Thiến hóa học quấy rối trẻ em dự luật alabama

Thiến hóa học là việc sử dụng một loại thuốc để làm giảm nồng độ testosterone, từ đó làm giảm ham muốn tình dục. Tại Mỹ, các bác sĩ đã sử dụng loại thuốc có tên medroxyprogesterone acetate trên những đối tượng phạm tội tình dục trong hơn 50 năm qua. Lưu ý là thủ tục thiến hoá học này không có tác dụng vĩnh viễn.

Luật thiến hoá học tại Mỹ

Tại Mỹ, Alabama là bang mới nhất áp dụng thiến hoá học để giảm tái phạm đối với những người phạm tội tình dục.

Thống đốc Kay Ivey của Alabama đã ký một bản đề xuất về biện pháp thiến hóa học thành luật, có hiệu lực vào tháng 9/2019. Biện pháp này được áp dụng như một điều kiện nghiêm ngặt để đưa ra quyết định tạm tha đối với những người phạm tội tình dục.

Những người ủng hộ luật cho rằng nó sẽ giúp tăng cường an toàn công cộng và giảm nguy cơ những người phạm tội tình dục tái phạm sau khi các đối tượng này ra tù. Tuy vậy, nhóm phản đối thì cho rằng điều này là trái với hiến pháp.

Luật thiến hoá học tại Alabama có những điều khoản gì?

Luật thiến hoá học yêu cầu những người đã bị kết án về một số tội danh tình dục, bao gồm hãm hiếp hoặc loạn luân với các nạn nhân dưới 13 tuổi, phải bị thiến hóa học như một điều khoản tạm tha.

Theo đó, Bộ Y tế Công cộng Alabama sẽ giám sát thủ tục tiến hành thiến hoá học trên các đối tượng phạm tội. Chi phí cho việc thiến hoá học do chính những tội phạm tình dục chi trả. Những người này sẽ tiếp tục được theo dõi và dùng thuốc cho đến khi tòa án xác định việc thiến hoá học là không còn cần thiết nữa. ( Tuy nhiên, luật pháp cũng có một ngoại lệ giới hạn đối với những người không có khả năng tài chính để chi trả cho việc thiến hoá học.)

Đối tượng nào cố tình tự ý chấm dứt việc dùng thuốc sẽ phải chịu sự trừng phạt nghiêm trọng theo luật.

Các bang khác tại Mỹ có luật thiến hoá học

Năm 1996, California là bang đầu tiên của Mỹ thông qua đạo luật thiến hoá học, với các điều khoản tương tự như luật của Alabama. Cho đến nay, đã có ít nhất 8 bang và vùng lãnh thổ ở Mỹ (gồm California, Florida, Guam, Iowa, Louisiana, Montana, Wisconsin và Alabama)

Thiến hoá học cũng được sử dụng ở một số nước khác. Tại châu Á, năm 2016, Indonesia đã sửa đổi luật của mình để cho phép thiến hóa học.

Thiến hóa học quấy rối trẻ em dự luật alabama

Năm 1996, California là bang đầu tiên của Mỹ thông qua luật thiến hoá học. (Ảnh: The New York Times)

Tác dụng của thiến hoá học

Năm 2005, trong một đánh giá trên Tạp chí của Học viện Tâm thần và Luật Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết rằng thiến hóa học làm giảm nồng độ testosterone và có tác động trực tiếp đến tình trạng lệch lạc tình dục. Nhưng họ cũng thêm một lưu ý thận trọng: Những nghiên cứu này đã sử dụng báo cáo tự thực hiện để đo mức độ giảm ham muốn tình dục và hành vi lệch lạc nên độ tin cậy của đánh giá cần xem xét lại.

Đại học John Hopkins (Mỹ) thực hiện nghiên cứu trên những đối tượng đã trải qua thiến hoá học, cho kết quả là chỉ dưới 10% những người này tái phạm trong vòng 5 năm sau khi được thiến hoá học.

Trong khi đó, một báo cáo trên Tạp chí Khoa học Y học Hàn Quốc năm 2013 cho biết, thiến hóa học đem lại kết quả là tỷ lệ tái phạm của các tội phạm tình dục rất thấp.

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ và nhiều nước cũng cho biết tỷ lệ tái phạm thấp hơn đáng kể đối với những người đã thực hiện thiến hoá học so với những người được phóng thích mà không trải qua phương pháp kiểm soát nào.

Mối quan tâm đạo đức

Bất chấp những tác dụng đã được nhiều nơi công nhận, nhiều nhà phản đối cho rằng luật thiến hóa học đang được áp đặt không đúng cách đối với các tù nhân. Họ không được lựa chọn giữa việc ở trong tù và bị thiến hoá học. Các bác sĩ và các nhà đạo đức y khoa cũng bày tỏ mối quan ngại về tác dụng phụ của thuốc và việc liệu các tù nhân có nhận được đầy đủ thông tin về những thủ tục mà họ sẽ phải trải qua hay không.

Olivia Jordan dẫn câu chuyện bản thân từng bị hãm hiếp ở tuổi thiếu niên để phản đối đạo luật mới của bang Alabama (Mỹ).

Ngày 20/5, Olivia Jordan đăng bức thư dài trên trang cá nhân về luật cấm phá thai được bang Alabama thông qua cách đây vài ngày. Cô viết: "Tôi từng bị quấy rối và hãm hiếp ở tuổi thiếu niên. Trải qua điều đó, tôi thấy bộ luật mới như một sự tấn công tới cơ thể và vi phạm quyền tự chủ của phụ nữ. Hãy thử đặt mình vào vị trí phụ nữ chưa sẵn sàng sinh, hoặc mang thai không mong muốn trước khi muốn cấm phá thai".

Thiến hóa học quấy rối trẻ em dự luật alabama

Bức ảnh được người đẹp Olivia Jordan đăng trên Instagram.

Cựu hoa hậu Mỹ phản đối quan điểm xem việc phá thai như tội giết người. "Nếu tư duy theo cách đó, có thể coi việc cấm phá thai giống như hiếp dâm vì cả hai đều vi phạm quyền tự quyết của phụ nữ với thân thể của họ", Olivia viết.

Bức thư của Olivia được nhiều người hâm mộ ủng hộ. Họ ca ngợi hoa hậu dũng cảm khi chia sẻ câu chuyện bản thân. Một số người khác khuyên người đẹp nên chọn một tấm ảnh khác phù hợp hơn với nội dung bài viết.

Luật cấm phá thai ở Alabama coi mọi trường hợp phá thai là bất hợp pháp, chỉ trừ khi tính mạng sản phụ gặp nguy hiểm. Nếu bị phát hiện, người phá thai đối mặt với 10 đến 99 năm tù. Trước Olivia, nhiều ngôi sao khác như ca sĩ John Legend, Barbra Streisand, Lady Gaga, diễn viên Chris Evans cũng lên tiếng phản đối đạo luật mới này.