A1 bằng bao nhiêu a3

Trong công nghệ in ấn hiện đại ngày nay, việc in ấn đều sử dụng những khổ giấy (paper size) có kích thước tiêu chuẩn. Kích thước của chúng phải chính xác từng milimet theo tiêu chuẩn ISO 216 để phù hợp với các dòng máy in thông dụng. Trong bài viết này, Wikiaz.net sẽ giúp các bạn nắm rõ chi tiết về kích thước các khổ giấy thông dụng hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, đó là:

Kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A13 theo đơn vị mm, inch, pixel.

Kích thước khổ giấy B0, B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7, B8, B9, B10, B11, B12 theo đơn vị mm, inch.

Kích thước khổ giấy C0, C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C8, C9, C10 theo đơn vị mm, inch.

A1 bằng bao nhiêu a3
Mối quan hệ kích thước giữa các khổ giấy A – B – C – D – E

1. Tại sao phải phân loại và quy chuẩn kích thước các khổ giấy? Có những khổ giấy nào?

1.1 Tại sao phải phân loại?

Trong in ấn và photocopy, tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà nhu cầu về kích thước khổ giấy cũng khác nhau, vì vậy việc phân loại các khổ giấy giúp ta dễ dàng lựa chọn và sử dụng.

1.2 Tại sao phải quy chuẩn các khổ giấy thành từ A0 – A13, B0 – B12, C0 – C10, khổ giấy D, E?

Để phổ biến bất cứ một thứ gì thì thứ đó cần phải được quy chuẩn và được công nhận, khổ giấy cũng như thế. Việc tạo ra một quy chuẩn thống nhất về kích thước có ý nghĩa trong việc phổ biến các loại khổ giấy này rộng rãi đến tất cả, giúp cho việc in ấn, sao chép dễ dàng, chuyên nghiệp hơn.

Thêm vào đó việc quy chuẩn kích thước khổ giấy cũng giúp tạo ra những máy in, máy photocopy chuyên dụng.

Kích thước khổ giấy được xác định theo quy chuẩn Quốc tế ISO 216 và tiêu chuẩn của nước Đức DIN 476.

1.3 Có những khổ giấy nào?

Chúng ta thường quen thuộc với các khổ giấy như A0, A3, A4, A5… nhưng trên thực tế khổ giấy được chia thành 5 loại chính là A, B, C, D, E. Trong từng loại khổ giấy này lại có các loại có kích thước khác nhau được quy chuẩn riêng biệt.

Tại Việt Nam hiện nay, 03 khổ giấy được sử dụng phổ biến hơn cả là khổ A, B và C.

2. Kích thước khổ giấy A (A paper size)

Kích thước khổ giấy A được xác định theo tiêu chuẩn ISO 216 được minh họa rất trực quan ở hình ảnh bên dưới. Dựa vào hình ảnh này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, kích thước các khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A13 lần lượt giảm dần và có liên quan với nhau. Ví dụ: A2 bằng ½ A1, A3 bằng ½ A2, A4 bằng ½ A3….

Sau đây là kích thước chi tiết từng khổ giấy theo nhiều đơn vị khác nhau như milimet (mm), inch, pixel và đơn vị diện tích cm2

2.1 Kích thước khổ giấy A theo đơn vị milimet (mm) và inches

SizeRộng x Dài (mm)Rộng x Dài (in)4A01682 x 2378 mm66.2 x 93.6 in2A01189 x 1682 mm46.8 x 66.2 inA0841 x 1189 mm33.1 x 46.8 inA1594 x 841 mm23.4 x 33.1 inA2420 x 594 mm16.5 x 23.4 inA3297 x 420 mm11.7 x 16.5 inA4210 x 297 mm8.3 x 11.7 inA5148 x 210 mm5.8 x 8.3 inA6105 x 148 mm4.1 x 5.8 inA774 x 105 mm2.9 x 4.1 inA852 x 74 mm2.0 x 2.9 inA937 x 52 mm1.5 x 2.0 inA1026 x 37 mm1.0 x 1.5 inA1118 x 26 mm0.7 x 1.0A1213 x 18 mm0.5 x 0.7A139 x 13 mm0.35 x 0.5

Khổ giấy 4A0 và 2A0 –  Các kích thước giấy quá khổ theo DIN 476

Trong bảng trên xuất hiện 2 khổ giấy mang tên 4A0 và 2A0, đây là 2 kích thước giấy quá khổ không được định nghĩa chính thức trong ISO 216 nhưng lại được quy chuẩn trong DIN 476 (mà DIN 476 lại là tài liệu gốc mà ISO 216 bắt nguồn).

Khổ giấy 2A0 đôi khi có tên khác là A00, nhưng 4A0 thì không có bất cứ tên thay thế nào khác.

2.2 Kích thước khổ giấy A theo đơn vị Pixel

Trong lĩnh vực in ấn, để chỉ số chấm trên bề mặt có đường chéo 1 inch người ta dùng đơn vị DPI (dots per inch) với tên gọi Mật độ điểm ảnh. Trong lĩnh vực hiển thị, mật độ điểm ảnh lại được ký hiệu là PPI (pixels per inch) nghĩa là số điểm ảnh chứa trong diện tích màn hình có đường chiếu 1 inch.

Vậy nên kích thước khổ giấy A theo đơn vị Pixel sẽ khác nhau nếu chỉ số PPI khác nhau, sau đây là bảng tra cứu kích thước khổ giấy A theo đơn vị Pixel ứng với các chỉ số PPI từ 72 tới 2880.

Kích thước khổ giẫy A theo đơn vị Pixel tại 300 PPI và 600 PPI

Size300PPI600PPI4A019866 x 2808739732 x 561732A014043 x 1986628087 x 39732A09933 x 1404319866 x 28087A17016 x 993314043 x 19866A24960 x 70169933 x 14043A33508 x 49607016 x 9933A42480 x 35084960 x 7016A51748 x 24803508 x 4960A61240 x 17482480 x 3508A7874 x 12401748 x 2480A8614 x 8741228 x 1748A9437 x 614874 x 1228A10307 x 437614 x 874

2.3 Dung sai cho phép của kích thước khổ giấy A

Dung sai ở đây được hiểu là độ chênh lệch được chấp nhận giữa kích thước thực tế của khổ giấy A sản xuất ra với kích thước quy chuẩn. ISO 216 quy định về dung sai này như sau:

± 1,5 mm (0,06 in) cho những loại khổ A có chiều dài tối đa 150mm

± 2 mm (0,08 in) cho những loại khổ A có chiều dài trong khoảng 150mm tới 600mm

± 3 mm (0,12 in) cho những loại khổ A có chiều dài lớn hơn 600mm

2.4 Những quy tắc thú vị về kích thước khổ giấy A có thể bạn chưa biết

Tỷ lệ chiều dài/chiều rộng = 1.4142

Khổ giấy A0 có diện tích 1m2

Mỗi khổ giấy tiếp theo được định nghĩa là khổ giây trước đó cắt đi một nửa song song với cạnh ngắn hơn của nó. Cụ thể như sau: Khổ A1 được tạo thành khi ta cắt đôi khổ A0, khổ A2 lạ được tạo thành khi ta cắt đôi khổ A1, tương tự như vậy với các khổ còn lại (điều kiện là đường cắt là đường song song với cạnh ngắn hơn của khổ giấy – xem bức ảnh trên đầu bài viết để dễ hình dung hơn)

Chiều dài, chiều rộng của khổ giấy phải được làm tròn số tới đơn vị milimet (mm). Có nghĩa là: Ta không thể nói kích thước khổ giấy A4 là 210,1 x 297,3 mm mà phải làm tròn thành 210 x 297 mm.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao máy in không nhận lệnh, không in được?

3. Kích thước khổ giấy B (B paper size)

Kích thước khổ giấy B cũng tuân theo quy định của ISO 216, dựa vào hình ảnh minh họa bên dưới ta có thể dễ dàng thấy được sự liên quan giữa các khổ giấy B0, B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7, B8, B9, B10, B11, B12 với nhau.

3.1 Kích thước khổ giấy B theo đơn vị milimet (mm) và inch

SizeRộng x Dài (mm)Rộng x Dài (in)B01000 x 1414 mm39.4 x 55.7 inB1707 x 1000 mm27.8 x 39.4 inB2500 x 707 mm19.7 x 27.8 inB3353 x 500 mm13.9 x 19.7 inB4250 x 353 mm9.8 x 13.9 inB5176 x 250 mm6.9 x 9.8 inB6125 x 176 mm4.9 x 6.9 inB788 x 125 mm3.5 x 4.9 inB862 x 88 mm2.4 x 3.5 inB944 x 62 mm1.7 x 2.4 inB1031 x 44 mm1.2 x 1.7 inB1122 x 31 mm0.9 x 1.2 inB1215 x 22 mm0.6 x 0.9 in

3.2 Kích thước khổ giấy B được tính như thế nào?

Một điều thú vị có thể bạn chưa biết, kích thước khổ giấy B được quy định theo ISO 216 và liên quan tới kích thước khổ giấy A. Cụ thể, kích thước khổ giấy B được xác định bằng cách lấy trung bình nhân của các khổ giấy A nối tiếp nhau.

Để cho dễ hiểu mình sẽ minh họa bằng ví dụ sau đây:

Gọi chiều dài x chiều rộng của khổ giấy B2 lần lượt là là DB2 x RB2, chiều dài x chiều rộng của khổ giấy A1 là DA1 và RA1, khổ A2 là DA2 và RA2.

Ta có: DB2 = Căn bậc 2 của (DA1 x DA2) ; RB2 = Căn bậc 2 của (RA1 x RA2)

Thử xem nhé, sử dụng dữ liệu cụ thể ta có:

Chiều dài B2 = Căn bậc 2 của (841 x 594 mm) = 707 mm

Chiều rộng B2 = Căn bậc 2 của (594 x 420 mm) = 500mm

Kích thước của các khổ B khác làm tương tự

3.3 Dung sai cho phép của kích thước khổ giấy B

Dung sai ở đây được hiểu là độ chênh lệch được chấp nhận giữa kích thước thực tế của khổ giấy B sản xuất ra với kích thước quy chuẩn. ISO 216 quy định về dung sai này như sau:

± 1,5 mm cho những loại khổ A có chiều dài tối đa 150mm

± 2 mm cho những loại khổ A có chiều dài trong khoảng 150mm tới 600mm

± 3 mm cho những loại khổ A có chiều dài lớn hơn 600mm

4. Kích thước khổ giấy C (C paper size)

Giống như khổ giấy A và B, kích thước khổ giấy C cũng được quy chuẩn trong ISO 216. Khổ giấy C ít phổ biến trong in ấn tại nước ta nhưng trên thế giới hiện nay vẫn sử dụng tại nhiều nơi.

Kích thước các khổ giấy C0, C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C8, C9, C10 được minh họa bằng hình ảnh dưới đây, ta có thể dễ dàng thấy được các khổ giấy này có liên quan tới nhau theo cách tương tự 2 khổ giấy A, B.

4.1 Kích thước khổ giấy C theo đơn vị mm và inch

SizeRộng x Dài (mm)Rộng x Dài (in)C0917 x 1297 mm36.1 x 51.5 inC1648 x 917 mm25.5 x 36.1 inC2458 x 648 mm18.0 x 25.5 inC3324 x 458 mm12.8 x 18.0 inC4229 x 324 mm9.0 x 12.8 inC5162 x 229 mm6.4 x 9.0 inC6114 x 162 mm4.5 x 6.4 inC781 x 114 mm3.2 x 4.5 inC857 x 81 mm2.2 x 3.2 inC940 x 57 mm1.6 x 2.2 inC1028 x 40 mm1.1 x 1.6 in

4.2 Dung sai kích thước khổ C

Tương tự như khổ A và B:

± 1,5 mm cho những loại khổ A có chiều dài tối đa 150mm

± 2 mm cho những loại khổ A có chiều dài trong khoảng 150mm tới 600mm

± 3 mm cho những loại khổ A có chiều dài lớn hơn 600mm

5. Kích thước khổ giấy D và E

Hai khổ giấy D và E ít phổ biến tại Việt Nam nên Wikiaz.net xin không giới thiệu trong khuôn khổ bài viết này mà chỉ tập trung vào 3 loại khổ giấy phổ biến và thông dụng nhất ở trên.

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong về kích thước các khổ giấy thông dụng A, B, C, D, E trong in ấn, photocopy hiện nay. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ về kích thước chi tiết từng khổ giấy, kích thước đó được quy chuẩn như thế nào và nhiều thông tin bổ ích khác.