Acid uric cao là bao nhiêu

Chỉ số Axit uric bao nhiêu là cao là vấn đề mà hầu như người mắc bệnh gout nào cũng thắc mắc? Hãy cùng Forgout tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Chỉ số Axit uric là gì?

Axit uric là một chất thừa, sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Có 2 con đường sản sinh ra Axit uric:

  • Một là do cơ chế phá hủy nhân của tế bào chết hay còn được gọi là quá trình thoái hóa biến các axit nucleic.
  • Hai là do người bệnh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, rượu, bia…

Theo các chuyên gia thì có đến 80% lượng Axit uric được đào thải qua đường tiết niệu, còn 20% còn lại thì đào thải thông qua đường tiêu hóa và qua da. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến cho nồng độ Axit uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Lúc này, nếu không được phát hiện sớm thì nguy cơ mắc bệnh gout sẽ rất cao. Đồng thời, còn gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm khác như sỏi thận, tim mạch…

Acid uric cao là bao nhiêu

Axit uric bao nhiêu là cao là câu hỏi nhiều người thắc mắc

Vậy chỉ số Axit uric bao nhiêu là cao?

Để giải đáp cho câu hỏi “Chỉ số Axit uric bao nhiêu là cao?” thì chúng ta cần hiểu nồng độ Axit uric cao được gọi là tình trạng tăng Axit uric máu. Đây chính là yếu tố giúp đánh giá xem bạn có mắc bệnh gout hay không và nếu có thì đang ở mức độ nào. Theo đó chỉ số Axit uric an toàn trong máu của người bình thường sẽ là:

  • Đối với nam giới: 70mg/l, tương đương với 420µmol/l
  • Đối với nữ giới: 60ml/l, tương đương với 360µmol/l.

Nếu kết quả xét nghiệm cao hơn con số này thì đồng nghĩa với việc bạn bị tăng Axit uric. Đặc biệt, trong trường hợp kết quả Axit uric 500µmol/l thì chứng tỏ nồng độ Axit uric trong máu bạn đang rất cao.

Tuy nhiên, việc cơ thể tăng Axit uric chưa đủ để kết luận rằng bạn có bị bệnh gout hay không. Bởi đây có thể chỉ là dấu hiệu cho những căn bệnh về thận hoặc rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Để biết được mình có bị bệnh gout hay không thì bạn nên đi khám, làm các xét nghiệm lâm sàng với kết quả chính xác.

Cách giảm Axit uric trong máu hiệu quả

Tình trạng Axit uric trong máu tăng cao có thể gây ra bệnh gout và nhiều bệnh lý rất nguy hiểm. Vì thế, nếu chỉ số Axit uric 500µmol/l thì dù cho có xuất hiện các cơn đau khớp hay chưa thì bạn vẫn cần phải thực hiện các cách sau để giảm Axit uric:

Uống thật nhiều nước

Uống đủ nước sẽ giúp làm tăng quá trình bài tiết ở thận. Kéo theo đó là ức chế sự hình thành các tinh thể muối urat và không gây ra bệnh gout. Vì thế, lời khuyên dành cho những người bị tăng Axit uric đó là nên uống ít nhất là 3 – 4 lít nước/ngày.

Thường xuyên vận động

Acid uric cao là bao nhiêu

Luyện tập thể thao hợp lý và uống nhiều nước để kiểm soát nồng độ Axit uric tốt hơn

Khuyến khích những người bị tăng Axit uric nên chăm chỉ vận động khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày. Có thể tập luyện các môn thể thao như đi bộ, bơi lội, đánh bóng…Cách này sẽ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe xương khớp, tăng cường sức đề kháng.

Ăn nhiều rau xanh

Rau xanh có chứa rất nhiều chất xơ là điều ai cũng biết. Quan trọng là chất xơ lại có khả năng cân bằng lượng đường trong máu rất tốt. Ngoài ra, nên tăng cường các loại rau củ quả giàu vitamin C vì chất này sẽ giúp làm giảm Axit uric trong máu một cách hiệu quả.

Sử dụng giấm táo

Hàm lượng Kali trong giấm táo có khả năng giúp cân bằng môi trường axit trong cơ thể. Chính điều này giúp ngăn chặn quá trình làm tăng Axit uric trong máu rất tốt. Vì thế, mỗi ngày hãy uống một ly nước ép táo hoặc sử dụng nước giấm táo trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Có như vậy sẽ giúp trung hòa Axit uric, giảm nguy cơ mắc bệnh gout hiệu quả.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Cần tránh xa các loại thực phẩm giàu purin vì chúng sẽ càng làm tăng Axit uric. Một số loại thực phẩm như: thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, thức ăn chế biến sẵn, rượu, bia…

Acid uric cao là bao nhiêu

Cần kiêng những loại thực phẩm, đồ uống giàu purin nếu muốn hạ Axit uric

Điều trị chuyên môn

Những người có chỉ số Axit uric cao thì sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giảm Axit uric. Đồng thời, tuân thủ đúng phác đồ điều trị nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh gout.

Axit uric là một chất không thể thiếu trong cơ thể con người. Nó đóng vai trò kích thích não bộ và chống oxy hóa cho cơ thể. Vì thế, hãy duy trì thói quen ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh. Nó sẽ giúp duy trì Axit uric được ổn định, đẩy lùi bệnh tật.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn khiến nồng acid uric máu tăng cao và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những tác nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này cũng như các biện pháp điều trị tăng acid uric hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Acid uric là sản phẩm được chuyển hóa từ các sản phẩm có nhân purin- thành phần cấu tạo nên phân tử DNA, RNA,... Acid uric thường hình thành từ các nguồn gốc dưới đây:

  • Nguồn gốc nội sinh: Quá trinh chuyển hóa acid nucleic ở niêm mạc ruột và gan.

  • Nguồn gốc ngoại sinh: Sử dụng các thực phẩm có chứa nhân purin như nội tạng động vật, hải sản, rượu bia,...

Thông thường, acid uric sẽ được lọc qua thận và bài tiết ra ngoài môi trường thông qua nước tiểu và mồ hôi. Ở người bình thường, nồng độ acid uric sẽ nằm trong khoảng 210- 420 umol/ L với nam giới và 150-350umol/L với nữ giới. 

Khi nồng độ acid uric quá cao trong thời gian dài, nó sẽ kết tinh lại thành những tinh thể urat lắng đọng lại tại một số vị trí trong cơ thể. Nếu urat lắng đọng ở khớp, nó sẽ dẫn đến các cơn Gout cấp, hoặc làm hình thành sỏi thận. Bệnh nhân bị Gout thường xuất hiện các triệu chứng như đau khớp dữ đôi, đặc biệt là vào ban đêm, viêm khớp, sưng tấy,...

Một số trường hợp nồng độ acid uric vượt quá ngưỡng này nhưng không gây ra triệu chứng bệnh nào thì sẽ được gọi là tình trạng tăng acid uric máu và không tính là bị bệnh Gout. 

Acid uric cao là bao nhiêu

Chỉ số acid uric máu bao nhiêu là bị Gout?

Nguyên nhân làm tăng nồng độ acid uric máu

Tình trạng acid uric máu tăng cao có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể:

Cơ thể tăng sản xuất acid uric

Những người có khối u phát triển nhanh khi mắc ung thư di căn, bạch cầu, u xơ đa bào,... có nguy cơ cao làm tăng nồng độ acid uric máu. Khi khối u có kích thước lớn hoặc đang điều trị hóa trị làm tiêu diệt nhiều tế bào ung thư một lúc sẽ làm giải phóng nhiều chất bên trong tế bào và làm tăng acid uric máu.

Những người bệnh bị thiếu máu do tình trạng tan máu (sốt rét, thiếu G6PD), sử dụng nhiều thực phẩm chứa purin (tôm cua, nấm, nội tạng động vật,...), người thừa cân lười vận động, thường xuyên nhịn đói, ăn kiêng quá mức,... cũng dẫn đến việc nồng độ acid uric tăng cao.

Ngoài ra, có không ít trường hợp cơ thể tăng sản xuất acid uric mà không rõ nguyên nhân, người ta gọi hiện tượng này là tăng acid uric máu tiên phát.

Acid uric cao là bao nhiêu

Người thừa cân lười vận động có nguy cơ cao bị tăng acid uric máu 

Giảm đào thải acid uric qua thận

Ở những bệnh nhân mắc suy thận, các ống thận xa bị tổn thương, người uống nhiều rượu bia, sử dụng quá mức thuốc lợi tiểu, nhiễm toan,... chức năng của thận thường bị suy giảm đáng kể khiến cho hiệu quả lọc máu bị ảnh hưởng. Do vậy, nồng độ acid uric trong máu của những đối tượng này cũng thường cao hơn bình thường.

Di truyền

Mặc dù hiếm gặp, yếu tố di truyền cũng là 1 trong những nguyên nhân làm nồng độ acid uric máu tăng cao. Trong cơ thể người có một loại enzyme có khả năng giúp cơ thể đào thải acid uric. Tuy nhiên, ở một số người ngay từ sinh ra đã bị đột biến gen tạo nên loại enzyme này, khiến quá trình đào thải acid uric của cơ thể bị giảm sút và nồng độ acid uric máu tăng cao.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng acid uric máu tăng cao cũng có thể là kết quả của một số hiện tượng sức khỏe như tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén, nhiễm độc chì, suy giáp,...

Acid uric cao là bao nhiêu

Yếu tố di truyền là 1 nguyên nhân làm tăng nồng độ acid uric máu

Cách điều trị hiệu quả khi tăng nồng độ acid uric máu

Khi acid uric máu tăng cao, việc quan trọng cần thực hiện nhất chính là giảm lượng purin nạp vào cơ thể để tránh khiến cho nồng độ acid uric máu càng cao thêm. Người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ, nấm,... và ngưng uống rượu bia cũng như các loại đồ uống có gas khác. Uống nhiều nước để giúp thận đào thải acid uric tốt hơn.

Nếu cơ thể đang bị béo phì, hãy luyện tập thể dục thể thao để tránh tạo gánh nặng lên các khớp, phòng ngừa các cơn đau khớp do tăng acid uric. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì một lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, không thức khuya, tập yoga, thường xuyên giải tỏa căng thẳng,... để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Thực tế, tình trạng tăng acid uric máu thường diễn ra rất thầm lặng và không có triệu chứng rõ ràng nào. Vì vậy, cách hữu hiệu nhất để phòng tránh chính là thường xuyên kiểm tra nồng độ acid uric máu. Que thử Acid uric (Gout) FaCare giúp bạn nhanh chóng xác định chỉ số acid uric trong máu. Phạm vi đo rộng (178-1190 µmol/L), mẫu máu rất nhỏ và cho kết quả hiển thị trên màn hình máy lẫn ứng dụng FaCare nên rất tiện dụng cho người dùng.

Acid uric cao là bao nhiêu

Que thử Axit Uric (Gout) FaCare (Model: FCM168)

Acid uric máu tăng cao không phải hiếm gặp nhưng không phải ai cũng có đầy đủ thông tin về nó. Nếu để lâu không điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy thường xuyên đo chỉ số acid uric máu cũng như xây dựng một chế độ sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của mình bạn nhé!

Acid uric cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Nếu chỉ số axit uric trong máu dưới 7mg/dl là bình thường. Chỉ khi nào ở mức 13mg/dl mới cần điều trị thuốc hạ axit uric. Các trường hợp khác đều không có chỉ định dùng thuốc, trừ bệnh nhân có tình trạng hủy tế bào quá nhiều như ở bệnh nhân bị ung thư phải hóa trị hoặc xạ trị.

Nồng độ axit uric bao nhiêu thì bị gout?

Nếu chỉ số axit uric trong khoảng 7 – 9 mg/dl và không xuất hiện triệu chứng, tình trạng này có thể cải thiện hoàn toàn và chưa chuyển sang giai đoạn gout. Thông thường, khi nồng độ axit uric cao hơn 10 mg/dl cơn đau gout cấp tính mới xuất hiện – đây là triệu chứng đặc trưng nhất để xác định bệnh lý này.

Nồng độ acid uric là gì?

Xét nghiệm acid uric được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ acid uric trong cơ thể như trong nhiều rối loạn chức năng thận và rối loạn chuyển hóa, bao gồm suy thận, gout, bệnh bạch cầu, vảy nến, thiếu ăn hay các tình trạng suy kiệt khác, và ở bệnh nhân dùng các thuốc độc tế bào.

Uric cao là bệnh gì?

Tăng axit uric máu nguyên phát một bệnh về rối loạn chuyển hóa. Tăng axit uric không chỉ gây bệnh gút (viêm khớp do gút) mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, chuyển hóa khác. Điều trị tăng axit uric nguyên phát bao gồm dùng thuốc hỗ trợ thải axit uric và hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều purine.