Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh chấp hành điều lệnh, điều lệ và giữ bí mật là gì

Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội nhân dân Việt Nam, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Vậy nghĩa vụ trách nhiệm của sĩ quan quân đội gồm?

Sĩ quan là gì?

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

Tiêu chuẩn chung của sĩ quan quân đội gồm?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 quy định về các tiêu chuẩn của một sĩ quan như sau:

“Điều 12. Tiêu chuẩn của sĩ quan

1.Tiêu chuẩn chung:

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;

c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nướcvào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;

  1. d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

2.Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.”

Thứ nhất: Nghĩa vụ của sĩ quan

Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam có nghĩa vụ như sau:

–  Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;

– Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;

– Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;

– Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;

– Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân.

Thứ hai: Trách nhiệm của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam

Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;

– Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;

– Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.

Trên đây là nội dung bài viết nghĩa vụ trách nhiệm của sĩ quan quân đội gồm? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Điều 394 Bộ luật hình sự quy định tội chống mệnh lệnh như sau:

“Điều 394. Tội chống mệnh lệnh

1. Người nào từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Dùng vũ lực;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.”

Điều 394 Bộ luật hình sự quy định tội chống mệnh lệnh

Dấu hiệu pháp lý tại Điều 394 Bộ luật hình sự

Khách thể của tội phạm

Tội chống mệnh lệnh là hành vi của cấp dưới trong quân đội, từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền.

Tội phạm này xâm phạm đến quan hệ chỉ huy, phục tùng trong quân đội.

Điều 26 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định rõ trách nhiệm của sĩ quan như sau:

“Điều 26. Nghĩa vụ của sĩ quan

Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:

Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;”

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở hành vi từ chối chấp hành hoặc cố tình không thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền.

Từ chối không thực hiện mệnh lệnh là hành vi, có thể bằng lời nói hoặc hành động, công khai thể hiện sự chống lại mệnh lệnh của người chỉ huy có thẩm quyền.

Cố tình không thực hiện mệnh lệnh là hành vi tuy không công khai thể hiện sự chống lại mệnh lệnh nhưng cố tình không thực hiện nhiệm vụ được giao, mặc dù không có trở ngại gì.

Người chỉ huy trực tiếp là quân nhân được giao chỉ huy một tổ chức bộ đội nhất định từ tiểu đội hoặc tương đương trở lên và người phạm tội thuộc trong biên chế của tổ chức đó. Cấp trên có thẩm quyền là người có chức vụ cao hơn (nếu người phạm tội và người bị hại cùng biên chế trong một tổ chức bộ đội nhất định) hoặc là người có cấp bậc quân hàm cao hơn (nếu không cùng biên chế trong một tổ chức bộ đội).

Nếu người phạm tội và người bị hại không cùng biên chế trong một tổ chức bộ đội nhất định nhưng cùng được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định thì người được giao phụ trách là cấp trên, nếu không ai được giao phụ trách thì người có cấp bậc quân hàm cao hơn là cấp trên.

Mệnh lệnh là lệnh của cấp trên (bằng lời nói hoặc văn bản) bắt buộc cấp dưới phải chấp hành. Mệnh lệnh có thể bị chống lại một phần hay toàn bộ. Mệnh lệnh này phải là mệnh lệnh hợp pháp của người chỉ huy có thẩm quyền.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội phạm. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người vi phạm thực hiện một trong các hành vi nêu trên.         

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội chống mệnh lệnh là chủ thể đặc biệt. Chỉ những người phục vụ trong quân đội mới có thể bị bắt buộc phục tùng mệnh lệnh.

Ngoài ra, người phạm tội phải đáp ứng đủ điều kiện về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXV Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội chống mệnh lệnh được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp, tức là người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi chống mệnh lệnh của mình, biết trước được hậu quả của hành vi này nhưng mong muốn hậu quả xảy ra hoặc dù không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ phạm tội có thể là do thù tức đối với người chỉ huy, động cơ cá nhân, sợ hy sinh, gian khổ,…Mục đích phạm tội rất đa dạng và có thể là nhằm để người chỉ huy không hoàn thành nhiệm vụ, bị mất uy tín hoặc để được thay đổi nhiệm vụ, vị trí công tác,… Động cơ và mục đích phạm tội tuy không phải là yếu tố bắt buộc để định tội nhưng có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

Hình phạt tại Điều 394 Bộ luật hình sự

Điều 394 Bộ luật Hình sự quy định 04 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

– Người nào từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Dùng vũ lực;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

– Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 394 Bộ luật hình sự. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ đề