Vì sao cáp trung thế phải đi ngầm

Tấm bạt từ công trình xây dựng bay ra trùm lên đường dây điện trên đường Phổ Quang (TP.HCM) - Ảnh: Tr.Kiên

Có một thực tế là lưới điện nổi dù thi công, lắp đặt đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật nhưng không tránh khỏi những sự cố bất ngờ...

Những sự cố "khó đỡ"!

Cuối tháng 7, nhiều người đi đường Phổ Quang (Q.Tân Bình) giật mình khi một tấm bạt lớn từ một công trình xây dựng bay ra, trùm lên đường dây tải điện. Thời điểm đó dông gió mạnh và mưa nên nhiều người hốt hoảng, lo xảy ra chập điện.

Theo ông Bùi Trung Kiên - giám đốc Công ty Điện lực Tân Bình, do đường dây điện đã được bọc cách điện nên không xảy ra sự cố. Tuy nhiên, do trời mưa, để đảm bảo an toàn, nhân viên Công ty Điện lực Tân Bình phải cúp điện để gỡ tấm bạt trên khỏi đường dây điện.

Quá trình xử lý sự cố này gây gián đoạn cung cấp điện trong thời gian ngắn với hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng.

Sự cố vừa nêu là một trong nhiều sự cố không lường trước đối với lưới điện nổi trên địa bàn TP, nhất là vào mùa mưa bão. Các sự cố có thể kể đến như: sét đánh trúng trạm biến áp; cây xanh bật gốc ngã đổ đè lên đường dây điện; xe tải quá khổ vướng cáp viễn thông kéo ngã cột điện.

Thậm chí một con sóc di chuyển qua những điểm tiếp xúc, mối nối cũng từng gây ra sự cố chạm chập, phóng điện.

Hệ thống trụ điện trên địa bàn TP.HCM hiện nay không chỉ đỡ hệ thống dây điện truyền tải, mà còn phải cõng thêm hàng chục đến hàng trăm loại cáp viễn thông.

Thực tế đã có không ít trường hợp hệ thống cáp viễn thông này bỗng dưng phát cháy, ảnh hưởng đến cả lưới điện. Điều này làm người dân ở những khu vực có mạng lưới cáp viễn thông chằng chịt cảm thấy bất an.

Anh Lê Anh Tuấn (ngụ đường Lê Đình Cẩn, Q.Bình Tân) bày tỏ sự lo lắng khi con hẻm nơi anh sống có hệ thống điện, dây cáp viễn thông quá chằng chịt. Khu vực này cũng được người dân lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng dân lập nhưng do không có chuyên môn, có thể đấu nối chưa đảm bảo nên từng xảy ra chập điện.

TS Nguyễn Bách Phúc, viện trưởng Viện Điện - điện tử - tin học, cho rằng hệ thống đường dây truyền tải điện nổi dù thi công đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt đến đâu cũng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bởi thực tế có các sự cố như sét đánh, bão lũ làm cây xanh gãy đổ không thể lường trước được, kể cả yếu tố chủ quan của con người như trường hợp xe cẩu chở cây xanh chạm đường dây điện 500KV xảy ra ở Bình Dương năm 2013 gây mất điện toàn miền Nam.

Ngầm hóa gần 40%

Theo TS Nguyễn Bách Phúc, trong điều kiện lưới điện nổi còn chiếm phần lớn thì ngành điện cần tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao độ an toàn lưới điện hơn nữa. Đơn cử như trường hợp đường dây điện bị đứt, bị sét đánh phải có hệ thống bảo vệ tự động chuẩn xác ngắt điện trong thời gian nhanh nhất có thể.

Tuy nhiên, theo ông Phúc, vấn đề quan trọng nữa là phải tiến hành ngầm hóa cơ bản lưới điện để giảm bớt những yếu tố tác động từ bên ngoài.

Để nâng cao độ an toàn hệ thống lưới điện, giảm tác động từ bên ngoài có thể dẫn đến sự cố, từ năm 2009 Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVN HCMC) đã triển khai ngầm hóa lưới điện, ngầm hóa lưới điện kết hợp với ngầm hóa dây thông tin.

Theo EVN HCMC, đến nay lưới điện trung và hạ thế kết hợp dây thông tin toàn TP đã được ngầm hóa gần 2.800km (chiếm 39,5% trong tổng khối lượng điện trung thế) và 1.817km lưới điện hạ thế (chiếm tỉ lệ 14,5%).

Riêng khu vực trung tâm quận 1, quận 3 đã ngầm hóa đến 94% lưới điện trung thế và 33% lưới điện hạ thế.

Tuy vậy, hiện nay nhiều khu vực ngoài trung tâm TP, hệ thống điện, cáp viễn thông vẫn còn chằng chịt. Ông Phạm Quốc Bảo, phó tổng giám đốc EVN HCMC, cho biết việc ngầm hóa lưới điện đang theo đúng tiến độ, kế hoạch đến năm 2020 được UBND TP phê duyệt.

Tuy nhiên, ông Bảo cho rằng khi triển khai ngầm hóa lưới điện còn gặp nhiều khó khăn như: vỉa hè một số tuyến đường chật hẹp, không đủ mặt bằng để bố trí, lắp đặt thiết bị.

Quá trình tham vấn cộng đồng, thỏa thuận vị trí tủ phân phối điện thường phải tổ chức nhiều lần để lấy đủ ý kiến hộ dân, kéo dài đến 3 - 4 tháng. Chưa kể một số đơn vị viễn thông đã đăng ký công trình ngầm hóa nhưng nửa chừng ngưng kế hoạch...

Về hướng sắp tới, ông Bảo cho biết EVN HCMC cố gắng duy trì tiến độ ngầm hóa theo kế hoạch, đồng thời nghiên cứu thu nhỏ kích thước các tủ phân phối điện, bố trí các tủ này ở những nơi ít ảnh hưởng nhất đến sinh hoạt đi lại của người dân...

Nhiều nhà mạng đầu tư ngầm hóa

Theo Sở Thông tin và truyền thông TP, ngoài EVN HCMC, trên địa bàn TP còn có 4/13 doanh nghiệp viễn thông lớn và các đơn vị an ninh quốc phòng làm chủ đầu tư các công trình ngầm hóa.

Đến nay, các đơn vị triển khai ngầm hóa mạng cáp viễn thông kết hợp cáp điện lực đã thi công 176 công trình (trong đó hoàn thành 144 tuyến, đang thi công 32 tuyến), tương đương chiều dài 420,5km tuyến đường. Riêng lưới điện trung và hạ thế đã được ngầm hóa là 4.600/19.519km.

Trước đó, ngày 29-5-2018, UBND TP.HCM ban hành kế hoạch ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp viễn thông giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, trong giai đoạn này bổ sung 61 tuyến công trình, tương đương 147,8km.

Khi đó, toàn bộ lưới điện trung, hạ thế khu vực trung tâm TP được ngầm hóa. Đến năm 2025, cơ bản hoàn tất ngầm hóa lưới điện tại các quận nội thành, các trung tâm hành chính huyện, các khu đô thị mới...

EVN SPC tăng cường củng cố lưới điện trước mùa mưa bão

Q.KHẢI - L.PHAN

Cập nhật lần cuối : 26/05/2021 by STANDA

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quy ước nguồn điện lưới nhỏ hơn 1kV là hạ thế, từ 1kV đến 66kV là trung thế. Còn điện áp lớn hơn 66kV là cao thế.

CẤP ĐIỆN ÁP 220V-380V

Bị điện giật khi chạm vào dây điện bị tróc vỏ cách điện hoặc phần dây kim loại đang mang điện. Cấp điện áp này sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn ACB gồm 4 sợi bện vào nhau. Một số ít sử dụng 4 dây rời, gắn lên cột điện bằng kẹp treo hoặc sứ.

Cột điện hạ thế thường sử dụng cột bê tông ly tâm, có nơi sử dụng cột bê tông vuông, trụ tháp sắt. Chiều cao cột điện hạ thế từ 5m-8m tùy địa hình.

Tại Việt Nam, điện hạ thế có 1 mức: 0,4kV (400V)

CẤP ĐIỆN ÁP 15kV (15.000V)
Bị phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn (người hoặc vật đến gần dây điện hoặc thiết bị điện dưới 0,7m). Sử dụng dây bọc, dây trần gắn trên trụ bằng sứ cách điện.

Cột bê tông ly tâm, cao từ 9m-12m, sứ cách điện là sứ đỡ hoặc sứ treo.

CẤP ĐIỆN ÁP 110kV-220kV-500kV (110.000V-220.000V-500.000V)

Bị phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn (người hoặc vật đến gần các dây điện và thiết bị điện: 110kV dưới 1, 5m; 220 kV dưới 2,5m; 500 kV dưới 4,5m).

Sử dụng dây trần, gắn trên cột qua các chuỗi sứ cách điện. Cột bê tông ly tâm, cột tháp sắt, một số nơi còn sử dụng cột gỗ thông, cột có chiều cao trên 18m:

Dễ nhận biết nhất đối với đường điện cao thế là quan sát chuỗi sứ, thông thường được nhận biết như sau:

+ Với điện áp 500kV khoảng 24 bát/chuỗi;

+ Với điện áp 220kV từ (12-14) bát/chuỗi;

+ Với điện áp 110kV từ (6-9) bát/ chuỗi;

+ Với điện áp 35kV từ (3 – 4) bát/chuỗi, có thể dùng sứ đứng

Các cấp điện áp nhỏ hơn <35kV còn lại hầu như sử dụng sứ đứng.

                             Đường dây điện cao thế 500kV

>>> Cùng so sánh ổn áp LiOA và Standa để xem nên mua ổn áp hãng nào cho gia đình!

    • Khi thi công cần chú ý quan sát xung quanh , nếu có đường điện gần khu vực thi công cần nhận diện nó là loại điện áp gì ….và phải giữ khoảng cách an toàn tối thiểu theo bảng trên .
    • Cấm tuyệt đối việc tung và quang dây
    • Khi thi công cho các khách hàng gần các đường điện trung và cao thế cần quan sát kỹ hướng đi đây vào nhà nên tránh phía có dây điện đi qua , nếu không còn hướng nào khác cần giữ khoảng cách an toàn .Cấm tuyệt đối tung , ném dây kể cả dây mồi .
    • Khi thi công gần đường trung và cao thế nếu không tuân thủ các quy định an toàn sẽ có nguy cơ bị phóng điện nhẹ thì gây bỏng diện rộng , nặng thì sẽ tử vong
    • Khuyến cáo khi thi công cho các khách hàng có đường điện trung và cao thế đi phía trước nhà không có hướng tiếp cận khác cần tuân thủ tuyệt đối các quy định sau :
      + Cấm tuyệt đối không tung ném dây kể cả dây mồi

      + Tư vấn cho khách hàng về mối nguy hiểm đồng thời đưa ra phương án vào nhà từ sàn tầng 2 ( trần tầng 1)  sau đó sẽ đi dây trong nhà để lên các tầng trên.

Mọi người cần chú ý giữ khoảng cách an toàn tối thiểu theo bảng dưới đây để tránh các nguy cơ, hiểm họa có thể xẩy ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến sự cố mất điện và tai nạn điện dẫn đến tử vong khi vi phạm khoảng cách gần đường dây đang có điện:

Cấp điện áp Khoảng cách an toàn tối thiểu
Điện hạ thế 0,3m
Điện áp từ 1kV đến 15 kV 0,7m
Điện áp từ 15kV đến 35 kV 1,00m
Điện áp từ 35kV đến 110 kV 1,50m
Điện áp từ 110kV đến 220 kV 2,50m
Điện áp từ 220kV đến 500 kV 4,50m

(Theo EVN – Tập đoàn Điện lực Việt Nam)

Chủ đề liên quan : điện cao thế bao nhiêu vol, hệ thống điện trung thế là gì, khoảng cách an toàn điện trung thế, dây điện cao thế làm bằng gì, cáp điện cao thế trung thế hạ thế là loại cáp nào, tại sao dây điện cao thế là dây trần…

Video liên quan

Chủ đề