Top tai nghe True Wireless dưới 3 triệu

Tai nghe True Wireless dưới 2 triệu loại nào nghe hay, thiết kế đẹp, thời lượng pin tốt? là những câu hỏi mà bạn đang quan tâm. Và bạn đang phân vân chưa biết chọn tai nghe nào hay thì hãy cùng TaiNgheHay (TNH) tìm hiểu qua bài viết này.

Nội Dung
  • Top 7 tai nghe True Wireless dưới 2 triệu tốt nhất hiện nay
    • 1. Tai nghe True Wireless Pamu Slide, Pamu Slide Mini
    • 2. Tai nghe True Wireless Sabbat X12, E12 Ultra
    • 3. Tai nghe True Wireless Xiaomi Airdots Pro
    • 4. Tai nghe True Wireless Defunc True Go D027
    • 5. Tai nghe True Wireless SOUL ST-XS SS16
    • 6. Tai nghe True Wireless JBL TUNE 120
    • 7. Tai nghe True Wireless Samsung Galaxy Buds
  • Đánh giá tai nghe True Wireless dưới 2 triệu
    • Những điểm được và mất của dòng tai nghe True Wireless dưới 2 triệu
      • Ưu điểm:
      • Nhược điểm:
  • Tổng kết lại

Tai nghe True Wireless (TWS)mang lại nhiều lợi ích như gọn nhẹ, kết nối không dây, vừa giúp bạn học tập, giải trí mà còn được dùng như tai nghe thể thao trong lúc bạn luyện tập nâng cao sức khỏe.

Chính vì nhiều giá trị mà nó mang lại đã khiến cho tai nghe TWS trở thành một sản phẩm công nghệ hot và được yêu thích nhất hiện nay, đặc biệt là giới trẻ và người yêu công nghệ.

Dưới đây là top những tai nghe không dây chất âm tốt nhất hiện nay được rất nhiều người tin dùng.

Top 7 tai nghe True Wireless dưới 2 triệu tốt nhất hiện nay


1. Tai nghe True Wireless Pamu Slide, Pamu Slide Mini

Top tai nghe True Wireless dưới 3 triệu
Tai nghe Pamu Slide Mini
  • Bluetooth 5.0
  • Thời gian sử dụng: 10 giờ
  • Điều khiển cảm ứng
Xem giá trên Shopee
Xem giá trên Lazada
  • Nếu ai hỏi rằng tai nghe Bluetooth nào tốt nhất tầm giá 2 triệu thì Pamu Slide xứng đáng là cái tên đầu tiên được nhắc đến.
  • Với thiết kế đẹp, bắt mắt, chất âm nghe hay và thời lượng pin cực kỳ trâu (dung lượng pin mỗi tai là 85mA) với thời gian sử dụng pin liên tục lên đến 10h nghe nhạc liên tục.
  • Bạn cần phân biệt là có tới 3 bản Pamu Slide: bản thường, bản Plus và bản Mini.
  • Pamu Slide bản thường có hộp sạc kiểu trượt và đẹp nhưng không có sạc không dây.
  • Pamu Slide Plus có thiết kế hộp sạc tương tự bản thường nhưng có thêm chức năng sạc không dây cho thiết bị khác.
  • Nếu bạn không muốn hộp sạc cồng kềnh trong khi vẫn giữ lại mọi chức năng, chất âm của dòng Pamu Slide thì hãy chọn ngay bản Pamu Slide Mini.
  • Trong cả 3 bản trên thì thiết kế và mọi chức năng của tai nghe là hoàn toàn giống nhau, thế nên bạn chọn tai nghe nào là tùy thuộc vào bộ hộp sạc.
  • Bạn có thể xem thêm bài đánh giá chi tiết tai nghe Pamu Slide Mini tại đây.
  • Tin vui là đa số bản Pamu Slide bán trên thị trường Việt Nam chúng ta là bản Plus, nhưng khi mua bạn cũng nên xem kỹ thông tin chi tiết sản phẩm.

Ưu điểm:

  • Thiết kế đẹp
  • Thời lượng pin tốt
  • Chất âm tốt
  • Có hỗ trợ sạc không dây

Nhược điểm:

  • Không tăng và giảm âm lượng trên cùng 1 tai được
  • Không Back lại bài hát trước
  • Hộp sạc không có nút bấm để xem dung lượng pin còn lại

2. Tai nghe True Wireless Sabbat X12, E12 Ultra

Top tai nghe True Wireless dưới 3 triệu
Tai nghe Bluetooth Sabbat X12 Ultra
  • Bluetooth 5.0
  • Hỗ trợ aptX
  • Điều khiển phím bấm
Xem giá trên Tiki
Xem giá trên Shopee
Xem giá trên Sendo
  • Trong phân khúc tai nghe True Wireless giá rẻ tầm giá 2 triệu thì Sabbat X12 và E12 được săn lùng không kém gì Pamu Slide ở trên.
  • Các sản phẩm của Sabbat X12 Ultra và E12 Ultra có thiết kế nhỏ gọn, chỉ bằng đầu ngón tay và có màu sắc bắt mắt từ thiên nhiên.
  • Không như các hãng khác làm tai nghe inear là inear và erbuds là earbuds, Sabbat biết chiều lòng người tiêu dùng hơn với 2 phiên bản inear và earbuds nhưng cùng một tính năng, cùng 1 chất âm
  • X12 Ultra thì tai nghe dạng Earbuds, tức là dạng nhét vào vành tai ở ngoài, cho thời gian đeo lâu mà không bị đau, tuy nhiên chất lượng âm bass lại không được thể hiện rõ nét.
  • E12 Ultra dành cho bạn nào thích đeo tai nghe dạng nhét tai hay còn gọi là in-ear, dạng này âm bass được thể hiện rõ hơn và hay hơn, tuy nhiên với người đeo không quen hoặc có ống tai nhỏ thì đeo lâu sẽ bị đau tai.
  • Không biết với bạn thì thích bản nào hơn, còn riêng với mình thì mình khoái earbuds hơn.
  • Về chất âm thì Sabbat X12 Ultra và E12 Ultra đều hỗ trợ công nghệ aptX của Qualcom, các chất âm từ các dải mid treble bass đều thể hiện rõ, nghe nhạc khá hay.
  • Một điều mà vừa là điểm yếu và vừa là điểm mạnh đó là phím bấm trên tai nghe là dạng nút bấm vật lý chứ không phải cảm ứng, với bạn là người thích nút bấm thì đó là điểm cộng còn với người thích cảm ứng thì đó lại là điểm trừ.
  • Tóm lại thì Sabbat X12 và E12 Ultra xứng đáng nằm trong top tai nghe True Wireless dưới 1 triệu.

Ưu điểm:

  • Thiết kế đẹp
  • Hỗ trợ sạc không dây
  • Chất âm tốt

Nhược điểm:

  • Micro đàm thoại chưa thực sự tốt

3. Tai nghe True Wireless Xiaomi Airdots Pro

Top tai nghe True Wireless dưới 3 triệu
Tai nghe bluetooth dưới 2 triệu Xiaomi Airdots Pro
  • Bluetooth 4.2
  • Thời gian sử dụng: 10 giờ
  • Chống nước IPX4
Xem giá trên Shopee
Xem giá trên Sendo
  • Lại là một cái tên không hề xa lạ trong phân khúc tai nghe bluetooth dưới 2 triệu Xiaomi Airdots Pro, hay còn có tên gọi khác đó là Mi True Wireless Earphone.
  • Tai nghe Bluetooth Xiaomi Airdots Pro được làm dạng in-ear cho khả năng cách âm tốt và âm bass được thể hiện sâu hơn.
  • Phần Housing tức là phần tổng thể của tai nghe không được làm gọn như các dòng tai nghe kể trên mà phần thân được kéo dài trông tương tự Airpods của Apple, tuy nhiên các chi tiết hoàn thiện chưa thể bằng được hàng của Apple.
  • Điều mà bạn quan tâm tiếp theo đó là chất âm, chất âm của Xiaomi Airdots Pro ở mức chấp nhận được, và thiên về dải Bass hơn.
  • Và cũng không thể nào phàn nàn với mức giá của nó
  • Thời lượng pin của Airdots Pro khá trâu, sử dụng liên tục trên 5h, đi kèm hộp sạc thì sẽ kéo dài thời gian trải nghiệm của bạn hơn.

Ưu điểm:

  • Thiết kế rất đẹp
  • Thời lượng pin tốt
  • Chất âm tạm ổn
  • Hộp sạc đẹp

Nhược điểm:

  • Không có tăng giảm âm lượng trên tai nghe
  • Không có next bài hát trên tai nghe

4. Tai nghe True Wireless Defunc True Go D027

Top tai nghe True Wireless dưới 3 triệu
Tai nghe Bluetooth Defunc True Go
  • Cổng sạc type-C
  • Thời gian chơi nhạc 3 đến 4 giờ
  • Chống nước IPX4
Xem giá trên Tiki
Xem giá trên Shopee
Xem giá trên Lazada
Xem giá trên Sendo
  • Nếu bạn thích thiết kế của Airpods nhưng vì một lý do nào đó mà không mua Airpods thì tại sao lại không mua tai nghe Bluetooth Defunc True Go, mua tai nghe fake Airdpods làm gì.
  • Thuộc top tai nghe True Wireless giá rẻ dưới 2 triệu nhưng thiết kế và cái hộp (case) của Defunc True Go có thiết kế giống với Airdods, nhưng lại được làm bằng chất liệu nhám cho cảm giác khi cầm vào sẽ thích hơn case của Airpods.
  • Tai nghe Defunc True Go có thiết kế nhìn thoáng qua giống với Airpods, tuy nhiên ở đoạn giữa phần housing lại có một cái điểm G mà hãng gọi là Bud Heel chân khóa giúp cho tai nghe bám vào tai chắc hơn, đây là điểm khá mới lạ mà ít có hãng nào làm như vậy.
  • Cảm giác đeo khá nhẹ và có điểm gờ nổi lên như vậy nên rất bám tai và khó bị rơi.
  • Tai nghe ngày sử dụng phiên bản Bluetooth 5.0 cho kết nối ổn định,
  • Bạn nhấc tai nghe ra khỏi hộp thì tai nghe tự connect với điện thoại một cách nhanh chóng.
  • Thao tác trên tai nghe là cảm ứng
  • Còn cái quan trọng nhất đó là chất âm, chất âm của Defunc ở mức tạm chấp nhận được chứ chưa được xuất sắc.
  • Dùng để nghe nhạc bình thường hoặc nghe học online, học trực tuyến thì được.
  • Còn nếu bạn nghe nhạc thì nên chọn Pamu Slide Mini ở trên thì hay hơn, Pamu Slide Mini xứng đáng là tai nghe True Wireless tốt nhất dưới 2 triệu.

Ưu điểm:

  • Thiết kế đẹp
  • Thời lượng pin ấn tượng

Nhược điểm:

  • Chất âm chưa tốt
  • Không có các tip núm tai thay thế

5. Tai nghe True Wireless SOUL ST-XS SS16

Top tai nghe True Wireless dưới 3 triệu
Tai nghe True Wireless Soul ST-XS SS16
  • Bluetooth 5.0
  • Thời gian sử dụng: 2.5 giờ
  • Chống nước IPX4
Xem giá trên Tiki
Xem giá trên Shopee
Xem giá trên Lazada
Xem giá trên Sendo
  • Tai nghe không dây SOUL ST XS có thiết kế cực kỳ nhỏ gọn trong làng tai nghe Bluetooth không dây True Wireless.
  • Vỏ hộp cũng được thiết kế bắt mắt và cũng nhỏ gọn.
  • Về chất âm của Soul ST XS không mạnh về bất cứ dải âm nào mà nó nằm ở mức đều đều, nếu bạn nghe nhạc chỉ để thư giãn hoặc chỉ để học tiếng Anh chẳng hạn thì sẽ rất thích nghe kiểu này.
  • Điểm yếu của SOUL đó là micro đàm thoai chưa được tốt và rõ ràng, một phần bởi micro nằm quá xa so với miệng, và đây cũng là điểm yếu chung của dòng tai nghe True Wireless rồi.
  • Một điểm mà TNH thấy chưa thực sự hài lòng đó là thời lượng pin sử dụng của tai nghe Bluetooth Sould ST-XS chỉ được khoảng 3 tiếng, đây là khoảng thời gian nghe chưa thực sự tốt với một chiếc tai nghe TWS.

Ưu điểm:

  • Hộp tai nghe nhỏ gọn

Nhược điểm:

  • Cổng sạc micro-USB
  • Micro đàm thoại chưa tốt
  • Thời lượng pin chưa lâu

6. Tai nghe True Wireless JBL TUNE 120

Top tai nghe True Wireless dưới 3 triệu
Tai nghe True Wireless JBL Tune 120
  • Bluetooth 4.2
  • Pin 4 giờ
  • Driver 5.8mm
Xem giá trên Tiki
Xem giá trên Shopee
Xem giá trên Lazada
Xem giá trên Sendo
  • Nếu bạn muốn một tai nghe True Wireless tầm giá 2 triệu mà phải là chính hãng có tiếng thì JBL là một trong những cái tên đó làm bạn tin tưởng hơn với thương hiệu này.
  • JBL Tune 120 TWS xứng đáng là tai nghe True Wireless giá rẻ tốt nhất trong dòng tai nghe Bluetooth chính hãng.
  • Một điểm khá hay đó là phím chức năng trên tai nghe đó là phím cứng, đây là điểm mà mình khá thích bởi việc điều khiển phát, tạm dừng bài hát nó chính xác hơn.
  • Về chất âm thì nghe ổn, thích hợp nghe rap, và mạnh ở bass, các dải mid và treble thì chưa thực sự thể hiện tốt, đặc biệt là các nốt nhạc cao thì bị mất khá nhiều.

Ưu điểm:

  • Thiết kế đẹp
  • Chất âm tạm ổn

Nhược điểm:

  • Cổng sạc micro usb

7. Tai nghe True Wireless Samsung Galaxy Buds

Top tai nghe True Wireless dưới 3 triệu
Tai nghe Bluetooth tốt nhất dưới 2 triệu Samsung Galaxy Buds
  • Loa 2 chiều
  • Pin 11 giờ
  • Sạc không dây
Xem giá trên Tiki
Xem giá trên Shopee
Xem giá trên Lazada
Xem giá trên Sendo
  • Tai nghe Bluetooth Samsung Galaxy Buds là tai nghe True Wireless được tặng kèm khi mua các flag ship của Samsung.
  • Dòng tai nghe này của Samsung có chút hơi hướng về dòng tai nghe thể thao, đeo vào chắc chắn nhưng khi đội mũ bảo hiểm hay có vật cấn vào thì đau tai hơn.
  • Khả năng đàm thoại chưa thực sự tốt.
  • Chất lượng đàm thoại khá ổn, âm bass khá chán, chỉ phù hợp với các nhu cầu nghe nhạc cơ bản.

Ưu điểm:

  • Thương hiệu mạnh
  • Phù hợp tập thể thao

Nhược điểm

  • Âm bass chưa tốt
  • Khả năng đàm thoại chưa tốt

Đánh giá tai nghe True Wireless dưới 2 triệu

Tai nghe True Wireless dưới 2 triệu là một dạng của tai nghe Bluetooth không dây có mức giá tầm từ 2 triệu đổ lại.

Đây là dòng tai nghe cao cấp hơn các loại tai nghe True Wireless dưới 500k và tai nghe True Wireless mà TNH đã giới thiệu ở dưới đây

Top tai nghe True Wireless dưới 500k

Top 7 tai nghe True Wireless dưới 1 triệu

Những điểm được và mất của dòng tai nghe True Wireless dưới 2 triệu

Ưu điểm:

  • Ưu điểm đầu tiên của tai nghe True Wireless (TWS) đó là thiết kế gọn nhẹ, không dây, kết nối thuận tiện và nhanh chóng.
  • Khi đeo các dòng tai nghe TWS lên tai thì sẽ rất thời trang và hiện đại, có phong cách riêng của mình.

Nhược điểm:

  • Thực sự để mà nói với tầm giá dưới 2 triệu thì ít có tai nghe True Wireless nào có khả năng chống ồn tốt, vậy nên đây là một điểm hạn chế của dòng tai nghe không dây giá rẻ.
  • Nếu bạn thường xuyên đàm thoại, và đặc biệt ở trong môi trường hồn thì khả năng đàm thoại của tai nghe True Wireless sẽ bị giảm đi đáng kể nếu so với đàm thoại trực tiếp từ điện thoại hoặc từ tai nghe có dây.
  • Lý do đàm thoại kém không phải chất lượng mic ở tai nghe kém mà một phần rất lớn đó là do khoảng cách từ miệng tới mic ở tai nghe quá xa, âm thanh sẽ bị loãng đi so với việc áp điện thoại vào má để đàm thoại.
  • Bạn phải thường xuyên sạc pin, bởi tai nghe không dây sử dụng nguồn pin riêng để hoạt động, không giống các loại tai nghe jack cắm thông thường.

Tổng kết lại

Đến đây bạn đã hình dung ra và chọn được tai nghe True Wireless tầm giá 2 triệu phù hợp với nhu cầu sử dụng. Với mức giá này sẽ có nhiều lựa chọn về chất âm, về thiết kế và các tính năng nâng cao hơn so với các dòng tai nghe không dây giá rẻ khác.

Vậy, bạn đã chọn được tai nghe nào và đang sử dụng tai nghe nào tầm giá 2 triệu chất lượng, hãy comment xuống bên dưới nhé.