Xuất siêu nghĩa là gì

Xuất siêu là mục tiêu của các quốc gia, thể hiện sức mạnh của nền kinh tế. Hãy cùng tìm hiểu xuất siêu là gì và vai trò đối với sự phát triển kinh tế trong bài viết sau đây nhé!

Xuất siêu là gì?

Bên cạnh khái niệm về xuất khẩu, xuất siêu là thuật ngữ dùng để thể hiện tình trạng Cán cân thương mại có giá trị lớn hơn 0 (zero). Tức là, khi kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trong một thời gian nhất định thì được gọi là xuất siêu.

Xuất siêu thể hiện kim ngạch xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu

Ngược lại, nhập siêu là tình trạng Cán cân thương mại có giá trị nhỏ hơn 0 (zero). Tức là, khi kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong một thời gian nhất định thì được gọi là nhập siêu.

Vai trò của xuất nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế

Cán cân xuất nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ phân tích chi tiết về ảnh hưởng nhập siêu và xuất siêu trong các lĩnh vực cụ thể.

Xuất nhập khẩu tác động trực tiếp đến kinh tế

Đối với nhập siêu

Tích cực:

Kinh tế:

  • Việc nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cao cấp, công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trình độ kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm xuất khẩu chất lượng, có tính cạnh tranh cao. Đối với các nước nghèo và đang phát triển, ngành sản xuất nguyên liệu nội địa chưa phát triển cần nhập khẩu nguyên liệu để hoàn thiện xu hướng xuất khẩu.
  • Hàng nhập khẩu tăng sự cạnh tranh, kích thích sản xuất trong nước phát triển.
  • Nhập khẩu từ nguồn vốn ODA giúp nâng cao cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế

Xã hội:

  • Việc nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm khoa học, văn hóa giúp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao mức sống của người dân.
  • Nhập khẩu từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo công ăn việc làm cho lượng lớn người lao động, cải thiện đời sống xã hội.
Nhập siêu nâng cao mức sống của người dân

Tiêu cực

Thúc đẩy tư tưởng “sính ngoại”

Nhập siêu lớn, vượt quá tầm kiểm soát của Chính phủ sẽ tạo nên sự lãng phí ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nội địa. Việc nhập khẩu quá nhiều hàng tiêu dùng dễ gây ra tâm lý “sính ngoại”, khiến hàng trong nước khó tiêu thụ hơn.

Gia tăng nợ công

Nhập siêu lớn có thể gây cạn kiệt ngoại tệ, gia tăng vay nợ của Chính phủ thông qua hình thức phát hành trái phiếu. Việc nhập siêu kéo dài sẽ khiến nợ công ngày càng tăng vì các quốc tế đều phải dựa vào xuất khẩu để trả nợ và lãi.

Nhân tố tạo khủng hoảng

Nhập siêu có thể gây ra khủng hoảng nợ công, khủng hoảng tài chính tại nhiều quốc gia như Hy Lạp năm 2010 và đến nay vẫn chưa hồi phục nền kinh tế dù đã nhận được nhiều gói cứu trợ từ bên ngoài.

Gia tăng thất nghiệp

Theo nghiên cứu thì nhập siêu gắn liền với tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ nhập siêu càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng lớn và ngược lại.

Nhấn chìm thị trường chứng khoán

Nhập siêu kéo dài làm gia tăng nợ công và giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Từ đó, dẫn đến tình cảnh nợ nần của quốc gia, gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước và suy giảm giá trị cổ phiếu của họ.

Nhập siêu kéo dài phá hủy thị trường chứng khoán nội địa

Lúc này, giới đầu tư sẽ nhận định cơ hội đầu tư ở thị trường nội địa kém và dần chuyển hướng sang các thị trường cổ phiếu bên ngoài, khiến nhu cầu đối với thị trường chứng khoán trong nước sụt giảm và thị trường đi xuống.

Đối với xuất siêu

Không thể phủ nhận vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế, đặc biệt là khi kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn hẳn so với nhập khẩu.

Kể từ khi thực hiện CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), Việt Nam đã chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu. Các doanh nghiệp trong nước đã tranh thủ điều kiện thuận lợi như việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu vào các thị trường, để tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường quốc tế, giải quyết khó khăn trong ngành nông – lâm – thủy sản với Trung Quốc.

Nông – lâm – thủy sản là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Dù đạt được một số kết quả tích cực bước đầu nhưng Việt Nam không nên chủ quan. Tình hình xuất khẩu sang một số thị trường đã bị giảm và nhập khẩu tăng, đồng thời còn nhập siêu tại nhiều thị trường như: Malaysia, Singapore, Brunei, Australia, New Zealand.

Bên cạnh đó, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn so với tổng nhập khẩu từ các thị trường này. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, ảnh hưởng đến kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu chung.

Xem thêm: Thương hiệu OEM là gì? Sự khác biệt giữa OEM, OBM và ODM là gì?

Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến xuất siêu. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn nắm được kiến thức và tình hình xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam.

Trong những năm gần đây, hàng hóa Việt Nam đang dần hội nhập và có sự cạnh tranh với nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là một trong những bước ngoặt lớn, mang đến kết quả xuất siêu cao, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Vậy xuất siêu là gì? Cùng tìm hiểu qua các thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Xuất siêu là gì? Một số khái niệm liên quan

Xuất siêu là gì?

Xuất siêu là khái niệm được sử dụng để mô tả tình trạng của cán cân thương mại đang có giá trị tăng từ 0. Nói cách khác, khi kim ngạch nhập khẩu nhỏ hơn xuất khẩu trong thời gian nhất định thì đó chính là xuất siêu.

Khái niệm xuất khẩu là gì?

Khái niệm về xuất khẩu còn được hiểu là hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài, nó không chỉ là là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

Xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển theo hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng hoạt động xuất khẩu để giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu ngoại tệ.

Nhập khẩu là gì?

Nhập khẩu là việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu từ quốc gia khác trên thế giới về Việt Nam để tiêu thụ hoặc đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đây là cách định nghĩa đơn giản nhất được nhiều người biết đến.

Theo wikipedia, nhập khẩu được hiểu là các giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ từ nguồn bên ngoài thông qua đường biên giới quốc gia. Đây là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, không phải buôn bán riêng lẻ, được điều hành dưới một hệ thống gồm cả tổ chức bên trong lẫn bên ngoài. Sự trao đổi hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ này dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá mà tiền tệ được dùng làm mô giới.

Tại điều 28, khoản 1 Luật thương mại 2015 nhập khẩu được định nghĩa như sau: Nhập khẩu hàng hóa chính là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam, được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định pháp luật.

Kim ngạch xuất khẩu là gì?

Kim ngạch xuất khẩu có tên gọi trong tiếng Anh là Export turnover. Là tổng giá trị của toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Sau đó sẽ được quy đổi đồng bộ về một loại tiền tệ nhất định. Kim ngạch xuất khẩu càng cao thì nền kinh tế của doanh nghiệp, nhà nước càng phát triển và ngược lại kim ngạch càng thấp thì lượng ngoại tệ thu về ít, chậm phát triển.

Kim ngạch xuất nhập khẩu là gì?

Kim ngạch xuất khẩu có tên tiếng anh là Export-import turnover. Đây là tổng kim ngạch nhập khẩu với tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cán cân xuất nhập khẩu là gì?

Cán cân xuất nhập khẩu là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất nhập với nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Cán cân xuất nhập khẩu còn được biết đến với tên gọi cán cân thương mại.

>>> Bài viết tham khảo: Kim nghạch là gì? Cách tính kim ngạch xuất khẩu

Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế

Hoạt động xuất nhập khẩu giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Cụ thể

Góp phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế

Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu bên ngoài. Mức độ phụ thuộc vào nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập. Đối với những nền kinh tế nội địa yếu, xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế.

Góp phần cho quá trình tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu là cách mang lại ngoại tệ lớn cho đất nước, giúp các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường tiêu thụ, quy mô sản xuất giúp nền kinh tế tăng trưởng. Chính vì thế, có nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, việc xuất khẩu phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài để đảm bảo hoạt động tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững IMP thường khuyến cáo các nước phải dựa vào cầu nội địa.

Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm

Quá trình hội nhập vào nền khu vực, hàng hóa các nước phải phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa các nước và gặp phải sự cản trở quyết liệt của hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước đặt ra. Để đứng vững và phát triển thì các nước cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng hóa nước mình nhằm đứng vững, phát triển trên thị trường.

Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự tác động của nhiều yếu tố như tốc độ phát triển kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật,….Trong đó, hoạt động xuất khẩu là yếu tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự tác động của xuất khẩu đối với hoạt động sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được nhìn nhận theo các hướng sau đây:

  • Xuất khẩu các sản phẩm của nước ta cho nước ngoài, tạo điều kiện cho các ngành có điều kiện phát triển.
  • Xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường để sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà các quốc gia khác cần, tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển.
  • Tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất, khai thác đối đa hoạt động sản xuất trong nước.
  • Là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ cải tiến từ nhiều quốc gia phát triển trên thế giới nhằm hiện đại hóa nền kinh tế nước ta. Thông qua việc xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới
  • Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hạ giá thành.

Nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết việc làm

Đây là một trong những vai trò quan trọng nhất của hoạt động xuất nhập khẩu. Xuất khẩu sẽ tác động đến đời sống của nhân dân trước hết là thu hút hàng triệu lao động vào các nhà máy, xí nghiệp; giải quyết tốt vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu các vật dụng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân hiện nay.

Tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động

Là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại đã giúp cho nền kinh tế gắn chặt với sự phân công lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại, giúp thúc đẩy các quan hệ phát triển. Ví dụ như xuất khẩu và sản xuất hàng hóa sẽ thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư,….giúp việc mở rộng hoạt động xuất khẩu.

Việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một trong những xu thế tất yếu hiện nay, tạo cơ hội để các quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới, khu vực. 

Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập công nghiệp, đòi hỏi cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu các thiết bị máy móc, kỹ thuật hay công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn nhập khẩu có thể được dùng từ các nguồn như:

  • Liên doanh đầu tư nước ngoài với nước ta
  • Thu từ các hoạt động du lịch và dịch vụ
  • Xuất khẩu sức lao động

Với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ hay viện trợ,…cũng cần phải trả bằng cách này hoặc cách khác để nhập khẩu nguồn vốn quan trọng nhất từ xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định tới quy mô và tốc độ phát triển của nhập khẩu.

>>> Bài viết tham khảo: Quota (hạn ngạch xuất khẩu là gì) và các điều khoản hạn ngạch

Mong rằng, các thông tin trong bài viết “Xuất siêu là gì? Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế” sẽ giúp ích cho bạn. Bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy comment phía dưới, nhân viên ruaxetudong sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng và miễn phí.

Video liên quan

Chủ đề