100 luật sư hàng đầu trong chiếc áo mới năm 2022

Kể từ sau thời điểm Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực, Tòa án nhân dân tối cao đã có nhiều hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề liên quan việc khẳng định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Một trong những hoạt động nói trên là Hội thảo về đề án đổi mới trang phục Thẩm phán và mô hình phòng xét xử do Tòa án nhân dân tối cao dự kiến được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào đầu tuần tới.

100 luật sư hàng đầu trong chiếc áo mới năm 2022
Tác giả với trang phục áo choàng đen tại cuộc hội thảo với Viện công tố bang British Columbia- Canada năm 2012.

Là luật sư hành nghề tranh tụng, dường như có mặt mỗi ngày tại công đường, tôi cảm thấy háo hức và bất ngờ trước cách tiếp cận mới về bổ sung trang phục của những thành viên trong Hội đồng xét xử. Đôi khi tôi tự hỏi mình, liệu có sự khác biệt nào trong trang phục của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân với luật sư hay những người tham gia tố tụng khác? Vẫn chiếc áo vét, quần tây màu đen, áo sơ mi trắng như biết bao trang phục công sở của viên chức Nhà nước bình thường khác, ngoại trừ luật sư có đeo chiếc cà vạt màu ghi riêng biệt. Đó là chưa kể sự xơ cứng trong thiết kế, chưa thể hiện được tính trang nghiêm, đặc thù công tác của Tòa án, chất liệu vải chưa phù hợp với đặc điểm vùng, miền của đất nước.

Nhìn ra thế giới, ngoại trừ một số nước thuộc Liên hiệp Anh hoặc thuộc địa của Anh trước đây, Thẩm phán mặc áo choàng nhiều màu, đeo bộ tóc giả sấy khô với chiếc đuôi dài với ý nghĩa là thành viên của giới quý tộc, còn lại trang phục của Thẩm phán phần lớn các quốc gia trên thế giới là chiếc áo choàng màu đỏ hoặc màu đen truyền thống. Ở Hoa Kỳ, ban đầu các Thẩm phán liên bang mặc áo long trọng, cầu kỳ, nhưng sau này loại áo này được thiết kế ngày càng đơn giản hơn, phát triển thành chiếc áo choàng màu đen như hiện nay. Ở Trung Quốc, ban đầu các Thẩm phán mặc đồng phục quân sự, giống như Thẩm phán của Liên Xô cũ, nhưng trong quá trình cải cách vào những năm 80 và 90 thế kỷ trước, loại trang phục này đã bị thay thế bởi áo choàng đen kiểu Mỹ/Nhật Bản...

Các tác giả của Đề án đã nêu ra một chi tiết khá đặc biệt là ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tại Sắc lệnh số 13 ngày 14.1.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy định: “Y phục các Thẩm phán Tòa Thượng thẩm và Tòa Đệ nhị cấp sẽ theo quốc tế, là áo dài đen tay rộng, dải trắng có nếp ở trước ngực, giải đen có lông trắng quàng trên vai bên trái. Các Thẩm phán sơ cấp không có y phục riêng, nhưng sẽ đeo một dấu hiệu, do nghị định Bộ trưởng Bộ Tư pháp ấn định”. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1950, trang phục xét xử của Thẩm phán có sự thay đổi, Sắc lệnh số 85/SL ngày 22.5.1950 quy định: “Khi xét xử hoặc bào chữa, thẩm phán và luật sư không mặc áo chùng đen”...

Rõ ràng trong điều kiện hiện nay, trước yêu cầu mới của Hiến pháp 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, trang phục của các thành viên Hội đồng xét xử cần thể hiện tính uy nghiêm, trang trọng và mang tính “quyền lực Nhà nước”, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, nhưng cũng phải gần gũi, thân thiện, có tính đến thông lệ trong điều kiện đất nước đang hội nhập quốc tế. Vì thế, chúng tôi cho rằng đề xuất của Tòa án nhân dân tối cao bổ sung trang phục xét xử của Thẩm phán là áo thụng đen là một đề xuất có căn cứ từ thực tiễn lịch sử và phù hợp với thông lệ trong điều kiện đất nước đang hội nhập quốc tế.

Như đề án đã chỉ rõ, nhiệm vụ chính của các Thẩm phán là giải quyết, xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật. Hình ảnh của các Thẩm phán trên công đường thể hiện toàn diện, sâu sắc nhất hình ảnh của Tòa án. Theo đó, khi xét xử, các Thẩm phán sử dụng trang phục làm việc thông thường, đồng thời có thêm áo thụng dài tay màu đen khoác bên ngoài, được thiết kế từ loại vải đảm bảo độ bền về tính năng sử dụng và không quá dày để đảm bảo áp dụng chung cho tất cả các Thẩm phán trên phạm vi cả nước. Trang phục áo thụng xét xử của Thẩm phán sẽ được sử dụng tại phiên tòa hoặc phiên họp khi xét xử hoặc giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp Thẩm phán đi thu thập, xác minh chứng cứ hoặc tổ chức hòa giải, đối thoại giữa các đương sự trong vụ án thì không sử dụng trang phục xét xử mà sử dụng trang phục làm việc hàng ngày.

Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất thiết kế riêng về trang phục xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao so với trang phục xét xử của Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp, cũng như có thể lựa chọn phương án trang phục của Thẩm phán Tòa gia đình và người chưa thành niên, đảm bảo sự thân thiện nhất định. Đó có thể là chiếc áo thụng dài tay màu cam khoác bên ngoài với thiết kế giống áo choàng đen của các Thẩm phán khác. Riêng Hội thẩm nhân dân là người đại diện cho nhân dân tham gia vào việc xét xử của Tòa án, nên khi xét xử, trang phục của Hội thẩm nhân dân không cần giống trang phục của Thẩm phán, mà có thể mặc trang phục bình thường.

Có thể nói việc xây dựng hình ảnh thông qua trang phục của Thẩm phán có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xác lập vị thế, hình ảnh của những người đại diện cho Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý.