Tự ý chụp ảnh người khác bị phạt như thế nào

Ngày nay, việc quay hay chụp lén một cá nhân, tổ chức nào đó được diễn ra khá phổ biến. Theo đó, quyền sử dụng hình ảnh cá nhân thuộc về cá nhân quản lý. Các hành vi như chụp lén người khác đều không được cho phép vì đây là hành vi xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh, quyền riêng tư của mỗi cá nhân. Đồng thời, pháp luật đã có những quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân và đưa ra mức xử phạt đối với từng loại mức độ vi phạm. Bài viết hôm nay ACC xin gửi đến quý đọc giả những thông tin như mức xử phạt đối với ảnh chụp lén cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung này.

Tự ý chụp ảnh người khác bị phạt như thế nào
Chụp lén hình ảnh người khác có vi phạm pháp luật?

Căn cứ theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, việc một cá nhân hay tổ chức bất kỳ nào sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích nào đó (không phân biệt thương mại hay phi thương mại) mà chưa được sự cho phép của người có quyền cá nhân đối với hình ảnh đó thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, người đó đã tự ý quay và sử dụng ảnh chụp lén mà không có sự cho phép của cá nhân; nếu xâm phạm đến nhân phẩm danh dự, uy tín của bản thân thì được coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Căn cứ bào Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã quy định:

“Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo quy định trên thì uy tín, danh dự, nhân phẩm của một công dân được pháp luật bảo vệ. Nếu bị đưa tin sai sự thật và ảnh chụp lén này ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, hoặc thiệt hại khác thì công dân có thể yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu bồi thường hoặc khởi kiện lên tòa án theo quy định pháp luật để yêu cầu bồi thường tùy vào mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp ảnh chụp lén đó vô tình hay cố ý làm mất danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định:

“Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: …”

Như vậy thì trong trường hợp sử dụng ảnh chụp lén để xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trên mạng xã hội sẽ vi phạm vào Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ và điểm g, khoản 3, Điều 66, Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng về hành vi “chụp lén, thu nhập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự cho phép hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”.

Ngoài ra, nếu phát hiện và có chứng cứ cho thấy người khác sử dụng ảnh chụp lén đã chụp để thực hiện công khai, đăng tải thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Thì với trường hợp này, công dân có quyền tố cáo lên cơ quan công an để tố cáo về hành vi làm nhục người khác hoặc vu khống người khác theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015. Cụ thể, về hành vi làm nhục người khác thì tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định:

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; …”

Cũng tại khoản 2 và 3 Điều 31, Bộ luật Dân sự năm 2005, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quy định khác. Pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có trong hình ảnh.

Như vậy, việc chụp ảnh người khác trong tư thế “không đẹp” như ngủ hớ hênh ở cơ quan, bung cúc áo, quần… rồi đăng lên mạng xã hội mà chưa được sự đồng ý và kèm theo những lời bình luận khiếm nhã, khiêu khích, trêu ghẹo,… gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín người đó, người đăng ảnh có thể bị xử phạt hành chính.

Tùy theo mức độ, người vi phạm bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng theo quy định tại Điều 5, Nghị định 167 năm 2013.

Căn cứ quy định vừa nêu trên thì người có hành vi chụp lén người khác sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Như vậy, Luật ACC vừa cung cấp đến bạn những thông tin giải đáp các thắc mắc về mức xử phạt đối với hành vi sử dụng ảnh chụp lén mà không được sự cho phép của người khác theo quy định pháp luật hiện hành cũng như các vấn đề liên quan. Nếu còn thắc mắc hay được cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến sử dụng hình ảnh cá nhân qua việc chụp lén, quay lén thì hãy liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Hotline: 1900.3330

Gmail:

Website: accgroup.vn

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Tự ý chụp ảnh người khác bị phạt như thế nào
Người dân được phép ghi hình giám sát cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của lực lượng này. (Ảnh: Tuoitre.vn)

(Stxdd.thanhuytphcm.vn) - Hiện nay, nhiều người đã sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại có tính năng chụp ảnh, quay phim. Chỉ cần vài thao tác, một video được sản xuất, và cần thêm vài thao tác nữa thì video đó có thể được đăng lên không gian mạng, nhất là các trang mạng xã hội. Với những suy nghĩ, mục đích khác nhau, những video đó có thể mang những ý nghĩa hoặc để lại những hệ quả khác nhau.

Những tháng gần đây, tại TPHCM, dịch bệnh khiến người dân lo lắng, căng thẳng. Lúc này, những video clip trên các kênh truyền thông đại chúng, mạng xã hội về nghĩa cử cao đẹp đã làm nhiều người ấm lòng. Đó là clip chiến sĩ công an và bộ đội đỡ đẻ cho thai phụ ngay trên vỉa hè; là về hành trình mang oxy, lương thực, thực phẩm hỗ trợ bà con gặp khó khăn; là các nghệ sĩ tham gia hát tại bệnh viện dã chiến ủng hộ tinh thần cho đội ngũ y bác sĩ, tình nguyện viên, người dân đang cách ly… Những hình ảnh với nhiều câu chuyện đẹp được chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội, góp phần quan trọng vào việc lan tỏa năng lượng tích cực, cổ động mỗi người yêu thương nhau hơn, mạnh mẽ hơn để chống dịch thành công.

Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có không ít video tiêu cực. Trong số đó, có những clip chưa phản ánh đầy đủ nội dung sự việc, có thể gây ngộ nhận cho người xem, tác động ít nhiều đến dư luận xã hội, đến những người có liên quan. Chẳng hạn, ngày 29/8/2021, mạng xã hội lan truyền video về cuộc giằng co giữa một tổ trưởng dân phố ở Quận 8 và vài người nữa. Cuộc va chạm xuất phát từ việc một người đã ghi hình lại cuộc nói chuyện của tổ trưởng tổ dân phố với một người khác mà chưa có sự đồng ý của người tổ trưởng.

Việc tự ý ghi hình sau đó đăng lên mạng xã hội là chuyện không mới nhưng chưa bao giờ hết “nóng”. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh, câu chuyện này tiếp tục lại một lần nữa được bàn luận khi mà nhiều video được đăng tải một cách tùy tiện, thiếu xác minh, có sự cắt xén hoặc diễn đạt lại, gây ảnh hưởng đến các cá nhân có liên quan, dẫn đến những đánh giá của người dân sai lệch về công tác phòng, chống dịch tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung.

Tự ý chụp ảnh người khác bị phạt như thế nào
Cộng đồng mạng phẫn nộ việc nam thanh niên quay clip và hành xử khiếm nhã bằng các câu nói “sơn móng tay mà lại đi lãnh cơm”, “không phát cơm từ thiện cho bụi đời” với người nhận cơm. (Ảnh chụp màn hình)

Ngày 28/8/2021, mạng xã hội lan truyền video quay cảnh một căn nhà ở Bình Chánh có nhiều gạo và cho rằng tổ trưởng tổ nhân dân ở đó “giấu gạo cứu trợ cho người dân”. Ngay khi video được chia sẻ, cộng đồng mạng đã có phản ứng gay gắt với vị tổ trưởng này và từ đó suy diễn lệch lạc về công tác chăm lo người dân của TPHCM trong bối cảnh siết chặt giãn cách xã hội. Tối cùng ngày, lãnh đạo địa phương đã xác nhận sự suy diễn trên là không đúng sự thật, nhưng hình ảnh và câu chuyện bịa đặt trên được lan khắp nơi do nhiều người đã chia sẻ clip. Hay có video của người làm từ thiện quay rõ mặt kèm những lời lẽ miệt thị người yếu thế đang nhận cơm (trước thời điểm TPHCM thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”) thể hiện rõ sự xúc phạm, nhất là khi người đó không có cơ hội phản hồi hoặc tự bảo vệ quyền lợi. Một số tài khoản mạng xã hội còn phát các video, có lúc phát trực tuyến (livestream) trong khu vực trung chuyển F1 hoặc tại cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 hoặc tự ý ghi hình cảnh bệnh nhân Covid-19 qua đời, làm người xem hoang mang, sợ hãi.

Việc tự ý quay phim và đăng video lên mạng xã hội mà chưa có sự đồng ý của người có liên quan gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Như hai vị tổ trưởng kia bị cộng đồng mạng công kích, xúc phạm. Người yếu thế bị sỉ vả, miệt thị và bêu riếu, làm tổn hại nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm. Bệnh nhân Covid-19 có thể bị kỳ thị, xa lánh, hay gia đình có người mất càng thêm đau lòng với những hình ảnh bị chia sẻ đó. Việc tự ý quay phim tại các bệnh viện không chỉ xâm phạm quyền riêng tư của đội ngũ y bác sĩ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, hoạt động nghề nghiệp của lực lượng tuyến đầu. Ngoài ra, các video đó còn có thể bị những đối tượng xấu sử dụng để cắt ghép, tạo thành những video mới với nội dung kích động người dân, xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch.

Vì vậy, ngày 18/7, Sở Y tế TPHCM ra văn bản khẩn số 4690 gửi các bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị Covid-19, khu cách ly y tế trên địa bàn và các cơ quan, đơn vị trực thuộc, yêu cầu người dân và cán bộ, nhân viên y tế chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quyền bảo vệ hình ảnh cá nhân, quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của bệnh nhân và các quy định về cung cấp, đăng tải thông tin trên mạng xã hội.

Tự ý chụp ảnh người khác bị phạt như thế nào
Mức phạt với các vi phạm trên mạng xã hội. (Ảnh: Dangcongsan.vn)

Theo luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn Luật sư TPHCM), hành vi ghi hình khi chưa được sự đồng ý của người khác là vi phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo quy định tại Điều 32, Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015. Trường hợp này, người bị xâm phạm có thể yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, yêu cầu bồi thường hoặc khởi kiện lên tòa án theo quy định pháp luật để yêu cầu bồi thường. Trường hợp người quay phim đăng video về người khác lên mạng xã hội, thì có thể bị xử phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng, cho hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích, theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Nếu việc đăng tải video gây hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Ngoài ra, để quản lý hiệu quả hoạt động phát video trực tuyến (livestream), ngày 5/7/2021, dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng được đăng công khai trên trên các cổng thông tin điện tử để lấy ý kiến nhân dân (lần 2). Dự thảo đề xuất: chỉ các mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới có quyền cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream). Các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung trên mạng xã hội trong nước hoặc mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam có lượng người theo dõi/đăng ký từ 10.000 người trở lên phải thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông. Các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung có lượng người theo dõi/đăng ký dưới 10.000 người nếu muốn sử dụng dịch vụ phát video trực tuyến (livestream) hoặc tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức thì phải thông báo với Bộ.

Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015, người dân được phép ghi hình mà không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ trong hai trường hợp: một là, hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; hai là, hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Việc ghi hình được thực hiện trong trường hợp không bị ràng buộc những quy định, yêu cầu khác.

Ngoài ra, người dân có quyền được chụp hình hay quay phim để giám sát cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc quay phim cần phải đảm bảo các điều kiện tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đó là không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ; ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông); tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Ngoài các trường hợp trên, người dân không được và không nên quay phim và đăng tải video lên mạng xã hội khi chưa được đồng ý dù với bất kỳ mục đích gì. Trước khi bấm nút quay, chúng ta cũng nên tự hỏi: làm vậy thì có đúng quy định của pháp luật không, có thể bị xử phạt thế nào? Nếu người trong video là bản thân hoặc người thân của mình thì người đó sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Mỗi người đừng biến việc tự ý ghi hình người khác và đăng video lên mạng xã hội trở thành “thói quen” vì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Suy cho cùng, đó là hành động không đúng cả về lý lẫn về tình.

Hoài Phong

Tin liên quan