Trạm vũ trụ cách mặt đất bao nhiêu km

Trạm vũ trụ suýt va chạm mảnh vỡ rác không gian

Trạm vũ trụ cách mặt đất bao nhiêu km

Hình ảnh Trạm Vũ trụ quốc tế quay quanh Trái đất vào tháng 10-2018. Ảnh: NASA.

Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA cho biết, các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ quốc tế đã thực hiện các thao tác khẩn cấp để tránh một vật thể vào rạng sáng nay, 23-9 theo giờ Hà Nội, bảo đảm ISS sẽ không bị một mảnh vỡ rác không gian va vào.

Theo các quan chức NASA, các nhân viên điều khiển đã điều động trạm vũ trụ khỏi một vụ va chạm với một mảnh vỡ vào lúc 5 giờ 19 phút chiều 22-9 theo giờ EDT, tức 4 giờ 19 phút sáng 23-9 theo giờ Việt Nam.

Họ đã di chuyển trạm ISS bằng cách bắn các thiết bị đẩy lên một tàu vũ trụ chở hàng Progress của Nga được gắn vào mô-đun dịch vụ Zvezda của phòng thí nghiệm quỹ đạo.

Ba phi hành gia hiện đang sống trên trạm là Chris Cassidy của NASA và các phi hành gia Anatoli Ivanishin và Ivan Vagner đã trú ẩn trong khu vực của Nga trên trạm vũ trụ trong quá trình di chuyển trạm đến gần tàu vũ trụ Soyuz của Nga.Tàu Soyuz sẽ đưa ba phi hành gia trở lại Trái đất vào tháng tới.

NASA cho biết, việc này đã được thực hiện "hết sức cẩn trọng", để "không có bất cứlúc nào phi hành đoàn gặp nguy hiểm".

Quản trị viên NASA Jim Bridenstine cho biết trên Twitter chỉ sáu phút sau khi thiết bị đẩy của tàu Progress khai hỏa: "Việc điều động quỹ đạo của trạm ISS đã hoàn thành. Các phi hành gia đang ra khỏi nơi trú ẩn an toàn".

Rác không gian là một vấn nạn ngày càng gia tăng trong quỹ đạo Trái đất. Theo ước tính của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, gần 129 triệu mảnh vụn đang quay xung quanh hành tinh của chúng ta vào lúc này, khoảng 34.000 mảnh trong số đó lớn hơn 10 cm.

Ở độ cao của Trạm vũ trụ quốc tế, cách trái đất khoảng 400 km, quay xung quanh Trái đất khoảng 28.200 km/giờ, vận tốc quá nhanh nên một vụ va chạm thậm chí với mảnh nhỏ cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ISS.

Trong năm 2020, đã ba lần ISS phải tiến hành các thao tác né tránh mảnh vỡ, quản trị viên Bridenstine cho biết trong một tweet khác, ông nhấn mạnh rằng "các mảnh vỡ đang trở nên tồi tệ hơn!".

Và vào tháng 1-2012, các nhân viên điều khiển đã di chuyển trạm để tránh một vụ va chạm có thể xảy ra với một mảnh rác được tạo ra từ một cuộc thử nghiệm chống vệ tinh năm 2007 của Trung Quốc.

NASA cho biết, từ năm 1999-2018, có 25 lần trạm ISS đã phải tránh các vụ va chạm.

NASA điều tra vụ rò rỉ không khí trên trạm vũ trụ

NASA chọn nữ phi hành gia da màu đầu tiên lên Trạm vũ trụ

Nữ phi hành gia phá kỷ lục sống dài nhất trên trạm vũ trụ

NASA trì hoãn nhiều kế hoạch, nhưng vẫn đưa người lên trạm vũ trụ

Hai phi hành gia lên đến trạm vũ trụ sau 19 tiếng du hành

LÊ LÂM (Theo Space, Sciencealert)

Sáng 24-7, Trung tâm điều khiển các chuyến bay vũ trụ của Nga ở ngoại ô Mátxcơva đã điều chỉnh thành công quỹ đạo bay của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), nâng độ cao của trạm này từ 330 km lên 337,5 km so với bề mặt Trái đất.

Việc điều chỉnh này được tiến hành để chuẩn bị cho tàu con thoi "Indevor" của Mỹ ghép nối với ISS, dự kiến vào ngày 8-8 tới.

Hãng thông tấn Nga RIA - Novosti ngày 24-7 cho biết việc điều chỉnh quỹ đạo bay của ISS được tiến hành tự động với sự trợ giúp của các động cơ của tàu vận tải "Tiến bộ M-60". Toàn bộ quá trình này diễn ra trong khoảng 21 phút và không có sự tham gia của các nhà du hành trên ISS.

Theo kế hoạch, trong chuyến bay lên ISS của tàu con thoi "Indevor" kéo dài 11 ngày vào đầu tháng 8 tới, các nhà du hành sẽ ra ngoài khoảng không vũ trụ ba lần để thực hiện các công việc hiện đại hóa trạm ISS.

Trạm vũ trụ cách mặt đất bao nhiêu km

Độ cao quỹ đạo ISS đã được nâng thêm 7,5 km (Ảnh: src.le.ac.uk)

Trước đó, ngày 23-7, các nhà du hành Fedor Yurchikhil (Nga) và Kleyton Anderson (Mỹ), thuộc đội bay chính thứ 15 trên ISS đã làm việc 7 giờ rưỡi trong khoảng không vũ trụ bên ngoài trạm này để tháo bỏ thiết bị chứa chất amoniac, được lắp đặt trên ISS từ tháng 8-2001, như một hệ thống làm lạnh tạm thời của trạm. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết thiết bị này đã không được sử dụng lần nào kể từ khi thiết bị làm lạnh chính của ISS được đưa vào hoạt động từ tháng 12-2006 đến nay.

Ngoài ra, trong lần ra khoảng không vũ trụ lần này, hai nhà du hành cũng thực hiện một số nhiệm vụ khác như thay thế bộ phận cấp điện cho hoạt động của các ănten và môđun điều khiển từ xa của hệ thống cấp điện trên trạm, lắp đặt giá đỡ cho các camera trên ISS ở phía hướng về phía Trái đất.