu vẫn phải quay về, tụ họp các anh chị em rồi sau đó đảnh lễ ông bà, cha mẹ và bày tỏ lòng sám hối. Sau đó, cha mẹ sẽ chúc phúc cho các con với sự an vui và khỏe mạnh. Vị tượng 4 mặt đó với tâm từ là Từ - Bi - Hỷ - Xả, đây chính là tấm lòng của cha mẹ dành cho các con.”

Tết của người khơ me là ngày nào năm 2024

Tết Chol ChnămThmây thu hút đông đảo Phật tử tham dự.

Tết cổ truyền mang lại những cảm nhận sâu sắc và ý nghĩa với các phật tử. Chị Vi Nhã Lý (Sóc Trăng) chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào khi Tết cổ truyền được tái hiện tại miền bắc. Sự kiện này không chỉ là dịp để kỷ niệm năm mới mà còn là cơ hội để tôi kết nối với truyền thống văn hóa của dân tộc mình và cảm nhận sự linh thiêng và tinh thần đoàn kết trong cộng đồng”.

Tết của người khơ me là ngày nào năm 2024

Tết Chôl Chnăm Thmây không chỉ là dịp kỷ niệm chu kỳ năm mới của người Khmer, mà còn là cơ hội giáo dục về lòng hiếu thảo, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Đây là thời điểm để mọi người gặp gỡ, chia sẻ niềm vui, kinh nghiệm và dự định cho tương lai. Đồng thời cũng là dịp để người Khmer truyền đạt ước mơ hạnh phúc và lòng biết ơn đối với tổ tiên, ông bà và cha mẹ của mình.

“Chôl” nghĩa là “Vào” và “Chnăm Thmay” là “Năm Mới”. Hằng năm, lễ hội thường diễn ra vào khoảng giữa tháng Tư Dương lịch, bao gồm nhiều nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian.

Tết của người khơ me là ngày nào năm 2024

Chôl Chnăm Thmây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia và của hơn 1,3 triệu đồng bào dân tộc Khmer Việt Nam. Lễ hội có nhiều nét tương đồng với Tết Bunpimay của Lào, Tết Songkran của Thái Lan, hay Tết Thingyan của Myanmar.

Năm 2024, Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer sẽ diễn ra từ ngày 13 - 16/4/2024 (dương lịch, nhằm ngày mùng 5 - 8/3 âm lịch).

Tết của người khơ me là ngày nào năm 2024

Theo lịch chung, ngày 14/4 bắt đầu các lễ chính tại chùa. Khi ấy, người dân sẽ diện quần áo đẹp, bày mâm cỗ, lễ vật đến chùa để lễ Phật và làm các nghi thức cúng năm mới.

Ngày 15/4, các gia đình Khmer làm cơm dâng cúng dường các vị sư vào buổi sáng và trưa. Sau khi hoàn thành, bà con được các sư tặng lại thức ăn gọi là lộc và cùng nhau ăn tại chùa. Trong buổi chiều, ngày 15 sẽ diễn ra lễ đắp núi cát - một nghi lễ mang ý nghĩa tích phúc lành.

Tết của người khơ me là ngày nào năm 2024

Ngày 16/4, lễ tắm tượng Phật, tắm sư sẽ được tiến hành, cũng là nghi lễ kết thúc những ngày Tết Chôl Chnăm Thmây.

Đồng bào Khmer rộn ràng đón Tết Chôl Chnăm Thmây

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Khmer, Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây diễn ra vào thời điểm kết thúc mùa nắng chuẩn bị bước sang mùa mưa. Đây là thời điểm trời đất giao hòa, muôn cây xanh tốt, đâm chồi nảy lộc. Cái Tết biểu trưng cho lời cầu nguyện khởi đầu cho một năm mới, mùa màng mới tươi đẹp, bắt đầu một cuộc sống ấm no, sung túc, hạnh phúc.

Tết của người khơ me là ngày nào năm 2024

Thời điểm này, không khí tết cổ truyền đã lan tỏa khắp mọi ngóc ngách của cộng đồng Khmer sống trên khắp đất nước Việt Nam, đặc biệt tại khu vực Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Cả mọi người trong phum sóc đều rạo rực chuẩn bị đón một cái Tết Chôl Chnăm Thmây đầy vui vẻ.

Điểm đặc biệt của Tết Chôl Chnăm Thmây chính là các hoạt động chính diễn ra tại các ngôi chùa. Người dân không chỉ lo lắng chăm sóc nhà cửa mà còn tất bật mua sắm lễ vật để dâng lên chùa, như nhang đèn, hoa quả tươi ngon. Các nghệ nhân tập trung chỉnh sửa dàn nhạc ngũ âm, đội múa rộn ràng luyện tập các bài múa cổ truyền để biểu diễn tại chùa trong dịp lễ sắp tới.

Trước ngày Tết, bà con tụ tập đến chùa để cùng nhau quét dọn, trang hoàng chùa lung linh rực rỡ.

Tết của người khơ me là ngày nào năm 2024

Tùy theo từng ngôi chùa, các nghi lễ, hội lễ cũng có những biến tấu khác nhau. Ví dụ, tại chùa Khmer Hoa Sơn (Long Khánh, Đồng Nai) năm nay, bà con đến chùa vào thời khắc đón giao thừa để thực hiện lễ cầu an, cầu siêu cho người đã khuất, thực hiện nghi thức tắm Phật, rải nước cho người tham dự lễ. Ngoài ra, có chương trình văn nghệ truyền thống với nhạc ngũ âm, múa lâm thôn, các trò chơi dân gian...

Tại chùa Buôl Pres Phek (chùa Bốn Mặt) ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Sóc Trăng), ngôi chùa nổi tiếng trong cộng đồng người Khmer, năm nay được trang hoàng lộng lẫy với cờ xí, cảnh quan để thu hút bà con đến tham quan. Ngoài các hoạt động nghi lễ truyền thống, Ban quản trị chùa còn phối hợp với xã tổ chức các môn thể thao như bóng chuyền, kéo co, nhảy bao, đập bóng nước với sự tham gia của đông đảo người dân. Tương tự, nhiều ngôi chùa Khmer khác cũng có những chương trình riêng đặc sắc. Trong dịp này, hầu hết các chùa cũng tổ chức tặng quà cho người dân Khmer khó khăn.

Tết của người khơ me là ngày nào năm 2024

Nguồn gốc của lễ hội Chôl Chnăm Thmây

Theo Sơn Phước Hoan và Sơn Ngọc Cang (trong Chuyện kể Khmer – NXB Giáo dục, 1995), nguồn gốc hình thành lễ rước Đại lịch, lễ tống tiễn năm cũ và chào đón năm mới được giải thích bằng câu chuyện huyền thoại về sự thắng thế của Phật giáo trước Bà La Môn. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một cậu bé tên là Thommabal rất thông minh. Bảy tuổi đã đem sự hiểu biết của mình truyền bá cho mọi người, dân chúng rất thán phục và thích nghe cậu thuyết giảng. Tiếng đồn về tài trí của Thommabal chẳng mấy chốc vang đến thượng giới. Các vị thần cũng xuống trần gian nghe Thommabal thuyết giảng. Do vậy, những buổi thuyết giảng của thần Kabưl Maha Prưm trên thượng giới ngày càng vắng vẻ.

Thần Kabưl Maha Prưm vốn rất có uy trên thượng giới. Nay nghe ở trần gian có kẻ hơn mình, thần tức giận. Thần gọi hết các thiên thần trở về, không cho xuống trần gian nghe thuyết giảng và tìm cách hãm hại Thommabal. Thần đặt ra ba câu hỏi và bắt Thommabal trả lời trong vòng bảy ngày.

– Câu thứ nhất: Buổi sáng cái duyên con người ở đâu?

– Câu thứ hai: Buổi trưa cái duyên con người ở đâu?

– Câu thứ ba: Buổi tối cái duyên con người ở đâu?

Thommabal suy nghĩ suốt ngày đêm vẫn không tìm được lời giải. Đến ngày thứ sáu, chàng đi lang thang mệt mỏi, thất vọng, ngồi nghỉ dưới cây thốt nốt, tình cờ nghe được lời giải từ hai con chim đại bàng. Đúng hẹn, thần Kabưl Maha Prưm tay cầm gươm vàng, đáp xuống gặp Thommabal. Chàng trả lời đúng câu hỏi của thần Kabưl Maha Prưm:

– Sáng, duyên của con người ở trên mặt, nên ngủ dậy người ta phải rửa mặt cho tươi tỉnh.

– Trưa, duyên con người ở trên ngực, nên người ta phải tắm cho mát.

– Tối, duyên con người ở dưới chân, nên người ta rửa chân trước khi đi ngủ.

Thua cuộc, thần tự cắt đầu mình, tự sát. Trước khi cắt, thần căn dặn những người con gái của thần hãy để đầu thần trên một khay vàng và đặt tại tháp trên núi Pre sô me. Bởi, nếu để đầu người rơi xuống biển, biển sẽ cạn, nếu để đầu người trên không thì trời không mưa, nếu để đầu xuống đất, thì đất sẽ khô cằn, cỏ cây không mọc được. Từ đó về sau, hàng năm cứ đến ngày thần tự sát, bảy cô gái xuống trần gian, vào tháp, bưng mâm đầu của cha lên núi, rồi đi vòng quanh chân núi ba lần theo hướng mặt trời mọc. Đó chính là ngày vào năm mới (Chôl Chnăm Thmây) của người Khmer.

Tết Chôl Chnăm Thmây là quan niệm của người Khmer về chu kỳ vận chuyển của năm, cũng là dịp để mỗi người dân trong cộng đồng hiểu hơn về truyền thống cha ông, dịp thể hiện tấm lòng hiếu thảo, thành kính với tổ tiên, sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau trong cộng đồng, “lá lành đùm lá rách”. Điều đặc biệt là mỗi dịp Tết Chôl Chnăm Thmây, niềm vui không chỉ gói gọn ở cộng đồng người Khmer mà người dân khu vực có cộng đồng người Khmer sinh sống cũng sẽ “vui lây”, được cùng ăn Tết, được mời sang nhà chơi, đến chùa cùng tham gia lễ hội...

Năm nào cũng thế, cứ Tết Chôl Chnăm Thmây, chính quyền và các sở, ban, ngành tại các tỉnh có đồng bào Khmer sinh sống sẽ tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà các điểm chùa, salatel (nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng), ban quản trị, ban hoằng pháp, các vị sư, sãi, achar (người có uy tín, người quan trọng), hộ nghèo, hộ cận nghèo, cán bộ hưu trí, gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ, người có công, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang là người dân tộc Khmer; các điểm có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống…

Cũng như Tết Nguyên đán của người Việt, Tết Nguyên tiêu của người Hoa, Tết Chôl Chnăm Thmây là một lễ hội cổ truyền của người Khmer, nhưng cũng là lễ hội chung vui của cộng đồng các dân tộc khác sinh sống cùng một mảnh đất. Mỗi một dịp lễ, Tết như thế, chính là dịp để đồng bào các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa,… thắt chặt tinh thần đoàn kết, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu, mạnh.