Tiền lương quân đội 2023

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu việc chuyển hình thức trả lương; hướng tới xây dựng vị trí việc làm trong Quân đội.

Sáng 25/11, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đã khảo sát tại Bộ Quốc phòng.

Bộ Quốc phòng cho biết các lần điều chỉnh lương cơ sở từ năm 2004 tới nay phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước, bảo đảm đời sống của cán bộ, chiến sỹ. Mức lương cấp bậc quân hàm sỹ quan và mức lương chuyên môn kỹ thuật quân nhân chuyên nghiệp được xây dựng cao hơn so với cán bộ, công chức cùng trình độ thuộc khu vực hành chính nhà nước.

Hệ thống thang, bảng lương trong Quân đội cơ bản phù hợp với yêu cầu về tổ chức, biên chế và hoạt động đặc thù của Quân đội, phản ánh được trình độ, tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ của ngành “lao động đặc biệt”.

Các chế độ phụ cấp hiện hành cho Quân đội đã  đạt được mục tiêu bù đắp hao phí lao động, động viên, khuyến khích, góp phần tăng thu nhập về tiền lương. Quân đội đang áp dụng 12 loại phụ cấp, chiếm khoảng 35,05% tổng quỹ tiền lương.

Bộ Quốc phòng cũng cho biết các khoản thu nhập ngoài lương chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong Quân đội, tập trung ở các cơ quan nghiên cứu, học viện, nhà trường.

Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng chế độ tiền lương vẫn còn những hạn chế như tiền lương trong Quân đội tính theo quân hàm nên có chuyện sĩ quan cùng cấp bậc quân hàm nhưng đảm nhận chức vụ khác nhau thì tiền lương lại khác nhau, chưa thể hiện được trách nhiệm của sĩ quan lãnh đạo. “Có chuyện cùng quân hàm Đại tá nhưng lương Cục trưởng còn thấp hơn Phó Cục trưởng, Trưởng phòng vì các chức vụ thấp hơn có thâm niên cao hơn”, lãnh đạo Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng cho biết.

Đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thì tiền lương chưa phản ánh hết được tính chất đặc thù của hoạt động quân sự, hay khoảng cách giữa các bậc lương còn thấp. Mức phụ cấp với hạ sĩ quan, binh sĩ thấp, khó bảo đảm sinh hoạt. Ngoài ra, có loại phụ cấp mà khu vực hành chính đã được hưởng nhưng chưa áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng cho biết để cùng Nhà nước chăm lo cho đời sống cán bộ, chiến sỹ, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, cắt giảm các khoản chi thường xuyên để tăng cường nguồn lực cho điều chỉnh lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý, tăng cường tự chủ biên chế, tài chính với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trưởng Ban chỉ đạo Vương Đình Huệ bày tỏ  đánh giá cao Bộ Quốc phòng đã quán triệt và thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đối với chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và người có công.

Nhấn mạnh ý nghĩa của chính sách tiền lương đối với Quân đội- ngành lao động đặc biệt, tự nguyện hy sinh vì Tổ quốc, lao động trong điều kiện khó khăn, toàn thời gian, Trưởng Ban chỉ đạo đề nghị Bộ Quốc phòng và các Bộ đánh giá rõ tương quan giữa Quỹ lương dành cho Quân đội với Quỹ lương của các lĩnh vực khác để có căn cứ thực tiễn cải cách chính sách lương đối với Quân đội.

Bộ Quốc phòng nghiên cứu việc chuyển hình thức trả lương theo cấp bậc quân hàm và phụ cấp chức vụ sang trả lương theo vị trí, chức vụ và phụ cấp quân hàm, phù hợp với chủ trương của Đảng; hướng tới xây dựng vị trí việc làm trong Quân đội; rà soát lại các hệ thống phụ cấp để tích hợp các loại phụ cấp phù hợp vào lương hay bổ sung phụ cấp...

Trưởng Ban chỉ đạo Vương Đình Huệ cũng nêu rõ Đề án cải cách tiền lương mà Ban chỉ đạo tập trung xây dựng trình Trung ương Đảng sẽ giải quyết các bất cập hiện nay đối với chính sách tiền lương là cào bằng, bất hợp lý giữ khu vực công- tư, không là động lực của lao động, sáng tạo, không kiểm soát được thu nhập ngoài lương, gắn liền với việc tinh gọn biên chế, nâng cao chất lượng đơn vị sự nghiệp công. Đề án cũng sẽ đề cao trách nhiệm trả lương của người đứng đầu, người sử dụng lao động gắn với năng lực, khả năng của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị.

Đây là nội dung đáng chú ý trong kết luận của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tại phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11-10 cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và kế hoạch năm 2023.

Bảo đảm ôn định trong các điều kiện bất định

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản đồng tình và đánh giá cao báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về tình hình kinh tế - xã hội; khẳng định, năm 2022, vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội Việt Nam phục hồi và phát triển mạnh mẽ.

GDP 9 tháng đầu năm tăng 8,83%, dự kiến cả năm khoảng 8%, đạt cận dưới về kỳ vọng tăng trưởng khi có gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình mục tiêu và chương trình phục hồi, được các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng, 14/15 chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch. Phục hồi kinh tế diễn ra đồng đều giữa các địa phương, 44/63 tỉnh, thành có GRDP tăng trên 6%. 

Lĩnh vực văn hóa, giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, quốc phòng, an ninh được giữ vững, uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao...

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, báo cáo cần phân tích rõ thêm phần nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của các thành tích này; đồng thời báo cáo cần bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung như sự ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại trước tình hình nợ xấu gia tăng.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng nhấn mạnh, năm 2023 dự báo có nhiều khó khăn, thách thức rất lớn, cần phân tích cụ thể và có giải pháp đột phá để ứng phó.

Thực tế, sản xuất, kinh doanh, sức khỏe của doanh nghiệp bị bào mòn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và đang gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt dòng tiền. Giá xăng dầu, vật tư đầu vào tăng cao, đã có tình trạng người dân hạn chế đầu tư, mở rộng sản xuất, tái đàn, tái vụ sản xuất nông nghiệp; sản lượng khai thác thủy sản giảm; du lịch đối diện với nhiều thách thức; chất lượng lao động hạn chế.

Đặc biệt, rủi ro thu hẹp thị trường, đảo chiều của dòng vốn gia tăng, nguy cơ bất ổn định an ninh năng lượng, lương thực sẽ tác động tiêu cực đến nước ta do độ mở của nền kinh tế lớn.

“Nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn khó khăn. Diễn biến dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh là những vấn đề cần hết sức lưu ý”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nói thêm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 như Chính phủ đã trình.

Tuy nhiên, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng lưu ý việc cần theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế thế giới, phản ứng chính sách của các nền kinh tế lớn. Các đối tượng thương mại đầu tư chính, tình hình giá cả, lạm phát để chủ động có giải pháp phù hợp.

“Xây dựng kịch bản để ứng phó với nguy cơ đình trệ về lạm phát của kinh tế thế giới, bảo đảm ổn định trong các điều kiện bất định”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.

Đặc biệt, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị cần thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, chủ động để ứng phó với tình hình thế giới; bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu quả, đúng pháp luật của thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản.

Kiểm soát chặt chẽ lạm phát, lưu ý rủi ro lạm phát đến từ phía cầu do nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ và đến cả từ phía cung do đứt gãy nguồn cung, giá năng lượng cao, có giải pháp ổn định giá cả hàng hóa, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là điện và xăng dầu.

Sẽ trình Quốc hội  xem xét, quyết định việc tăng lương cơ sở, lương hưu 

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cơ bản nhất trí với phương án xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách 3 năm 2023-2025, đề nghị Chính phủ cần bám sát để bảo đảm tính thực tế, khả thi và đề nghị điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong điều kiện mở rộng chính sách tài khóa để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, sắp xếp nhiệm vụ, giải pháp theo thứ tự ưu tiên để cân đối các nguồn lực; tăng tỷ lệ thu nội địa để đạt mục tiêu giai đoạn 2021-2025, nguyên nhân và trách nhiệm trong việc thực hiện dự toán thu từ cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước…

Đặc biệt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định việc chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW, thực hiện tăng lương cơ sở, phụ cấp ưu đãi nghề lĩnh vực y tế, lương hưu cho đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, ưu đãi đối với người có công.

THẢO PHƯƠNG