Ai soạn thảo Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình, điều lệ vắn tắt của Đảng

Vào cuối năm 1929, đầu năm 1930 ở nước ta ba tổ chức Cộng sản lần lượt được thành lập: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn; các tổ chức Cộng sản đều ra Tuyên ngôn, Chánh cương và Điều lệ; đều khẳng định mục tiêu đấu tranh cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và tranh thủ sự ủng hộ, công nhận của Quốc tế Cộng sản. 

Trước tình hình đó, ngày 27/10/1929 Quốc tế Cộng sản đã ra chỉ thị về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, “nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất quần chúng ở Đông Dương, Đảng đó chỉ là một tổ chức Cộng sản duy nhất ở Đông Dương”[1] lúc bấy giờ Nguyễn Ái Quốc đang ở Xiêm (Thái Lan), mặc dù không nhận được chỉ thị của Quốc tế Cộng sản nhưng với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định và gấp rút đi Hương Cảng và tích cực, chủ động chuẩn bị các công việc như: Gửi thư về nước mời đại diện các tổ chức cộng sản ở Việt Nam sang Hương Cảng để bàn về việc hợp nhất. Ngày 3/2/1930, Hội nghị hợp nhất được tiến hành ở Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc. Hội nghị gồm có hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng: Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu do Nguyễn Ái Quốc thay mặt quốc tế cộng sản chủ trì, giúp việc hội nghị có Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Hội nghị đã bàn và thống nhất cao các nội dung sau:

1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương.

2. Đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Thảo chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng.

4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước.

5. Cử một ban Trung ương lâm thời gồm 9 người”[2].

Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Đây chính là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chính cương vắt tắt của Đảng vạch rõ tính chất nhiệm vụ, đối tượng của những người Cộng sản là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Nhiệm vụ của cách mạng đó là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến phản động làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, tịch thu ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân nghèo, quốc hữu hóa tất cả xí nghiệp của tư sản đế quốc, lập Chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông….

Sách lược vắn tắt của Đảng nêu rõ: Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng; Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi về phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư sản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới” làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ” [3]. Sách lược vắn tắt nhấn mạnh nguyên tắc hợp tác giai cấp của Đảng là “trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhưng bộ mặt chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường lối thỏa hiệp”. Sách lược vắn tắt cũng chỉ rõ: Đảng “phải đồng thời tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp”[4].

Sách lược vắn tắt của Đảng cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, chỉ đạo mọi phương hướng hành động cách mạng của Đảng ta.

Điều lệ vắn tắt của Đảng nêu rõ tôn chỉ, mục đích của Đảng là lãnh đạo quần chúng đấu tranh để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa thực hiện xã hội cộng sản, quy định thể thức gia nhập Đảng, vạch rõ nhiệm vụ, quyền lợi của đảng viên và kỷ luật của Đảng…

Như vây các văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là Cương lĩnh cách mạng đầu tiêu của Đảng. Hội nghị đã thảo luận và quyết định các phương tiện, kế hoạch tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, về cách thức cử ra một ban Trung ương lâm thời; quyết nghị về việc sẽ xuất bản một tờ tạp chí lý luận và ba tờ báo để tuyên truyền. Sau hội nghị ngày 16/2/1930 Nguyễn Ái Quốc đã viết lời kêu gọi gửi công nhân, nông dân binh lính, thanh niên, học sinh và tất cả đồng bào bị áp bức, bóc lột nhân dịp Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập… Hội nghị hợp nhất đã thành công tốt đẹp. Thành công đó gắn liền với tên tuổi, trí tuệ, uy tín và đạo đức cách mạng trong sáng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng thể hiện bản lĩnh chính trị và tầm trí tuệ của Đảng. Qua hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng Cương lĩnh cách mạng đầu tiên đó đã được kế thừa, phát triển, từng bước hoàn thiện phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng, tình hình quốc tế và thực tiễn của cách mạng nước ta qua các thời kỳ lịch sử. Nghị quyết Đại hội Đảng từ khóa I đến nay Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc các quan điểm cơ bản của Cương lĩnh cách mạng đầu tiên và vận dụng sáng tạo, linh hoạt; là động lực động viên toàn Đảng, toàn dân đoàn kết thống nhất cao thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ qua các thời kỳ cách mạng phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng./.

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đảng toàn tập – NXB Chính trị Quốc gia – H1998 – T614.

[2] Hồ Chí Minh – toàn tập – Sđd – t3, t561.

[3] Hồ Chí Minh toàn tập – Sđd – T3- T3.

[4] Theo bản gốc lời kêu gọi được lưu trữ tại phường Quốc tế Cộng sản ký hiệu 495, 154, 615 do Nguyễn ÁI Quốc gửi cho ban Phương Đông ghi rõ ngày.

Nguyễn Đăng Lâm,

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bắc Ninh

Nhìn lại 88 năm các văn kiện quan trọng được thông qua tại Hội nghị thành lập đảng Cộng sản Việt Nam

   Sau khi thống nhất về chương trình, Hội nghị thông qua các văn kiện quan trọng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là các văn kiện: Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, nội dung hai văn kiện: Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, đã phản ánh về đường hướng phát triển và  những vấn đề cơ bản về chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam. Có thể khẳng định rằng Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Ai soạn thảo Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình, điều lệ vắn tắt của Đảng

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 6/1 đến 7/2/1930 (tranh vẽ). Ảnh Tư liệu.

   Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng nhất trí  thông qua, đã phản ánh một cách súc tích các luận điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong đó, thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất  xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX, chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó, đặc biệt là việc đánh giá đúng đắn, sát thực thái độ các giai tầng xã hội đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Từ đó, các văn kiện đã xác định đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, đồng thời xác định phương pháp cách mạng, nhiệm vụ cách mạng và lực lượng của cách mạng để thực hiện đường lối chiến lược và sách lược đã đề ra.

   Những nội dung cơ bản khẳng định lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có một bản cương lĩnh chính trị phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam, đáp ứng những nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp với xu thế của thời đại, định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

   Những nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của một nước thuộc địa nửa phong kiến. Đó chính là giải quyết đúng đắn các mối quan hệ cốt lõi trong cách mạng Việt Nam.

   Con đường cách mạng vô sản mà Cương lĩnh đã khẳng định là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay 88 năm  Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục kiên định con đường cách mạng mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã lựa chọn: “Đối với nước ta, không còn con đường nào khác để có độc lập dân tộc thật sự và tự do hạnh phúc cho nhân dân. Cần nhấn mạnh rằng đây là sự lựa chọn của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng ta”(1).

   Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã được khẳng định bởi quá trình khảo nghiệm của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước quá độ đi lên CNXH của dân tộc ta từ khi Đảng ra đời và đến nay vẫn là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đi theo Cương lĩnh ấy, trong suốt hơn 8 thập kỷ qua dân tộc Việt Nam đã thay đổi cả vận mệnh của dân tộc, thay đổi cả thân phận của người dân và từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Khi đánh giá quá trình cách mạng Việt Nam hơn 80 năm thực hiện Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhận định: “Từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam”(2).

   Thực hiện đường lối của Đảng, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Gia Lai xác định: “...Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp và hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, phấn đấu xây dựng Gia Lai là một tỉnh phát triển nhanh, bền vững ở khu vực bắc Tây Nguyên”(3). Để đạt được mục tiêu Đại hội Đảng bộ đề ra cần một số giải pháp cụ thể:

   Một là: Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận. Đổi mới công tác tư tưởng, tăng cường hướng về cơ sở và phù hợp với từng đối tượng cụ thể; kết hợp thông tin hai chiều, nhất là thông tin từ cơ sở để đánh giá đúng tư tưởng, tâm trạng xã hội, đồng thời có giải pháp định hướng tuyên truyền, thông tin nhanh chóng đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và nhà nước.

   Chú trọng việc thực hiện Nghị quyết trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đi vào thực chất, phù hợp với từng địa phương, đơn vị, gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”... Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đức, có tài, có tín nhiệm trong Đảng và nhân dân.

   Hai là: Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng và nâng cao chất lượng đảng viên. Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; chú trọng xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các chi bộ thôn, làng, đặc biệt trong vùng dân tộc thiểu số. Kịp thời kiện toàn cấp ủy, tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn, nội bộ mất đoàn kết. Nâng cao chất lượng công tác phát triển Đảng, nhất là đảng viên trẻ, đảng viên nữ, đảng viên người dân tộc thiểu số; phát triển đảng viên trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung làm tốt công tác kết nạp đảng viên là người tại chỗ.

   Thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, qua đó nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh, nhất là cán bộ chủ chốt có phẩm chất và năng lực, đủ sức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, quản lý, sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp và cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.

   Ba là: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường cán bộ kiểm tra tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, điều tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.

   Bốn là: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận. Tăng cường công tác nắm bắt tình hình và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; tăng cường mối quan hệ máu thịt của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường đổi mới công tác dân vận trong cơ quan nhà nước. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”; làm tốt công tác xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực. Quan tâm thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận.    Năm là: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, khắc phục những thủ tục bất hợp lý, giảm bớt giấy tờ, hội họp. Đổi mới phong cách, lề lối làm việc từ tỉnh đến cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách hồ Chí Minh./.


(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 1998, t2. (2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011, trang 23. (3) Đảng bộ tỉnh Gia Lai (2015),Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Gia Lai.