Vô hình trung tiếng anh là gì năm 2024

Không hiểu rõ nghĩa của từ là một trong các nguyên nhân gây ra lỗi chính tả, đặc biệt là các từ Hán Việt. Trên báo chí, các bài phát biểu, tham luận, báo cáo nhan nhản từ Hán Việt bị viết sai, cái sai lặp lại nhiều lần, ở nhiều người không phải do ẩu mà do… tưởng mình viết đúng.

“Vô hình trung” là một trong những từ hay bị viết sai nhất. Nó thường bị biến thành “vô hình chung” hoặc đôi khi là “vô hình dung”. Để tránh lỗi sai này, bạn cần hiểu nghĩa từng thành tố của từ: “Vô hình trung” có nghĩa là “trong cái vô hình”. Từ này trong Từ điển Tiếng Việt được định nghĩa là: “Tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến). Ví dụ: "Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó".

Nhiều người không biết viết "vô hình trung" hay "vô hình chung" mới đúng.

Khi viết “vô hình chung”, có lẽ nhiều người gán cho nó ý nghĩa giống như từ “tựu chung”. Tuy nhiên, Từ điển Tiếng Việt hoàn toàn không có từ “vô hình chung” hay “vô hình dung”, viết như vậy là hoàn toàn vô nghĩa.

Một từ Hán Việt khác có tần suất xuất hiện dày đặc nhưng rất hay bị viết sai là “chẩn đoán”, thường bị biến thành “chuẩn đoán”, ngay cả khi người viết có trình độ học vấn cử nhân trở lên.

“Chẩn đoán” có nghĩa là xác định bệnh dựa trên thăm khám và kết quả xét nghiệm. Trong đó, “chẩn” có nghĩa là xem xét, khám bệnh (thời chưa có xét nghiệm, xem xét là cách chủ yếu để tìm ra bệnh), “đoán” là phán đoán, quyết đoán.

Nhiều người tưởng “chuẩn đoán” là đúng, giải thích rằng “chuẩn” tức là chính xác, chuẩn mực, yếu tố cần thiết khi khám bệnh. Tuy nhiên, tiếng Việt không hề có từ “chuẩn đoán”, viết như vậy là sai.

Những lỗi chính tả như trên thực sự gây khó chịu. Vì vậy, xin đừng dùng từ Hán Việt nếu bạn không hiểu nghĩa thực sự của nó.

Có những cụm từ Tiếng Việt chúng ta dùng hàng ngày nhưng đôi khi không rõ đúng hay sai. Một trong số những từ quen thuộc chúng ta sử dụng rất nhiều trong cuộc sống nhưng lại hay bị nhầm lẫn đó là Vô hình trung và Vô hình chung. Vậy cách dùng nào là đúng trong Tiếng Việt?

Vô hình trung hay Vô hình chung

Nếu bạn quan tâm đến việc dùng từ Vô hình chung và Vô hình trung sao cho đúng ngữ cảnh, đúng chính tả, đúng ý nghĩa thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây nhé. Chúng ta sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để chia sẻ với mọi người đấy!

Đáp án: Vô hình trung là cách dùng đúng trong Tiếng Việt

Vô hình trung là gì?

Trong cụm từ Vô hình chung là một phó từ được ghép bởi từ “vô hình” và “trung” là một từ gốc Hán Việt.

  • Vô hình → là sự vật hiện tượng nào đó không nhìn thấy được bằng mắt, tuy nhiên có khi chúng ta vẫn thấy sự tác động của chúng
  • Trung → là ở giữa, ở bên trong

Khi chúng ghép lại với nhau, từ điển Tiếng Việt định nghĩa:

Vô hình chung có ý nghĩa là tuy không có chủ định hay cố ý gây ra một việc gì đó nhưng tự nhiên nó lại là như thế.”

Nghe thì có vẻ hơi gây khó hiểu một chút nhưng khi đặt vào câu sẽ rất dễ hiểu.

Ví dụ:

  • “Đôi khi những câu nói đùa vui nhưng vô hình trung làm tổn thương đến người khác.” → Câu này có ý nghĩa là đôi khi đùa giỡn không suy nghĩ kỹ, dù không cố ý nhưng sẽ làm người khác buồn.
  • “3 năm trước, tôi mở công ty sản xuất khẩu trang, tới năm ngoái đại dịch Covid bùng nổ, vô hình trung công việc của tôi lại thuận lợi và giúp ích được cho rất nhiều người trong việc phòng chống dịch bệnh.”

Vô hình chung là gì?

Vô hình chung không phải là một từ có nghĩa trong từ điển Tiếng Việt. Rất nhiều người thường xuyên sử dụng từ vô hình chung nhưng lại hiểu theo ý nghĩa của từ vô hình trung.

Theo những gì đã phân tích ở phần trước, chúng ta cũng thấy rõ nếu ghép từ “vô hình” và từ “chung” sẽ không nói lên bất kì ý nghĩa gì cả. Nếu muốn dùng từ này chúng ta cần phải tách riêng chúng ta thì mới là cách sử dụng đúng.

Vô hình chung không có trong từ điển tiếng Việt

Ví dụ:

  • Những lời khen thưởng là sức mạnh vô hình làm cho con người tự tin hơn.
  • Đồng nghĩa với câu: Những lời khen thưởng vô hình trung là sự động viên làm cho con người tự tin hơn.

Sự nhầm lẫn giữa Vô hình trung và vô hình chung là do điều gì?

Nguyên nhân quá rõ ràng cho sự nhầm lẫn này là cách phát âm của từ “trung” và “chung” quá giống nhau. Không phải ai cũng có khả năng đọc đúng chính tả từng từ ngữ trong Tiếng Việt nên dễ gây ra sự nhầm lẫn.

Những cụm từ chúng ta sử dụng trong văn nói thường xuyên sẽ dẫn đến thói quen. Khi nói sai sẽ dẫn đến viết sai, chúng ta không tiếp xúc nhiều qua sách báo nên sẽ dễ dùng sai từ.

Những ví dụ trong thực tế để tránh việc sử dụng nhầm lẫn giữa từ “trung” và “chung”

Để tránh dùng sai từ Vô hình trung và Vô hình chung, trước hết chúng ta cần phân biệt hai từ “trung” và “chung”. Ý nghĩa của hai từ này và cách sử dụng của hai từ này trong thực tế rất khác nhau.

  • Trung → trung thành, trung gian, trung lưu, tập trung suy nghĩ,… Ví dụ câu: Người trung gian là người giữ vai trò môi giới trong mối quan hệ gữa hai bên mua và bán.
  • Chung → chung thủy, chung chung, nói chung, tập chung thẳng hàng… Ví dụ câu: Bạn đã làm rất nhiều việc nhưng nói chung bạn thích công việc nào?

Đôi khi có sự khó khăn trong cách dùng từ ngữ để biểu đạt ý nghĩa nhưng suy cho cùng Tiếng Việt của chúng ta vô cùng thú vị. Mỗi ngày học thêm một cách dùng từ ngữ sẽ làm phong phú thêm vốn từ của bạn đấy!

Bạn hãy xem thêm nhiều bài viết của Tôi gìn giữ vẻ đẹp VN, chắc hẳn bạn sẽ không phải lo lắng vì mình sẽ biết cách dùng từ thật đúng chính tả.

Chủ đề