Thuyết trình về truyền thống hiếu học

Thuyết trình về truyền thống hiếu học

Bên cạnh yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa,… dân tộc Việt Nam còn có truyền thống hiếu học quý báu, hình thành từ ngàn xưa và được gìn giữ, phát triển đến ngày nay.

Vậy, truyền thống hiếu học là gì và làm thế nào để chúng ta phát huy được tư tưởng đáng tự hào này của ông cha ta? QTS English mời bạn đọc cùng đi tìm câu trả lời cho điều này qua bài viết dưới đây.

Mục lục

  • Truyền thống hiếu học là gì?
  • Tinh thần ham học hỏi của dân tộc Việt Nam thời xưa
  • Truyền thống hiếu học ngày nay
  • Bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học
  • Tổng kết

Truyền thống hiếu học là gì?

Trước tiên, truyền thống hiếu học là tư tưởng coi việc học như trách nhiệm hàng đầu, không ngừng tích lũy, học hỏi, vượt qua khó khăn để có được kiến thức, được áp dụng qua nhiều thế hệ.

Điều này còn đề cao việc tự học: học kiến thức từ sách vở và từ đời sống theo nguyên tắc “Học đi đôi với hành”. Một người ham học sẽ luôn cố gắng áp dụng những lý thuyết mình đã học ở trường, ở sách vở vào trong thực tiễn cuộc sống hoặc sẵn sàng trải nghiệm điều mới để có thể học thêm kiến thức thực tế không có trong sách vở, từ đó rút ra bài học cho riêng mình.

Thuyết trình về truyền thống hiếu học

Tinh thần ham học hỏi của dân tộc Việt Nam thời xưa

Truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta được hình thành từ rất lâu đời. Từ xa xưa, học tập và tiếp thu kiến thức đã được khuyến khích ở trong các điều khoản của “lệ làng, phép nước”. Các vị vua thời bấy giờ đã ra những chính sách tuyển chọn và thi cử như Thi Hương, Thi Hội và Thi Đình rất khắt khe với mục đích tìm ra người học rộng, tài cao để đưa vào các vị trí quan trọng trong triều đình.

Người thi đỗ các kỳ thi tiến sĩ còn được khắc tên lên bia đá, để đời sau tưởng niệm, nhớ mãi. Đối với các khu vực nhỏ như làng, xã, việc ủng hộ tinh thần hiếu học thể hiện qua phong tục “rước trạng về làng”. Người thi đỗ đầu các khoa thi sẽ được làng, xã tổ chức đón rước về làng vinh quy bái tổ, vinh danh trạng nguyên trước nhân dân. “Lệ làng và phép nước” bổ sung cho nhau, cùng khuyến khích việc học và bồi đắp truyền thống hiếu học của nhân dân Việt Nam từ rất lâu về trước. 

Thuyết trình về truyền thống hiếu học

Vì lẽ đó, Việt Nam thời xưa đã có rất nhiều tấm gương hiếu học tiêu biểu: Mạc Đĩnh Chi – một người học trò nghèo, đã vượt qua gia cảnh khó khăn, ra sức học tập, đỗ đạt trở thành trạng nguyên, vang danh bốn bể.

Hay Nguyễn Trãi – người được UNESCO vinh danh là “Danh nhân thế giới”. Ông không chỉ là một nhà chính trị, công thần trong triều đình nhà Hậu Lê mà còn là một nhà văn đóng góp rất nhiều cho kho tàng văn học. Một trong những tuyệt tác của ông là “Bình Ngô Đại Cáo” được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta. Có thể nói, Nguyễn Trãi có thể viết nên áng văn đầy uyên bác, chứa đựng tư tưởng thời đại ở Bình Ngô Đại Cáo là nhờ có sự am hiểu sâu rộng về lịch sử, địa lý, văn hóa và xã hội của đất nước. Để có được những kiến thức ấy, chắc chắn rằng Nguyễn Trãi có tinh thần tự học cao, nắm vững kiến thức trong sách vở và cả kiến thức đúc kết từ quan sát, trải nghiệm. 

Truyền thống hiếu học được xây dựng và phát triển mạnh mẽ từ thời xưa, khi hệ thống giáo dục chưa phân thành từng cấp độ rõ ràng, tiêu chuẩn. Vậy thì, thế hệ hiện đại của chúng ta ngày nay – khi đã có nền giáo dục hiện đại, tiên tiến đã bảo tồn và phát huy truyền thống ấy như thế nào? 

Truyền thống hiếu học ngày nay

Trong thời hiện đại, người Việt Nam ta luôn cố gắng gìn giữ và phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta như thuở trước. Điều này thể hiện qua sự cầu tiến, luôn cố gắng mở rộng kiến thức của bản thân, tiến lên phía trước và sẵn sàng tiếp thu cái mới để cải tiến cái cũ. Nhiều người Việt đã chứng minh điều đó bằng việc đạt được các giải thưởng lớn về học thuật, văn hóa, cùng với các phát minh, sáng chế và công trình nghiên cứu được quốc tế công nhận và đánh giá cao. 

Thuyết trình về truyền thống hiếu học

Đại diện cho điều này là việc đội tuyển toán Quốc tế của Việt Nam đã đạt được rất nhiều huy chương vàng trong các kỳ thi toán Olympic quốc tế (IMO); là bộ Kit xét nghiệm COVID nhanh do Việt Nam sản xuất đã được WHO công nhận; hay là cô giáo Hà Ánh Phượng – người được vinh danh trong danh sách 10 giáo viên toàn cầu – đã áp dụng những kiến thức mình tự học để tạo ra phương pháp dạy tiếng Anh mới mẻ cho các em vùng cao.  

Có thể nói, việc liên tục cải tiến và đổi mới, nắm bắt công nghệ mới chính là chìa khóa để có thể thích ứng nhanh và làm chủ cuộc sống hiện đại ngày nay. Vì vậy, truyền thống hiếu học luôn được dân tộc Việt Nam phát huy và gìn giữ để luôn tiến về phía trước và cải thiện, làm chủ cuộc sống. 

Bảo tồn và phát huy truyền thống hiếu học

Tinh thần ham học hỏi và tiếp thu kiến thức của người Việt Nam đã được hình thành từ ngàn xưa và chắc chắn sẽ được gìn giữ và phát huy đến mai sau. Nhằm phát huy truyền thống quý báu này, người Việt Nam thời nay cần không ngừng học hỏi, phá vỡ giới hạn của bản thân và tiếp thu tinh hoa của các nước khác để có thể nâng tầm tri thức của Việt Nam sánh ngang với thế giới. 

Để có thể làm được điều này , việc đầu tiên cần trang bị là tiếng Anh – ngôn ngữ toàn cầu.  Đây chính là công cụ không thể thiếu để người Việt có thể bước ra thế giới để hòa nhập, học tập và mở rộng kiến thức ở môi trường quốc tế. Thông qua đó, chúng ta không chỉ góp phần củng cố giá trị của truyền thống hiếu học, mà còn chung tay đưa Việt Nam ngày càng vững mạnh và phát triển trên tầm quốc tế. 

Tổng kết

Truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam là một truyền thống quý báu, luôn cần gìn giữ và phát triển. Người học ở thời hiện đại có trách nhiệm bảo tồn và phát huy truyền thống này bằng cách luôn tìm tòi, học hỏi những điều mới, nhất là kiến thức cần thiết cho sự thích nghi cuộc sống hiện đại ngày nay như tiếng Anh.

Hiểu được điều đó, QTS English đã triển khai sự kiện QTS English 30/4 – “Giải phóng” tiềm năng Anh ngữ của người Việt Nam nhằm trao cơ hội học tiếng Anh trong môi trường quốc tế cho người Việt, góp công “giải phóng” tiềm năng Anh ngữ dựa trên tinh thần kiên trì, sáng tạo, ham học và khát vọng phát triển của người Việt Nam. 

Cùng mục đích sự kiện, Tổ Chức Giáo Dục QTS Australia chính thức mang đến HỌC BỔNG 31% áp dụng trực tiếp cho chương trình tiếng Anh toàn cầu QTS English.

Điều kiện:

– Học viên mang quốc tịch Việt Nam và đăng ký chương trình QTS English khoá 12 tháng (áp dụng cho 90 học viên đầu tiên).

– Thời gian: 20/4/2021 – 15/5/2021. 

Hi vọng rằng, thông qua với sự kiện, ngày càng có nhiều học viên Việt Nam “giải phóng” được tiềm năng Anh ngữ của bản thân, từ đó tự tin chinh phục những thành công trên tầm quốc tế, tiếp nối thành tích vẻ vang bấy lâu của người Việt Nam.

Để biết thêm thông tin chi tiết và cụ thể hơn về các chương trình học QTS English, xin vui lòng truy cập TẠI ĐÂY!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

> Góc chia sẻ: 5 Bước Lấy Lại Căn Bản Tiếng Anh Cho Người Mất Gốc

> Những Câu Nói Lịch Sự Trong Giao Tiếp Tiếng Anh Cho Người Đi Làm