Từ đồng nai đi đà lạt bao nhiêu tiếng năm 2024

Hình trên là cảnh tui vừa đi đóng phạt sáng nay ở Phú Túc (cả cái sân rộng rinh không cho đậu, bắt phải gửi xe sang bên cạnh). Bạn tui hỏi sao tui đi Đà Lạt nhiều vậy mà vẫn bị “dính”? Tui trả lời: “Bác tài tốc hành còn dính huống chi tui”. Hôm đó chạy kỹ lắm rồi mà chẳng hiểu sao vẫn lố qua 57/50. Trên đường đi đóng phạt, tui nghĩ mình đi quá trời mà vẫn dính, còn những ai lâu lâu mới lái thì sao? Nghĩ vậy tui viết bài này chia sẻ một số kinh nghiệm lái cung đường này với mọi người.

Ai đã từng lái xe đi đường Sài Gòn – Đà Lạt hẳn sẽ hiểu được cái sự khó chịu của việc lái xe qua khu vực tỉnh Đồng Nai, đường thì rất đông, người dân khu vực này lại chạy xe siêu ẩu. Rất nhiều trường hợp tai nạn xảy ra ở khu vực này. Có lẽ cũng vì vậy mà lực lượng công an ở khu vực này hoạt động cũng rất ư là “tích cực”, suốt đoạn đường này thường xuyên phải căng mắt ra để nhìn biển báo. Bên cạnh đó là lượng xe rất đông, thường xảy ra kẹt xe, hoặc có đi được thì cũng với tốc độ rùa bò. Do đó mà trung bình thời gian đi Sài Gòn – Đà Lạt khoảng 6-7 tiếng thì mất hết gần 3 tiếng tiếng để bò cho cái đoạn này.

Bây giờ giả sử điểm đến là cầu La Ngà (qua cầu La Ngà thì cứ theo biển báo tốc độ mà chạy), liệt kê ra chúng ta sẽ có những đường nào khả dĩ hơn có thể né được Biên Hòa, Trảng Bom?

Từ đồng nai đi đà lạt bao nhiêu tiếng năm 2024

(bấm vô bản đồ để ra bản lớn hơn)

Sau thời gian mò mẫm, tui tìm ra được những đường như sau:

Cách đi thứ nhất – QL51 vô TL769

Từ QL1 –> đến ngã tư Vũng Tàu –> quẹo phải vô QL51 –> đến trung tâm thị trấn Long Thành thì rẽ trái vô TL769 –> đến khi gặp ngã ba chỉ về hướng Dầu Giây thì rẽ trái –> từ đây cứ đi dọc theo con đường này sẽ đến Ngã Ba Dầu Giây (thật ra bây giờ là ngã tư rồi).

Ưu điểm & Khuyết điểm

Đường này chính là cái đường màu hồng tui đánh dấu trên bản đồ (click vô để xem hình to hơn). Đi đường này được cái là đường rất đẹp, và né được toàn bộ khúc Biên Hòa, Trảng Bom – khúc này người dân đi rất ẩu, thường xảy ra kẹt xe và bắn tốc độ cũng rất kinh.

Đa số bây giờ khi đi Đà Lạt hoặc Mũi Né tui đều đi bằng đường này, đi đường này vắng, ít xe, mặt đường rất tốt, thêm một điểm nữa là ta sẽ lái xe xuyên qua các cánh rừng cao su bạt ngàn rất đẹp. Tuy nhiên lưu ý một điểm là người dân ở đây có lẽ là do ít xe lớn nên đi cũng khá ẩu, họ thường muốn quẹo là quẹo. Do đó khi đi đường này phải tạm gác lại cái văn minh lịch sự mà dùng còi để báo cho họ biết là mình đang chạy phía sau.

Cách thứ 2 – Qua Nhơn Trạch vô QL769

Đi đường này chúng ta xa hơn một chút (do phải đi vòng), tuy nhiên thời gian cũng tương đương do đường vắng ít người và được cái là chạy sẽ rất khỏe, không phải bò như rùa khi đi bằng QL1. Còn một cách khác để đi đường này ngắn hơn nữa (đặc biệt là ai ở Q7), từ Phú Mỹ Hưng đi thẳng qua cầu Phú Mỹ –> rẽ phải để đến phà Cát Lái –> qua phà –> từ đây đi ra Nhơn Trạch rồi ra QL51 –> rẽ trái để về QL768.

Ưu điểm & Khuyết điểm

Đường này ngắn hơn nhưng bị khúc Nhơn Trạch bắn tốc độ kinh dị, đặc biệt là có mấy khúc cắm bảng 40, đi phải hết sức cẩn thận nếu không muốn gởi bằng lại 😀

Cách đi thứ 3 – Tỉnh Lộ 762 vô đường… rừng (không biết tên)

Tuy nhiên 2 cách đi trên thì chúng ta chỉ mới đến được Dầu Giây, từ Dầu Giây đi tiếp chúng ta sẽ qua một đoạn bắn tốc độ khét tiếng trên giang hồ: Gia Kiệm, Phú Túc. Chính là cái đoạn tui tô xanh lá cây trên bản đồ. Mới tuần trước, với kinh nghiệm 3 năm lên xuống cung đường này vậy mà tui vẫn bị bắn 57/50 ở khúc này :((

Do đó để tránh được khúc này, tui ngồi mày mò trên google maps và hôm nay quyết định đi thử. Kết quả khá khả quan. Đường này đi dọc theo sông Đồng Nai, ngang qua Thủy điện Trị An, cảnh vật 2 bên đường rất thanh bình, đường hẹp tuy nhiên rất ít xe đi (nhưng vẫn phải chú ý lưu ý người dân, nói chung là đi đường vắng thì lúc nào cũng phải cẩn thận “đánh hơi” trước những tình huống bất ngờ). Cụ thể đường này đi như sau:

Trước khi qua cầu Đồng Nai, rẽ trái về hướng hồ Bình An –> đi tiếp về hướng cầu Hóa An để về hướng Biên Hòa –> qua cầu Hóa An rẽ trái về hướng KDL Bửu Long (chỗ này chắc nhiều người biết) –> đường chỗ KDL Bửu Long này chính là TL768 –> cứ đi dọc theo tỉnh lộ này đi hoài đi mãi sẽ đến Thủy Điện Trị An (đoạn này là màu tím than trên bản đồ, ngoài ra có thể chọn cách đi thẳng lên Biên Hòa rồi rẽ trái qua TL768)

Sau khi đi hết tỉnh lộ 768 –> đến Trị An –> tiếp tục đi thẳng –> khúc này phải để ý khi vừa qua 1 cái trường họp (tên là Kim Đồng thì phải) thì sẽ có một cái ngã ba, rẽ trái để vào một cái đường nhỏ (đường này vẫn là đường nhựa và cảnh vật 2 bên rất đẹp), đi dọc theo đường này đến hết đường thì rẽ trái về hướng Bến Đò (bến đò này để đi ra Đảo Ó ở Trị An, cũng rất đẹp, một bài khác tui sẽ nói về chỗ này), trước khi đến bến đò thì rẽ phải, rồi từ đây cứ đi dọc theo đường này thì sẽ ra được QL20.

Đường này tất cả đều là đường nhựa, mặt đường tuy không tốt bằng TL769 nhưng vẫn ổn, đường hơi nhỏ nhưng ít xe, do đó chạy khá thoải mái. Đi đường này có cái lợi lớn nhất là né được khúc Gia Kiệm, rất nhiều xe đã bị bắn rụng ở đoạn này 😀

Ngã ba Dầu Giây đi Đà Lạt bao nhiêu cây?

Quốc lộ 20 bắt đầu từ ngã ba Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai) đến Đà Lạt xuống Dran. Đoạn từ ranh giới thành phố Đà Lạt (cầu Prenn) lên Đà Lạt dài 10,5km và đoạn từ Đà Lạt xuống Dran dài 36km. Trước đây, đoạn đường từ cầu Prenn lên Đà Lạt là một đoạn của Quốc lộ 20, đoạn từ Đà Lạt xuống Dran là một đoạn của Quốc lộ 11.

Xe đi từ Đồng Nai đến Đà Lạt bao nhiêu km?

Câu hỏi: Từ Đồng Nai đi Đà Lạt bao nhiêu km nếu di chuyển bằng xe khách? Trả lời: Đường di chuyển bằng xe khách đi Đồng Nai Đà Lạt có chiều dài khoảng 265 km.