Top 5 quốc gia tham nhũng nhất năm 2022

21 tháng 3 2017

Top 5 quốc gia tham nhũng nhất năm 2022

Nguồn hình ảnh, AP

Chụp lại hình ảnh,

Một phiên tòa xử tham nhũng ở TP HCM

Tạp chí Forbes hôm 13/3 đăng bài của cộng tác viên Tanvi Gupta dựa trên phúc trình về tình trạng tham nhũng ở Á châu của tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) đặt Việt Nam vào vị trí số hai trong danh sách 5 nước tham nhũng nhất châu lục, chỉ sau Ấn Độ.

Phúc trình được thực hiện trong 18 tháng này cho thấy bức tranh khá ảm đạm về nạn hối lộ ở các nước châu Á.

Minh bạch Quốc tế phỏng vấn 22.000 người ở 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, và kết quả là hơn 1/4 số người được hỏi cho hay họ đã phải hối lộ khi sử dụng dịch vụ công.

5 nước tham nhũng nhất theo Minh bạch Quốc tế là:

1. Ấn Độ: tỷ lệ hối lộ 69%

2. Việt Nam: tỷ lệ hối lộ 65%

3. Thái Lan: 41%

4. Pakistan: 40%

5: Myanmar: 40%

Phần về Việt Nam nói người Việt Nam coi tham nhũng là đại dịch. Trong số 16 quốc gia được phỏng vấn thì người Việt Nam cùng người Malaysia tỏ ra bi quan nhất về tình hình chống tham nhũng trong nước, với 60% cho rằng chính phủ không hiệu quả trong hoạt động này.

Tỷ lệ người nói họ phải hối lộ khi tiếp cận dịch vụ giáo dục là 57% và y tế là 59%. Trên 61% cho hay họ phải hối lộ công an.

Ấn Độ, tuy là quốc gia bị cho là tham nhũng nhất, lại cho kết quả khả quan hơn về chống tham nhũng.

53% người được hỏi cho là Thủ tướng Narendra Modi đang khá thành công trong việc diệt trừ căn bệnh này.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 17.10 công bố chỉ số tham nhũng thường niên, một phần trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu.

Top 5 quốc gia tham nhũng nhất năm 2022
Yemen bị xếp hạng là nước tham nhũng nhất trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu. Ảnh: Reuters

Sử dụng phương pháp liên quan đến Chỉ số Nhận thức Tham nhũng thường niên của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, WEF xếp hạng 140 quốc gia trong thang điểm 100 về mức độ tham nhũng trong xã hội.

Điểm 100 nghĩa là quốc gia đó hoàn toàn không có tham nhũng, trong khi điểm 0 nghĩa là nước tham nhũng nhiều nhất. Tất cả các nước trong danh sách dưới đây có điểm từ 30 trở xuống.

Những quốc gia được xem là tham nhũng nhất có xu hướng ở Châu Phi, Trung Mỹ và Trung Đông, trong các xã hội có hệ thống pháp lý và chính phủ yếu kém, nghèo đói lan rộng.

Chẳng hạn, Yemen - nước đang lâm vào nội chiến - bị xếp hạng là quốc gia tham nhũng nhất trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu. Tuy nhiên, một vài nước trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng nằm trong danh sách này.

31 quốc gia tham nhũng nhất thế giới theo WEF lần lượt là:

Yemen (16 điểm), Venezuela (18 điểm), Angola (19), Chad (20), Tajikistan (21), Campuchia (21), Cộng hoà Dân chủ Congo (21), Zimbabwe (22), Burundi (22), Haiti (22), Mozambique (25), Cameroon (25), Nicaragua (26), Uganda (26), Nigeria (27), Guinea (27), Kenya (28), Lebanon (28), Mauritania (28), Bangladesh (28), Guatemala (28), Honduras (29), Cộng hoà Dominica (29), Kyrgystan (29), Lào (29), Mexico (29), Paraguay (29), Nga (29), Gambia (30), Ukraina (30), Iran (30 điểm).

Ngày 25.1, Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2021, theo đó Việt Nam tăng 3 điểm so với năm 2020.

Top 5 quốc gia tham nhũng nhất năm 2022
Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2021. Ảnh chụp màn hình

Từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã công bố chỉ số CPI hàng năm. Đây là chỉ số toàn cầu hàng đầu về tham nhũng trong khu vực công, cung cấp một cái nhìn tổng thể hàng năm về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điểm số càng cao có nghĩa là càng minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Chỉ số cho điểm 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công, sử dụng dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh.

Top 5 quốc gia tham nhũng nhất năm 2022
Chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2021. Ảnh chụp màn hình

Chỉ số CPI của Việt Nam trong năm 2021 là 39/100 điểm, tăng 3 điểm từ mức 36/100 điểm năm 2020, xếp thứ 87/180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây cũng chỉ số CPI cao nhất của Việt Nam trong giai đoạn từ 2012-2021. Trong 10 năm này, nhìn chung chỉ số CPI của Việt Nam được cải thiện từ mức thấp nhất là 30 điểm trong năm 2012 lên 39 điểm trong năm 2021.

Chỉ số CPI xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ theo mức độ nhận thức của họ về tham nhũng trong khu vực công trên thang điểm từ 0 (tham nhũng cao) đến 100 (rất minh bạch).

Chỉ số CPI trung bình toàn cầu không thay đổi ở mức 43 trong năm thứ 10 liên tiếp và 2/3 số quốc gia và vùng lãnh thổ đạt điểm dưới 50.

Các quốc gia đứng đầu trong Chỉ số CPI năm 2021 là Đan Mạch (88), Phần Lan (88) và New Zealand (88).

Somalia (13), Syria (13) và Nam Sudan (11) vẫn ở cuối bảng CPI.

27 quốc gia - trong số đó có Síp (53), Lebanon (24) và Honduras (23) - đều ở mức thấp lịch sử trong năm nay.

Trong thập kỷ qua, 154 quốc gia và vùng lãnh thổ đã giảm hoặc không đạt được tiến bộ đáng kể.

Kể từ năm 2012, 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đã giảm đáng kể về chỉ số CPI - bao gồm các nền kinh tế tiên tiến như Australia (73), Canada (74) và Mỹ (67). Năm nay lần đầu tiên Mỹ rơi khỏi top 25 quốc gia và vùng lãnh thổ có chỉ số CPI cao nhất.

25 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cải thiện đáng kể điểm số của họ, bao gồm Estonia (74), Seychelles (70) và Armenia (49).

Các nước suy giảm đáng kể về chỉ số CPI trong 10 năm qua

Australia, Bosnia và Herzegovina, Botswana, Canada, Chile, Síp, Guatemala, Honduras, Hungary, Lebanon, Liberia, Luxembourg, Mali, Mông Cổ, Nicaragua, Philippines, Ba Lan, Saint Lucia, Nam Sudan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Venezuela.

Các nước cải thiện đáng kể trong 10 năm qua

Afghanistan, Angola, Armenia, Áo, Belarus, Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Estonia, Ethiopia, Hy Lạp, Guyana, Italia, Latvia, Moldova, Myanmar, Nepal, Paraguay, Senegal, Seychelles , Hàn Quốc, Tanzania, Timor-Leste, Ukraina, Uzbekistan và Việt Nam.

27 quốc gia có số điểm thấp nhất kể từ năm 2012 - năm đầu tiên công bố CPI

Australia, Bỉ, Botswana, Canada, Comoros, Cyprus, Dominica, Eswatini, Honduras, Hungary, Israel, Lebanon, Lesotho, Mông Cổ, Hà Lan, Nicaragua, Niger, Nigeria, Philippines, Ba Lan, Serbia, Slovenia, Nam Sudan, Thụy Sĩ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela.

Quốc gia nào có tham nhũng cao nhất?

Đan Mạch, New Zealand và Phần Lan, được coi là các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới, xếp hạng cao, trong khi các quốc gia tham nhũng rõ ràng nhất là Syria, Somalia và Nam Sudan xếp hạng thấp nhất quán.

Ấn Độ có phải là một quốc gia tham nhũng?

Vào năm 2021, chỉ số nhận thức tham nhũng của họ đã xếp hạng quốc gia ở vị trí thứ 85 trong số 180, trên thang điểm mà các quốc gia xếp hạng thấp nhất được coi là có khu vực công trung nhân nhất.Các yếu tố khác nhau góp phần vào tham nhũng, bao gồm các quan chức hút tiền từ các chương trình phúc lợi xã hội của chính phủ.

Đất nước tham nhũng nhất ở châu Âu là gì?

Theo chỉ số nhận thức tham nhũng 2021 của Interlation International International, (thang điểm ít nhất đối với hầu hết các quốc gia tham nhũng), Ukraine xếp thứ 122 trong số 180 quốc gia vào năm 2021, tham nhũng thứ hai ở châu Âu, với Nga nhiều nhất ở mức 136.