Vì sao tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản

Nguyên tắc tập trung dân chủ

1/. Vai trò:

Tập trung dân chủ là những vấn đề thuộc về quan điểm và nguyên tắc của Chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng HCM mà Đảng và Nhà nước XHCN do Đảng lãnh đạo phải thực hiện nhất quán trong thực tiễn hoạt động của mình.

Nguyên tắc TTDC là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ. Hai mặt đó không mâu thuẫn với nhau mà luôn thống nhất, tác động, bổ sung cho nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Dân chủ là điều kiện, tiền đề của tập trung; tập trung là cơ sở bảo đảm cho dân chủ được xác định và phát huy. Thực hiện nguyên tắc TTDC, mọi cán bộ, đảng viên (CB,ĐV) đều có quyền tham gia vào việc quyết định công việc của Đảng; có quyền được thông tin, thảo luận, tranh luận, nêu ý kiến riêng, bảo lưu ý kiến trong tổ chức; nhưng khi Đảng đã có nghị quyết thì phải nói và làm theo nghị quyết, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức đảng trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Việc phát triển và mở rộng dân chủ trong Đảng phải luôn đi đôi với tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật; dân chủ càng phát triển thì tập trung càng vững chắc, sức mạnh của Đảng càng được khẳng định. Nếu thực hành dân chủ tốt, Đảng sẽ quy tụ được trí tuệ, khơi dậy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi CB,ĐV, tạo bầu không khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, tình đồng chí, giúp nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Bởi vậy, trong quá trình sinh hoạt và hoạt động của các tổ chức đảng, phải kết hợp chặt chẽ dân chủ với tập trung, không được tuyệt đối hóa mặt nào: tuyệt đối hóa dân chủ dẫn đến tình trạng vô chính phủ, vô tổ chức, kỷ luật; tuyệt đối hóa tập trung dẫn đến quan liêu, chuyên quyền, độc đoán. Cả hai biểu hiện trên đều gây nguy hại và làm giảm sức mạnh của Đảng.

Hồ Chí Minh khẳng định Đảng phải là khối thống nhất ý chí và hành động, trong tổ chức, Đảng phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ - một nguyên tắc quyết định sức mạnh của Đảng. Người chỉ rõ rằng dân chủ phải đi đôi với với tập trung, phải kiên quyết thực hành kỷ luật.  Trong lãnh đạo, Hồ Chí Minh đòi hỏi Đảng phải thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung”. Thực hiện đúng đắn nguyên tắc này mới tránh cho Đảng không rơi vào chủ quan, độc đoán, chuyên quyền và mới biến đường lối của Đảng trở thành thực tiễn sinh động. Trong sinh hoạt Đảng, Hồ Chí Minh đặt vấn đề phải thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình - một vũ khí và là quy luật làm cho Đảng trở nên trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, Đảng phải thực hiện tốt nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác, cũng như nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng, cán bộ đảng viên phải tự giác chấp hành kỷ luật của Đảng, phải giữ gìn sự thống nhất của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Ngay từ khi ra đời, Đảng đã xác định: TTDC là nguyên tắc tổ chức cơ bản, có vai trò trực tiếp chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng, tổ chức, sinh hoạt và hoạt động lãnh đạo của Đảng; quy định cơ cấu, hình thức tổ chức đảng; thiết lập chế độ các cơ quan lãnh đạo của Đảng; đồng thời, xác lập nguyên tắc giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ Đảng. Bởi vậy, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, nhất là khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, Đảng ta vẫn vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; vẫn phát huy được vai trò tiền phong, gương mẫu, sức sáng tạo của mọi CB,ĐV và tổ chức đảng; tập trung được trí tuệ của toàn Đảng, tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử đối với dân tộc. Ðảng ta luôn khẳng định: Ðảng là tổ chức tự nguyện của những người cùng chung lý tưởng cộng sản; mọi đảng viên đều có quyền biết, thảo luận và biểu quyết các công việc của Ðảng; được ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Ðảng; phê bình, chất vấn về hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; đề xuất các kiến nghị với cơ quan có trách nhiệm; v.v...  Từ khi trở thành Ðảng cầm quyền, Ðảng ta vẫn luôn kiên định và có bước phát triển mới trong việc phát huy dân chủ nội bộ, thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ cả trong Ðảng và trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước. Hội nghị Trung ương 9, (khoá IX) của Đảng ta đã nhấn mạnh: phải thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ trên cơ sở thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng.

2/. Nội dung, bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ:

Đảm bảo nguyên tắc tập trung chủ là vấn đề sống còn của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó bao gồm :

Một là cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra,  thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Hai là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng  ta là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ỡ mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc Đại hội Đảng  viên. Giữa 2 kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là Ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).

Ba là cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới, định lỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình

Bốn là tổ chức Đảng  và Đảng  viên phải chấp hành Nghị quyết của Đảng . Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng  phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban chấp hành Trung ương

Năm là Nghị quyết của các cấp cơ quan lãnh đạo của Đảng  chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng  viên có y kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với Nghị quyết của Đảng . cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó , không phân biệt đối xử với Đảng  viên có ý kiến thuộc về thiểu số

            Sáu là tổ chức Đảng  quyết định các vấn đề thuộc về phạm vị quyền hạn của mình , song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và Nghị quyết của cấp trên

Qua 6 nội dung trên, tính tập trung trên cơ sở dân chủ trong Đảng được thể hiện ở tính tự giác của toàn thể đảng viên. Tính tập trung trong Đảng đòi hỏi Đảng phải có cương lĩnh, đường lối, mục tiêu cách mạng thống nhất, được mọi tổ chức Đảng và đảng viên tuân thủ và thực hiện, toàn dân hướng vào phấn đấu. Đảng phải có điều lệ thống nhất - Điều lệ chính là bộ luật của toàn Đảng mà mọi tổ chức Đảng và đảng viên phải chấp hành vô điều kiện cả về mặt nhận thức và chấp hành. Tập trung trong Đảng còn đòi hỏi Đảng phải có một cơ quan lãnh đạo thống nhất, đó là đại hội đại biểu toàn quốc, giữa 2 kỳ đại hội là Ban chấp hành TW do đại hội bầu ra. Về mặt tổ chức, Đảng phải thống nhất về quy mô và hình thức tổ chức của Đảng. Đảng phải có kỷ luật thống nhất mà mọi tổ chức Đảng, đảng viên không phân biệt đều phải chấp hành nghiêm túc kỷ luật của Đảng, không có những đặc quyền đặc lợi.

Tính dân chủ trong Đảng được thể hiện ở nội dung toàn thể Đảng viên đều bình đẳng về quyền và lợi ích, đều được tham gia trực tiếp hoặc thông qua đại biểu để thực hiện quyền của mình, thể hiện ý kiến của mình trong mọi công việc của Đảng, khi thảo luận thì phải thực sự dân chủ, nhưng khi hành động thì thống nhất trăm người như một. Tất cả những người có trách nhiệm trong Đảng và tất cả các cơ quan lãnh đạo của Đảng đề do dân chủ bầu cử mà lập nên, đều có trách nhiệm thực hiện và báo cáo trước tổ chức đã bầu ra mình và họ có thể bị bãi miễn bất kỳ lúc nào nếu không xứng đáng và không hoàn thành nhiệm vụ tổ chức giao.

       Tập trung dân chủ thể hiện sự thống nhất hài hòa và biện chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ trong một sự việc, một hiện tượng. Đó là những yếu tố không loại trừ lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau, lập thành một chỉnh thể và là một tất yếu khách quan trong tổ chức và hoạt động của Ðảng. Có dân chủ mới có sự thúc đẩy và phát huy tính chủ động, sáng tạo, mới nuôi dưỡng và phát triển được các tài năng. Có tập trung mới tạo ra được sức mạnh chung, thống nhất ý chí và hành động vì mục tiêu chung của cách mạng. Tập trung đúng đắn, hợp lý sẽ làm tăng sức mạnh của dân chủ. Dân chủ lành mạnh phải dựa trên cơ sở tập trung. Tóm lại, giữa 2 mặt tập trung và dân chủ phải được coi trọng như nhau, không được xem nhẹ mặt nào, không nên tuyệt đối hóa một mặt nào đều dẫn đến sai lầm nguy hiểm, có hại cho sự lãnh đạo của Đảng.

3/. Đề xuất biện pháp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ:

        Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, cùng với các chủ trương khác về đổi mới, chỉnh đốn Ðảng, Ðảng ta đã khẳng định: Trong điều kiện là Ðảng duy nhất cầm quyền, việc thực hiện nghiêm túc, đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ trong Ðảng có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và tạo lập phương thức lãnh đạo đúng đắn của Ðảng. Thời gian qua, Đảng ta có nhiều chuyển biến tích cực trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Chúng ta vẫn giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, có tiến bộ trong vệc thực hiện dân chủ trong xã hội, phát huy trí tuệ tập thể và sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân. Nhiều cấp ủy và tổ chức Đảng ở các cấp đã có không khí thảo luận cởi mở, thẳng thắn hơn…. Các cấp ủy Đảng thực hiện đúng chế độ hàng năm kiểm điểm công tác tự phê bình và phê bình. Đã kiểm tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước và bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong Đảng….

        Song, bên cạnh đó vẫn bộc lộ những mặt hạn chế như nhận thức và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ chưa tốt trong một số đảng viên và tổ chức cơ sở đảng.  Có lúc,có nơi một số cán bộ và cấp ủy còn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nặng nề về tập trung quan liêu, độc đoán thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Không  ít nơi, tập thể chỉ là “bình phong” hợp thức hóa ý kiến người đứng đầu. Trong sinh hoạt của nhiều cấp ủy và tổ chức Đảng chuẩn bị không chu đáo, thảo luận qua loa, Nghị quyết không cụ thể, không tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động. Dân chủ không đi đôi với kỷ luật dẫn đến tình trạng kỷ cương lỏng lẻo, nói và làm tùy tiện, chấp hành kỷ luật của Đảng, Nhà nước không nghiêm. Có nơi lãnh đạo cấp trên có thiếu sót, sai lầm, cấp dưới thường ngại đấu tranh hoặc có đấu tranh cũng khó được cấp trên tiếp thu sửa chữa nhưng cũng có nơi còn lợi dụng dân chủ để nói xấu, đả kích, làm mất uy tín, gây nghi ngờ, chia rẽ nôi bộ… Ðại hội lần thứ IX của Ðảng đã nghiêm khắc nhận định: "Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách của Ðảng chưa tốt; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Tình trạng tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, không chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Ðảng, pháp luật, chính sách của nhà nước, báo cáo không trung thực, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ làm cho một số nghị quyết của Ðảng khó vào cuộc sống..” Một số tổ chức Đảng ở các cấp chưa được chỉnh đốn; dân chủ bị vi phạm, kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, nội bộ không đoàn kết; chất lượng sinh hoạt Đảng giảm sút. Một số vụ án thời gian qua từ Tamexco,  đến Năm Cam rồi Lã Thị Kim Oanh, Cảng Hàng không Miền Trung v.v... buộc chúng ta suy nghĩ, nhìn nhận lại công tác thực hiện tập trung dân chủ trong Đảng. Tại sao có những cán bộ sa đọa, thoái hóa, tham nhũng từ nhiều năm mà tổ chức cơ sở đảng và lãnh đạo cấp trên vẫn không biết, vẫn đề bạt lên các chức vụ quan trọng? Mỗi cán bộ bổ nhiệm, đề bạt, bầu cử đều qua cả một hệ thống rà soát: Ban tổ chức, ủy ban kiểm tra, ban bảo vệ chính trị nội bộ, đảng ủy cơ quan, đảng ủy khối... mà sao vẫn sơ hở vậy? Đánh giá, phân loại đảng bộ đại đa số trong sạch, vững mạnh, đảng viên hầu như 100% đủ tư cách, tại sao lại xảy ra tiêu cực, tham nhũng nghiêm trọng như thế?

        Nguyên nhân của tình hình trên trước nhất là do chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức về nguyên tắc tập trung dân chủ, không ít cán bộ hiểu tách rời hai mặt hoặc nhấn mạnh một chiều “tập trung” hoặc “dân chủ”. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được đặt ra đúng mức và thiếu những quyết định cụ thể phù hợp với từng lĩnh vực, từng ngành, từng cấp, từng nơi. Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa này là do một số cán bộ Đảng viên quen ỷ lại cấp trên, quen chấp hành những hành động mang tính hình thức hoặc do chủ nghĩa cá nhân thực dụng, ít kỷ, vụ lợi phát triển, trong khi đó công tác kiểm tra của chúng ta không thường xuyên nên đã ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong Đảng….

        Để khắc phục những tồn tại trên, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau :

        Một là phải có nâng cao nhận thức trong Đảng một cách đúng đắn và thống nhất về yêu cầu, nội dung dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ.

        ai là phải có cơ chế đúng để đảm bảo việc nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, phải cụ thể hóa nguyên tắc này thành các quy chế, quy định, kèm theo các chế tài cần thiết, càng cụ thể càng tốt để dễ thực hiện và kiểm tra như : phải quy định thành chế độ cán bộ lãnh đạo các cấp đi làm việc trực tiếp ở cơ sở, tiếp xúc với dân, đối thoại với quần chúng và cấp dưới, giải quyết kịp thời và dứt khoát những công việc cấp bách. Phải quy định hết sức rạnh ròi, cụ thể trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện chế độ  “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, phải quy định rõ tất cả những vấn đề thuộc về chủ trương, biện pháp lớn nhất thiết phải được tập thể cấp ủy hoặc tập thể chi bộ bàn bạc và quyết định; những vấn đề kế hoạch, biện pháp cụ thể để thực hiện chủ trương đó thì giao cho cá nhân phụ trách, và có quyền tự giải quyết, nhưng không trái với chủ trương, biện pháp của Đảng, của tập thể đã quyết . Phải bảo đảm các quyền của Đảng viên, nhất là quyền được thảo luận một cách thẳng thắn các vấn đề về đường lối, chính sách của Đảng, quyền được phê bình, chất vấn trong phạm vi tổ chức, về hoạt động của tổ chức Đảng và Đảng viên ở mọi cấp. Đảng viên có quyền được thông tin, được quyền bảo lưu ý kiến.

        Ba là phải chấp hành nghiêm túc các quy định về chế độ báo cáo, tự phê bình và phê bình. Phải phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các tổ chức Đảng và cán bộ Đảng viên vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, những người có thái độ trấn áp, trù dập người phê bình hoặc lợi dụng phê bình để đả kích, vu cáo người khác gây chia rẽ mất đoàn kết.

        Bốn là phải tăng cường kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với việc thực hiện dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ của cấp ủy cấp dưới là một biện pháp hữu ích về nhiều mặt. Kiểm tra vừa nhằm phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm, vừa giúp cấp ủy cấp trên tổng kết thực tiễn, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc của cấp dưới, bổ sung các quy chế để áp dụng chung. Vì thế, kiểm tra việc thực hiện dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ phải là một nội dung trọng yếu trong công tác kiểm tra kỷ luật đảng.

        Năm là trong công tác cán bộ, cần quy định cụ thể tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ. Việc giới thiệu người để bầu vào cấp ủy phải được tiến hành từ cơ sở. Bổ nhiệm cán bộ phải hỏi ý kiến của cơ sở và lấy phiếu tín nhiệm từ cơ sở. Việc đánh giá cán bộ nhất thiết phải hỏi ý kiến cấp quản lý cán bô, hỏi ý kiến quần chúng và cấp dưới, cùng những người có quan hệ, có hiểu biết về cán bộ đó, trực tiếp với cán bộ đó. Mọi quyết định về bổ nhiệm, đề bạt cán bộ phải là của tập thể. Phải bảo đảm các điều kiện để dân chủ thực chất, khắc phục dân chủ hình thức, hợp thức hóa ý định của người đứng đầu. Mặt khác, trách nhiệm cá nhân trong công tác cán bộ phải rõ.

        Để thực hiện được các giải pháp trên, trước hết cán bộ cấp trên, cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu, các cơ quan kiểm tra giám sát phải tích cực hoạt động. Nhưng vấn đề cực kỳ quan trọng là phải có sự giám sát thường xuyên của quần chúng, có sự đấu tranh của công luận. Tùy vấn đề và ở từng mức độ, phạm vi thích hợp, phải thực hiện công khai các hoạt động của Đảng, của những người lãnh đạo các cấp. Đặc biệt chú trọng công khai tài chính, công khai chế độ đãi ngộ, công khai các ý kiến khác nhau, công khai xử lý kỷ luật, chấm dứt tình trạng giữ bí mật, “xử lý nội bộ” những trường hợp đã rõ là phạm pháp.

4/. Liên hệ thực tiễn:

Video liên quan

Chủ đề