Vì sao nói giáo dục là hiện tượng xã hội đặc thù của loài người cho vì dụ minh hóa

Câu 1: Vì sao nói GD là một hiện tượng đặc trưng của XH loài người?

Bất kì XH nào nếu muốn tồn tại và phát triển đều phải tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục liên tục đối với các thế hệ con người. Giáo dục là nhu cầu tất yếu của XH loài người, một tất yếu lịch sử không thể tách rời của cuộc sống con người, của XH, nó là một hiện tượng XH. Những kinh nghiệm mà loài người tích lũy được trong quá trình phát triển lịch sử được lưu giữ ở nền văn hóa nhân loại, được tiếp nối qua các thế hệ. Do đó giáo dục là hiện tượng XH đặc biệt chỉ có ở con người.

·         Tính chất của giáo dục:

1.Tính phổ biến: Trong bất kì một chế độ xã hội hay một giai đoạn lịch sử nào thì mục đích giáo dục vẫn là chăm sóc, dạy dỗ, đào tạo con ngừoi, là truyền thụ một cách có ý thức cho thế hệ trẻ những kinh nghiệp xã hội, những giá trị văn hóa, tinh thần của loài người và dân tộc, làm cho thế hệ trẻ có khả năng tham gia mọi mặt của cuộc sống vầ xã hội. Ở đâu có con người, ở đó có giáo dục.

2.Tính vĩnh hằng:Chức năng trội của giáo dục là chăm sóc, bồi dưỡng đào tạo thế hệ trẻ, nên quốc gia nào, dân tộc nào, giai đoạn lịch sử nào cũng cần có giáo dục. Gíao dục là một phạm trù “vĩnh hằng” đối với xã hội loài người. Khi nào còn tồn tại loài người, khi đó còn tồn tại giáo dục.

3.Tính lịch sử: Lịch sử loài người đã phát triển qua năm giai đoạn và có năm nền giáo dục tương ứng với năm giai đoạn phát triển của xã hội, đó là nền giáo dục công xã nguyên thủy, nền giáo dục chiếm hữu nô lệ, nền giáo dục phong kiến, nền giáo dục tư bản chủ nghĩa và nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Không có một nền giáo dục rập khuôn cho mọi hình thái kinh tế-xã hội, cho mọi giai đoạn của mỗi hình thái kinh tế-xã hội cũng như cho mọi quốc gia, chính vì vậy giáo dục mang tính lịch sử.

4.Tính giai cấp: Tính giai cấp của giáo dục thể hiện trong các chính sách giáo dục chính thống được xây dựng trên cơ sở tư tưởng của nhà nước cầm quyền, nhầm duy trì lợi ích của giai cấp cầm quyền. Tính giai cấp quy định mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục,…

Câu 2: Phân tích và phân biệt các khái niệm cơ bản của giáo dục học?

+ Khái niệm giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chưc, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ.

+ Khái niệm giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu.

+ Khái niệm dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kỹ năng hoạt động nhận thức và thực tiễn, phát triển các năng lực hoạt động sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và các phẩm chất nhân cách của người học theo mục đích giáo dục.

Câu 3: Trình bày hệ thống các khoa học giáo dục?

Do sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, văn hóa, các khoa học nói chung, giáo dục nói riêng cũng phân hóa và chia ra các ngành khác nhau để đáp ứng có hiệu quả trước những nhu cầu của thực tiễn. Giáo dục học được phân chia thành nhiều ngành khoa học cụ thể tạo thành một hệ thống các khoa học giáo dục:

(1) Giáo dục học đại cương có những phân môn sau:

+ Những vấn đề chung của Giáo dục học.

+ Lý luận dạy học.

+ Lý luận giáo dục.

+ Lịch sử giáo dục.

+ Quản lý giáo dục.

+ Giáo dục học so sánh.

(2) Giáo dục học theo chuyên ngành:

+ Giáo dục học lứa tuổi (gồm Giáo dục học trước tuổi đi học, Giáo dục học nhà trường, Giáo dục học người lớn tuổi)

+ Giáo dục học khuyết tật: nghiên cứu việc dạy học và giáo dục cho trẻ khuyết tật (trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị, trẻ kém phát triển về trí tuệ, ngôn ngữ)

+ Giáo dục học bộ môn: nghiên cứu việc áp dụng những quy luật chung của việc dạy học vào giảng dạy các môn học cụ thể.

+ Giáo dục học quân sự, Giáo dục học thể thao, Giáo dục học đại học, Giáo dục học nghề nghiệp, Kinh tế học giáo dục,...

Câu 4: Hãy nên các khái niệm: Con người, cá nhân, nhân cách

·         Con người:

-   Con người vừa là một bộ phận tự nhiên – một thực thể mang bản sắc tự nhiên sinh học, vừa là thực thể mang bán chất XH ( quan hệ xh). Do đó con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội

-   Trong luận cương về Phơ bach, C.Mác đã vạch ra một cách khoa học về con người:”… trong tính hiện thức của nó bản chất con người là tổng hòa của các mqh XH”

-   Con người là sản phẩm lịch sử

·         Cá thể: là một đơn vị đại diện cho giống lòa có nét đặc thù riêng

·         Cá nhân: là một con người, là một thành viên trong xả hội

·         Nhân cách: tổ hợp các thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính riêng trong quan hệ, hành động của từng người đối với thế giới tự nhiên, tg đồ vật do con ng sang tạo với xh và với bản than

Câu 5: Hãy phân tích vai trò của yếu tố di truyền, bẩm sinh đối với sự hình thành và phát triễn nhân cách.(ví dụ minh họa)

-   Di truyền tái tạo lại ở trẻ em những thuộc tính sinh học có ở cha mẹ, truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm, những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen. (VD: màu da, mắt, tóc…)

-   Thuộc tính bẩm sinh là những đặc điểm sinh học vừa sinh ra đã có(VD: vân tay, bớt..)

·         Vai trò của di truyền, bẩm sinh:

+ Quan niệm duy tâm: Thuyết tiền định, thuyết duy cảm của Anh ( John Loc)

-   Theo thuyết tuyền định: cho rằng bản chất con người là có sẵnvà do trời định “ Cha mẹ sinh con trời sinh tính” , do đó bản chất con ng là k thể thay đổi đc. Theo thuyết này thì sự phát triển nhân cách do yếu tố bẩm sinh di truyền quyết định, môi trường và giáo dục k có vai trò gì trong sự phát triễn nhân cách

èSai lầm cơ bản của thuyết này là tuyệt đối hóa ảnh hưởng của di truyền

èThực tế bản chất con người có thể thay đổi đc nhờ vào giáo dục hoặc con người có quyền tự do quyết định số phận đời mình (ý chí)

·         Thuyết duy cảm của Anh (John Loc)

Thuyết này cho rằng trẻ em như là tờ giấy trắng môi trường và giáo dục tác động như thế nào thì trẻ em sẽ phát triển như thế ấy.sai lầm cơ bản của thuyết này là tuyệt đối hóa vai trò của môi trường và giáo dục

·         Quan niệm Mác xít:

-   BSDT tạo ra sức sống tự nhiên con ng, tạo ra khả năng cho con người hoạt động có kết quả trong những lĩnh vực nhất định. Tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách

-   Tuy nhiên sự phát triển của con người còn phụ thuộc vào quá trình lao động và hoạt động của cá nhân, phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tiễn

-    K xem nhẹ và k quá đề cao quá mức yếu tố di truyền trong sự phát triễn cá nhân (vd minh họa)

+ Nếu đánh giá quá cao -> trẻ k cố gắng vươn lên, cố gắng học tập..

+ Nếu xem nhẹ : k khai thác ưu điểm (năng khiếu), k khắc phục nhược điểm(khuyết tật)

èYếu tố di truyền bẩm sinh k quyết định nhân cách, là tiền đề vật chất, là điều kiện vật chất cho sự phát triễn nhân cách nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi hay khó khan cho quá trình hình thành nhân cách. Nên cần chú ý đúng mức vai trò của di truyền, k nên coi nhẹ hay đánh giá quá cao vai trò của nhân tố này.

Câu 6: Hãy phân tích vai trò của yếu tố môi trườnng đối với sự hình thành và phát triễn nhân cách(VD)

-   Môi trường: là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội hiện hữu ảnh hưởng lớn lao đến đời sống và nhân cách con người

-   Các loại môi trường:

·         Môi trường tự nhiên( điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái)

+ Thuyết địa lí: thuyết này đã tuyệt đối hóa, đề cao yếu tố môi trường tự nhiên đối với sự phát triễn nhân cách và phủ nhận các yếu tố khác trong sự phát triễn nhân cách

+Quan niệm MÁc xít:

# Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến hình thành và phát triển nhân cách về thể chất, những nét tính cách nhưng không phải quyết định

# Môi trường tự nhiên k trực tiếp tác động đến cá nhân, ảnh hưởng gián tiếp thông qua môi trường xã hội

Ví dụ: do ảnh hưởng của MT tự nhiên mà thể chất và nét tính cách của ng châu á khác với ng châu âu

·         Môi trường xh:

+ Môi trường lớn(Tính chất nhà nc, chế độ chính trị-kinh tế, quan hệ sc, qh XH)

+ Môi trường nhỏ( gia đình, nhà trường, bạn bè, các cơ sở sản xuất, văn hóa, thể thao..)

·         Môi trường xh là nguồn gốc của sự phát triễn tâm lí cá nhân

-   Là điều  kiện phát triển cho những tư chất có tính người(Chỉ có sống trong quan hệ xã hội mới có thể hình thành, phát triễn đc nhân cách)

-   Môi trường tạo nên động cơ, mục đích, quan điểm,tình cảm,nhu cầu,hứng thú,.. chiều hướng phát triễn của cá nhân, thông qua hoạt động, giao lưu cá nhân. Nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh đc các kinh nghiệm, giá trị xh loài người để hoàn thiện nhân cách của mình

-   Là môi trường traođổi trithức, kinh nghiệm sống

-   Tính chất, mức độ ảnh hưởng của môi trường (tích cực hay tiêu cực)tùy thuộc vào..

+ Lập trường , quan điểm, thái độ cá nhân(chấp nhận, tiếp thu hay phủ định)

+ Xu hướng, năng lực, mức độ cá nhân tham gia vào cải biến môi trường

Câu 7: Hãy làm rõ vai trò của GD và hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triễn nhân cách(VD minh họa)

·         Vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự phát triễnnhân cách

a.    Khái niệm giáo dục

-   Giáo dục(nghĩa rộng): là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức có mục đích, kế hoạch thông qua các hoạt động và qh giữa nhà giáo dục và người đang giáo dục nhằm lĩnh hội kinh nghiệm của loài người

-   Giáo dục( nghĩa hẹp):tác động về mặt đạo đức,tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ,tình cảm,thái độ hành vi,thói quen, cư xử đúng trong xã hội.

èGiáo dục giữ vai trò chủ đạo  đối với sự hình thành và phát triễn nhân cách(VD)

-   Giáo dục vạch ra chiều hướng và tổ chức, dẫn dắt, sự phát triễn theo chiều hướng đó, GD đi trước sự phát triển

-   Giáo dục là những tác động tự giác, có điều khiển, có thể mang lại những tiến bộ mà các yếu tố di truyền bẩm sinh hoặc môi trường hoàn cảnh k thể tạo ra đc do tác động tự phát(thụ tinh nhân tạo, sinh sản vô tính, internet)

-   Giáo dục có sức mạnh cải biển những nét tính cách, hành vi, phẩm chất lệch lạc k phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của XH (trẻ em hư, người phạm pháp)

-   Giáo dục can thiệp điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình phát triển nhân cách

+ Đối với bẩm sinh di truyền: GD phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực

·         Ưu điểm: GD phát hiện, tạo điều kiện để năng khiếu -> năng lực cụ thể

·         Khuyết điểm: GD can thiệp sớm -> giúp phục  hồi 1 phần chức năng đã  mất hoặc phát triển các chức năng khác nhằm bù trừ những chức năng bị khiếm khuyết, giúp họ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.

+ Đối với môi trường: GD phát huy mặt tích cực, cải tạo lại môi trường (GD lại)

·         MT tự nhiên: GD cải tạo, bảo vệ MT tự nhiên

·         MTXH:

MT lớn: GD -> XH: 3 chức năg KT-SX, CT-XH, tư tưởng- văn hóa

MT nhỏ: GD tích cực góp phần cải tạo môi trường sống(gia đình, nhà trường, khu phố) lành mạnh, văn minh cho học sinh

+ Đối với hoạt động cá nhân:GD tổ chức hoạt động giao lưu hợp với các đặc điểm lứa tuổi, trình độ phát triển cá nhân

èChỉ có thông qua dạy học, GD mới có sư phát triển toàn diện cá nhân, đả phá quan điểm cho rằng GD là vạn năg

·         VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỄN NHÂN CÁCH

·         Khái niệm:

-   Hoạt động: là sự tác động của con ng vào thế giới khách quan nhằm tạo ra sp cả về 2 phía

-   Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa cá nhân với nhau nhằm trao đổi thông tin, cảm xúc và tri giác lẫn nhau.

·         Vai trò của hoạt động giao tiếp: quyết định trực tiếp đến sự phát triễn nhân cách

-   Chỉ thông qua hoạt động con người có thể chiếm lĩnh nền văn minh nhân loại

( thành vốn riêng của mình ->  vận dụng vào cuộc sống -> nhân cách càng phát triễn)

Ví dụ: nếu được ( hoạt động) học tập thì em sẽ đọc đươc sách, viết thư và có những kỹ xảo nghề nghiệp.

-   Thông qua hoạt động, các yếu tố cấu thành nhân cách, được bộc lộ từ nhu cầu hứng thú, niềm tin, thị hiếu, kiến thức, thái độ, cảm xúc..

Mục đích nhu cầu cá nhân <-> (thúc đẩy) HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN

   Cơ sở điều kiện để NẢY SINH  vd nhu cầu tiếp theo

Ví dụ: hoạt động học tập 3 năm -> sẽ có bằng cấp Cao đẳng, học tiếp + 1 hoặc 2 năm -> sẽ có bằng cấp đại học…

-   Chính trong quá trình hoạt động , con người sẽ hình thành ở mình những phẩm chất hoạt động đó đòi hỏi

NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT TÂM LÝ CỦA BẢN THÂN <-> SẢN PHẨM THỰC TẾ

Ví dụ: hoạt động học tập 3 hoặc 4 năm sẽ có bằng cấp cao đẳng hoạc đại học -> năng lực, trình độ cao đẳng hoặc đại học, phẩm chất của người giáo viên

-   Thông qua hoạt động, con người hiểu mình, hiểu người khác, hiểu sự vật hiện tượng tức là hiểu được đối tượng của hoạt động. nguồn cung cấp cho cá nhân những kinh nghiệm xh

-   Thông qua hoạt động mà các yếu tố khác tham gia vào sự hình thành và phát triễn nhân cách phát huy vai trò của nó

VD: + nhờ hoạt động sẽ hiện thực hóa những khả năng về tố chất biến năg khiếu thành năng lực cụ thể hoặc phát hiện những khả năng tiềm ẩn của bản thân. Từ đó, chúng ta sẽ có cơ hội sang tạo, phát huy năng lực của mình

èMỗi người là SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH BẢN THÂN MÌNH – con đường để vươn đến lý tưởng

Câu 8: trình bày các khái niệm: Mục đích giáo dục, mục tiêu giáo dục và mối quan hệ giữa các khái niệm này

·         Mục đích GD:

-   Là một phạm trù cơ bản của GD học

-   Là CÁI ĐÍCH cần đạt được của sự nghiệp GD mỗi quốc gia – hệ thống GD quốc dân.

-   Là mô hình lý tưởng về sp GD

-   Định hướng quá trình GD, quy định việc lựa chọn nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, điều kiện thực hiện quá trình GD

·         Mục tiêu GD: là những tiêu chí, chỉ tiêu, những yêu cầu cụ thể đối với từng khâu, từng nhiệm vụ, từng nội dung của QTGD phải đạt được sau một hoạt động GD

èMQH giữa mục đích và mục tiêu giáo dục: có mqh mật thiết với nhau nhưng k phải là 1. Mục tiêu GD là thành phần, bộ phận cấu thành mục đích GD

Hai khái niệm này có nội hàm tương tự nhưng khác nhau ở mức độ rộng hẹp và phạm vi, cấp độ vận dụng.  Từ mục đích giáo dục để xác định được mục tiêu giáo dục và mục đích giáo dục sẽ được hoàn thiện ở sự thực hiện cách mục tiêu GD

MỤC TIÊU GD có vai trò + + +

Câu 9: hãy nêu mô hình nhân cách con người VN trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được xác định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương đảng khóa VIII

·         Mô hình nhân cách con ng VN trong thời kì công nghiệp hóa , hiện đại hóa đã được xác định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương đảng khóa VIII

-   Con ng và thế hệ gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa XH, có đạo đức trog sang, ý chí kiên cường xây dựng và bv tổ quốc

-   Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

-    Có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân

-   Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sang tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, tính kỹ luật, có sức khỏe

Câu 10: Hãy nêu mục tiêu giáo dục Việt Nam được xác định trong luật Giáo dục năm 2005 (có sửa đổi năm 2009) và cho ví dụ thực tế về những tấm gương công dân tốt trong xã hội.

- Mục tiêu giáo dục Việt Nam được xác định trong luật Giáo dục năm 2005 (có sửa đổi năm 2009):

"Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"

Ví dụ thực tế:

- Giáo sư Ngô Bảo Châu: người VN đầu tiên đạt giải Fields về Toán học năm 2010.

- Lê Quang Liêm: kiện tướng cờ vua - hạt giống số một của VN năm

2009 - 2012, 2014.

- Nguyễn Văn Hạnh: SV năm 4 khoa Anh Văn ĐH công nghiệp Hà Nội với hành trình đạp xe xuyên Việt vì môi trường năm 2012.

Phạm Đăng Huy: huy chương vàng Olympic hóa học quốc tế năm 2012.

Câu 11: Hãy trình bày những nhiệm vụ của giáo viên trong trường phổ thông:

Nhiệm vụ của giáo viên trong nhà trường:

Trong điều 70 của Luật giáo dục (14/06/2005) Nhà giáo có nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác, nhà giáo phải có  những tiêu chuẩn: Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt, có trình đội chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, lí lịch rõ ràng,…

Gíao dục và giảng dạy:

Ø  Gíao dục tư tưởng đạo đức cho học sinh, xây dựng tập thể học sinh,..

Ø  Gỉang dạy lí thuyết, chữa bài tập, hướng dẫn thực tập

Ø  Soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng dạy học, chuẩn bị làm thí nghiệm,..

Ø  Coi thi, chấm thi (học kì, lên lớp, thi tuyển sinh vào đầu cấp, thi tốt nghiệp)

Ø  Gíao dục lao động và cùng học sinh tham gia sản xuất

Ø  Đánh giá kết quả học tập và xếp loại học sinh, làm sổ điểm, phê học bạ,..

Ø  Sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng giáo dục, họp tổ chuyên môn,..

Học tập và bồi dưỡng chuyên môn:

Ø  Tham dự các lớp bồi dưỡng tập trung và trong hè theo theo kế hoạch của Bộ giáo dục đào tạo.

Ø  Cá nhân có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng,…

Tham gia công tác xã hội:

Ø  Tham gia xây dựng đời sống tập thể của cán bộ, giáo viên trong nhà trường

Ø  Tham gia công tác xã hội, công tác đoàn thể ở trong và ngoài nhà trường

Ø  Tham gia các hoạt động của địa phương, công tác bổ túc văn hóa

Luyện tập quân sự:

Ø  Thực hiện theo quy định đối với những người trong đội tuổi

Câu 12: Hãy trình bày những đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên trong nhà trường:

a-Mục đích của lao động sư phạm:

Theo điều 2 của Luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam:”Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của người công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

    Đây chính là định hướng của nền GD Việt Nam. Vì vậy lao động sư phạm của giáo viên phải phục vụ mục tiêu đó.

-   Lao động sư phạm của giáo viên là loại hình lao động có ý nghĩa như là một yếu tố xã hội góp phần sáng tạo ra con người cho xã hội.

-   Đó là loại lao động sản xuất ra những nhân cách, sản xuất giá trị nhân bản với sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.

       b-Đối tượng của lao động sư phạm: Nhân cách của học sinh

             - Lao động sư phạm của giáo viên có đối tượng đặc biệt là nhân cách của học sinh

             - Gíao viên dùng trí tuệ và cả nhân cách của mình để tác động đến học sinh

             - Đối tượng là học sinh nên họ không thụ động mà trái lại có ý thức học tập, tích cực, chủ động sáng tạo. Vì vậy, thành quả lao động sư phạm của giáo viên mang lại không chỉ phụ thuộc vào đạo đức, trí tuệ, trình độ nghề nghiệp, nghệ thuật sư phạm của mình mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quan hệ thầy trò, khả nưng nhận thức hành vi, cách ứng xử giao tiếp, trạng thái tâm lí, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội đặc biệt là nhân cách của học sinh

              - Muốn đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, giáo viên phải nghiên cứu nắm chắc các đặc điểm của đối tượng (HS) lựa chọn những tác động mềm dẻo, uyển chuyển thích hợp với từng đối tượng, phát huy vai trò chủ thể giáo dục của học sinh, vai trò chủ đạo của mình.

        c-Công cụ lao động sư phạm:

             - Công cụ lao động sư phạm của giáo viên là hệ thống những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần truyền đạt và rèn luyện.

             - Gíao viên có công cụ đặc biệt là trí tuệ, là phẩm chất chính của mình

          - Nhân cách của giáo viên như là một công cụ lao động thật sự, nó sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ khi giáo viên có uy tính cao.

=> Muốn vậy bản thân giáo viên phải có năng lực chọn lọc tri thức, hiệ đại, thiết thực phù hợp với mục tiêu giáo dục.

        d-Sản phẩm lao động sư phạm:

- Lao động sư phạm của giáo viên tạo ra sản phẩm đặc biệt là nhân cách học sinh. Do đó nhân cách học sinh phải thể hiện chất lượng sản phẩm của lao động sư phạm.

- Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi giáo viên phải không ngừng bồi dưỡng, cập nhật tri thức, nâng cao trình độ để nâng cao chất lượng dạy học và GD.

- Gíao viên cần giáo dục và đào tạo học sinh trở thành con người có tri thức, có đạo đức, có năng lực sáng tạo.

- Đào tạo họ thành con người biết hợp tác, biết ứng xử, biết pháp luật, thông lệ quốc tế góp phần xây dựng đát nước phồn vinh, XH công bằng dân chủ văn minh.

         e-Thời gian và không gian của lao động sư phạm:

-Thời gian LĐSP của giáo viên về mặt pháp lý là thời gian quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là thời gian bắt buộc tùy theo các cấp học.

-Không gian của LĐSP của giáo viên tiến hành ở 2 phạm vi trong và ngoài nhà trường (rất đa dạng và phong phú như: tổ chức thực tê, tham quan, tham gia các hoạt động xã hội,..)

Câu 13: Anh (chị) hãy trình bày những yêu cầu đối với người giáo viên trong trường phổ thông và tư đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết

Thế giới khách quan của giáo viên:

-   Gíao dục có chức năng chính trị, sản phẩm của giáo dục và người tạo ra sản phẩm của giáo dục  phải phục vụ đường lối quan điểm của Đảng và nhà nước.

-   Nền GD Việt Nam phải được định hướng phát triển theo chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước.

-   Gíao viên phải có phẩm chất chính trị và thế giới quan chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

-   Gíao viên phải hiểu biết thực tiễn đất nước, tình hình thế giới trong đó có lĩnh vực giáo dục của nhà nước, từ đó có cách nhìn, cách suy nghĩ và hành động nhằm xây dựng lí tưởng nghề nghiệp để gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp giáo dục của đất nước. Đây là yếu tố rất cơ bản để giáo viên có thể trở thành tấm gương cho học sinh noi theo.

Lòng yêu trẻ:

-   Đây là phẩm chất đạo đức cao quý đặc trưng trong nhân cách của người thầy giáo. Chính lòng yêu trẻ là nhân tố hướng thanh niên nam nữ vào nghề dạy học.

-   Lòng yêu trẻ được hiểu đó là lòng thương trẻ, gần gũi, ân cần, chân thật, khoan dung khi trẻ mắc lỗi nhưng phải nghiêm nghị, công bằng và có yêu cầu cao với trẻ.

-   Ngày nay giáo viên phải tôn trọng nhân cách của trẻ, kết hợp với trẻ trong quá trình dạy và học nhằm đào tạo trẻ thành con người có trí tuệ và nhân cách.

-   Tình cảm trong sáng cao thượng của giáo viên sẽ tạo thêm sức mạnh để lớp trẻ không ngại khó khăn, quyết tâm vượt thử thách.

Lòng yêu nghề nghiệp:

-   Yêu nghề là một trong những phẩm chất của người giáo viên, không ngừng nâng cao trình độ chyên môn, hoàn thiện nhân cách để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.

-   Ngoài ra, giáo viên cần phái có các phẩm chất, năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, giao tiếp, tổ chức,...

-   Gíao viên phải hình thành cho mình một số kĩ năng, kĩ xảo để tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả

-   Trong thời đại ngày nay, giáo viên phải có ngoại ngữ, tin học, kĩ  năng sử dụng thiết bị công nghệ.

ð  Kết luận sư phạm:

-   Gíao viên phải có phẩm chất chính trị và thế giới quan chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo niềm tin vào định hướng giáo dục của Đảng và Nhà nước. Gíao viên phải hiểu biết thực tiễn trong và ngoài nước, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. Từ đó, giáo viên xây dựng lí tưởng nghề nghiệp, trở thành tấm gương cho học sinh noi theo.

-   Gíao viên phải có lòng thương trẻ, gần gũi, ân cần, chân thật, khoan dung khi trẻ mắc lỗi nhưng phải nghiêm nghị, công bằng và yêu cầu cao với trẻ....

-   Gíao viên muốn thành đạt phải yêu nghề dạy học thực sự mới vượt qua mọi khó khăn thử thách để thực hiện chức năng người “kĩ sư tâm hồn”, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thiện nhân cách để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.

-   Gíao viên phải có 2 hệ thống kĩ năng:

+ Hệ thống kĩ năng cơ bản: nhóm kĩ năng thiết kế, nhóm kĩ năng tổ chức, nhóm kĩ năng giao tiếp, nhóm kĩ năng nhận thức.

+ Hệ thống kĩ năng chuyên biệt: gồm nhóm kĩ năng giảng dạy, nhóm kĩ năng giáo dục, nhóm kĩ năng nghiên cứu khoa học, nhóm kĩ năng hoạt động xã hội, nhóm kĩ năng tự học.

-   -     Trong thời đại ngày nay, giáo viên phải có ngoại ngữ, tin học, kĩ  năng sử dụng thiết bị công nghệ....

ð  Thì mới thực hiện tốt việc dạy học và giáo dục học sinh.

Câu 14: Anh chị hãy phân tích kĩ năng cơ bẩn của người thầy giáo (trang 101)

-   Nhóm kĩ năng thiết kế: Những kĩ năng của nhóm này giúp giáo viên nhìn thấy trước và lập các kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp, phương thức tiến hành các hoạt động của chính mình cũng như của học sinh: dự kiến các tình huống có thể xảy ra, nhất là những hành vi bột phát và dự liệu giải pháp để xử lí nếu những tình huống đó xảy ra. Làm được như vậy, giáo viên luôn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học.

-   Nhóm kĩ năng tổ chức: Khi đã thiết kế, lập kế hoạch dạy học – giáo viên phải biết cách tổ chức thực hiện một cách tốt nhất để đạt được kết quả như mong muốn.

-   Nhóm kĩ năng giao tiếp: Đây là một tiền đề rất quan trọng để thành công trong dạy học-giáo dục. Do đối tượng là học sinh- ở lứa tuổi hiếu động, chưa nhận thức đầy đủ hành vi của mình, mỗi học sinh lại có nhân cách khác nhau nên khi tiếp xúc phải có nghệ thuật lôi cuốn, lời nói phải dễ hiểu, có sức truyền cảm; phải linh hoạt xử lí các tình huống, không “dập khuôn” vì cùng 1 sự việc xảy ra, cách giải quyết đối với học sinh này có chút khác biệt so với học sinh khác…

-   Nhóm kĩ năng nhận thức:Những kỹ năng này giúp giáo viên nghiên cứu hoạt động của mình và hoạt động của học sinh để tìm ra cách thực hiện có hiệu quả nhất. Vì cuộc sống luôn biến đổi nên phải thường xuyên suy nghĩ, tìm tòi để hoàn thiện vốn tri thức của mình.

      Câu 15: Anh (chị) hãy phân tích những kỹ năng chuyên biệt của người thầy giáo (trang 102)

-   Nhóm kỹ năng giảng dạy:

 + Đây là kĩ năng đặc trưng lao động sư phạm  của giáo viên. Thành công và uy tín của người giáo viên thường thông qua giảng dạy, còn các kỹ năng khác chỉ có chức năng bổ trợ…

 + Muốn vậy, giáo viên phải có kỹ năng lựa chọn và vận dụng nội dung dạy học, các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học thuộc phạm vi môn học; soạn bài giảng, tổ chức các dạng hoạt động học tập cũng như hoạt động độc lập của học sinh, đặc biệt phải lấy học sinh làm trung tâm trong hoạt động dạy học…

 + Ngoài ra còn có kỹ năng giúp đỡ học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, nhất là các phương tiện dạy học hiện đại: máy tính, máy chiếu, các thiết bị nghe nhìn…

 + Kĩ năng phân tích, đánh giá rút kinh nghiệm các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà học sinh nắm được thông qua các hoạt động dạy học – giáo dục.

-   Nhóm kỹ năng giáo dục:

+ Bao gồm các kỹ năng xác định mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục theo quy định của Luật giáo dục, những nhiệm vụ cụ thể giáo dục học sinh, tổ chức, phối hợp các lực lượng giáo dục: nhà trường, các tổ chức xã hội, đặc biệt là tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học,… để giáo dục học sinh nói chung, học sinh cá biệt nói riêng về lao động hướng nghiệp

+ Gíao viên phải biết lựa chọn và vận dụng các phương pháp, hình thức cho phù hợp với đối tượng giáo dục

-   Nhóm kĩ năng nghiên cứu khoa học:

+ Mỗi giáo viên phải biết lựa chọn đề tài cần nghiên cứu để phục vụ nghề nghiệp của mình.

+ Muốn làm được điều đó người giáo viên phải biết xây dựng đề cương nghiên cứu, lựa chọn phương pháp, thu nhập và xử lí dữ liệu, biết cách viết, trình bày một cách khoa học.

+ Những đề tài nghiên cứu phải giải quyết được các vấn đề thực tiễn giáo dục của nhà trường đất nước.

Câu 16: Trình bày đối tượng của lao động sư phạm.

Đối tượng của lao động sư phạm

- Lao động sư phạm của giáo viên có đối tượng đặc biệt là nhân cách của học sinh.

- Giáo viên dùng trí tuệ và cả nhân cách của mình tác động tới học sinh.

Câu 17: Trình bày các đặc điểm, những khí khăn thường gặp trong công tác và những lời khuyên đối với giáo viên trẻ mới vào nghề.

*Đặc điểm của giáo viên trẻ mới vào nghề:

- Giáo viên mới tốt nghiệp các trường sư phạm là người trẻ tuổi, nhiệt tình với nhiều hoài bão trong tương lai nhưng con đường nghề nghiệp đang chờ họ cũng không ít những khó khăn, thách thức, bỡ ngỡ, nếu không được giúp đỡ kịp thời...

=> tình trạng chán nghề hoặc bỏ nghề

- Giáo viên trẻ được đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm được trang bị các kiến thức chuyên ngành, cách ứng xử giao tiếp... Nhưng để có trình độ nghệ thuật giao tiếp thì cần còn phải qua thực tiễn trong nhà trường, môi trường XH....

=> cần có sự giúp đỡ của nhà trường để nâng cao trình độ bị hạn chế, trình độ nghệ thuật sư phạm,...

*Những khó khăn thường gặp trong công tác của giáo viên mới vào nghề:

- Khó khăn trong việc nắm vững các tài liệu phục vụ công tác giảng dạy.

- Phương pháp giảng dạy, điều khiển tổ chức lớp

- GD đạo đức đối với những học sinh cá biệt

- Chủ trì, tiến hành các cuộc hội họp, thảo luận, tổ chức hoạt động.

*Những lời khuyên đối với việc giáo viên trẻ mới vào nghề:

- Biết lắng nghe các lời khuyên thực tế

- Làm quen với truyền thống của nhà trường, những nét đặc trưng về công tác giảng dạy, học tập, GD đạo đức

- Chủ động tìm hiểu về nhà trường, lớp học, phòng học, các trang thiết bị, các cơ sở vật chất khác của nhà trường.

- Cần học hỏi về những phương pháp, phương thức thành công trong giảng dạy của một số giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm của trường.

- Học hỏi kinh nghiệm về cách thức soạn bài, ghi sổ nhật kí, sổ điểm và ghi chép các tài liệu cần thiết, đặc biệt là khâu chuẩn bị cho bài giảng... -> phục vụ công tác giảng dạy và học tập.

- Nên tránh những việc nhỏ như quần áo, giọng nói, nét mặt, phong cách...không phù hợp với môi trường sư phạm -> có những lời nhận xét, bình phẩm không có lợi.