Bách hóa xanh ceo site thanhnien.com.vn năm 2024

TTTĐ - Tháng 7/2021, chuỗi Bách Hóa Xanh ghi nhận kỷ lục mới với mức doanh thu gần 4.240 tỷ đồng, tăng 55% so với tháng 6 và tăng 133% so với cùng kỳ năm trước.

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã CK: MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 7 và 7 tháng năm 2021.

Theo đó, trong 7 tháng năm 2021, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất là 71.986 tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế là 2.784 tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ). Trong đó, doanh thu online đóng góp hơn 6.400 tỷ đồng, (tăng 14% so với cùng kỳ).

Với kết quả này, MWG đã hoàn thành 58% kế hoạch doanh thu và 59% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm 2021.

Theo báo cáo, riêng tháng 7/2021, doanh thu thuần đạt xấp xỉ 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 231 tỷ đồng, tăng 10% về doanh thu và giảm 29% về lợi nhuận ròng so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh chuỗi Thế Giới Di Động/Điện Máy Xanh có gần 2.000 cửa hàng (chiếm khoảng 70% tổng số điểm bán trên toàn quốc) phải tạm đóng hoặc hạn chế bán hàng trong nửa cuối tháng 7, việc giữ được tăng trưởng doanh thu cho toàn công ty là nhờ gia tăng doanh số từ chuỗi Bách Hóa Xanh.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra việc kinh doanh của Bách Hóa Xanh

Cụ thể, tháng 7/2021, chuỗi Bách Hóa Xanh ghi nhận kỷ lục mới với mức doanh thu gần 4.240 tỷ đồng, tăng 55% so với tháng 6 và tăng 133% so với cùng kỳ năm trước.

Sự tăng trưởng này đã đẩy tỷ lệ đóng góp của Bách Hóa Xanh trong tổng doanh thu của MWG lên tới 45%. Doanh thu trung bình mỗi cửa hàng đạt hơn 2,1 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay.

Tính chung 7 tháng năm 2021, Bách Hóa Xanh ghi nhận doanh thu hơn 17.600 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo MWG, do nỗ lực tìm kiếm nguồn cung với giá cả hợp lý giúp Bách Hóa Xanh đáp ứng nhu cầu hơn 31.000 tấn hàng tươi sống cho khách hàng trong tháng 7/2021, gấp gần 2,5 lần so với mức trung bình trước dịch.

Nhờ đó, Bách Hóa Xanh có cơ hội được phục vụ hơn 27 triệu lượt khách hàng (tương đương 900.000 lượt phục vụ trung bình mỗi ngày), gấp 1,4 lần so với mức trung bình trước dịch.

Tháng 7/2021 cũng ghi nhận kỷ lục về số lượt phục vụ trên kênh Bách Hóa Xanh online, với hơn 315.000 đơn hàng giao thành công, gấp 1,5 lần so với mức trung bình trước dịch.

Do nhu cầu tăng mạnh, ngày cao điểm lên đến 20.000 đơn đặt hàng, trong khi Bách Hóa Xanh online chưa thể tăng tải tương ứng trong thời gian ngắn nên thời gian giao hàng bị chậm so với trước đây.

Tuy nhiên, Bách Hóa Xanh là kênh online duy nhất ở Việt Nam tại thời điểm này có năng lực phục vụ hơn 10.000 đơn hàng thực phẩm và hàng thiết yếu mỗi ngày, tại 24 tỉnh thành khu vực phía Nam. Lũy kế 7 tháng, Bách Hóa Xanh online ghi nhận số lượng đơn hàng và doanh thu gấp gần 5 lần so với cùng kỳ.

Bên cạnh việc doanh thu tăng đột biến do nhu cầu dự trữ thực phẩm tăng mạnh trước đợt giãn cách xã hội, Bách Hóa Xanh cũng ghi nhận biên lợi nhuận gộp giảm so với tháng 6/2021. Việc này do nguồn cung và cách thức cung ứng hàng hóa thay đổi đột ngột, dẫn tới nhiều chi phí mới phát sinh.

Đáng nói, tháng 7 là tháng mà Bách Hóa Xanh dính nhiều lùm xùm liên quan đến việc tăng giá bán hàng hóa, bán sản phẩm hết hạn sử dụng trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.

Dù lãnh đạo Bách Hóa Xanh đã lên tiếng khẳng định việc tăng giá bán mùa dịch không nhằm trục lợi những vẫn phải đối mặt với làn sóng tẩy chay của khách hàng.

Mặc dù vậy, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, người dân hạn chế việc đi lại mua sắm nên các cửa hàng Bách Hóa Xanh vẫn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu cho người dân.

Theo MWG, với việc siết chặt giãn cách xã hội ở nhiều địa phương để kiểm soát dịch bệnh, kết quả kinh doanh trong tháng 8 dự kiến là tháng thấp điểm.

Nếu các biện pháp giãn cách tiếp tục kéo dài trong các tháng cuối năm, kế hoạch kinh doanh được công ty đề ra từ đầu năm sẽ khó thực hiện được, song ban lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết sẽ nỗ lực để bảo vệ doanh số và lợi nhuận.

TPO - Tổng giám đốc hệ thống Bách Hóa Xanh thừa nhận việc tăng giá hàng hóa trong những ngày vừa qua nhưng khẳng định không phải vì lợi nhuận mà vì các yếu tố khách quan cũng như khó khăn từ việc giãn cách xã hội, yêu cầu gắt gao của cơ quan chức năng.

Chiều 16/7, đoàn công tác của Cục Quản lý Thị trường TPHCM đã đi thực tế kiểm tra một số cửa hàng kinh doanh thuộc hệ thống Bách Hóa Xanh sau khi dư luận phản ánh việc hệ thống này tăng giá bán hàng hóa trong thời gian dịch bệnh COVID-19.

Đoàn công tác do ông Trương Văn Ba, Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường TPHCM dẫn đầu đã kiểm tra hai cửa hàng ở trên đường Đặng Văn Bi và đường Lê Văn Việt, TP Thủ Đức, TPHCM.

Người dân mua sắm tại Bách Hóa Xanh.

Làm việc với cơ quan chức năng, ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc hệ thống Bách Hóa Xanh cho biết, bình thường mỗi ngày Bách Hóa Xanh chỉ bán được khoảng 500 đến 600 tấn hàng hóa, còn trong thời gian qua, hệ thống đã nâng lên khoảng 2000 đến 2.500 tấn hàng hóa mỗi ngày.

Cụ thể, trong ngày 14/7 là 2.500 tấn, ngày 15/7 là 2.100 tấn. Hệ thống đang nỗ lực để đẩy sản lượng này lên 3.000 tấn và giữ ổn định mỗi ngày để phục vụ nhu cầu của người dân.

Ông Doanh thừa nhận việc hệ thống Bách Hóa Xanh tăng giá bán một số mặt hàng trong thời gian qua. Tuy nhiên, ông Doanh cho rằng, việc tăng giá bán hàng hóa không phải vì mục đích lợi nhuận mà vì cá lý do khách quan như hàng hóa tăng giá từ phía nhà cung cấp do tăng chi phí vận chuyển, phí nhân công, tài xế, hư hỏng do kéo dài thời gian lưu thông.

Bách Hóa Xanh thừa nhận viện tăng giá hàng hóa nhưng vì lý do khách quan.

Bên cạnh đó, hệ thống phải bảo đảm chỗ ở cho nhân viên ở gần kho nhằm giảm thiểu nguy cơ nhân viên nhiễm bệnh hoặc bị cấm di chuyển do sinh sống ở vùng phong tỏa, dẫn đến thiếu nhân sự và buộc phải tạm dừng hoạt động kho và cửa hàng.

Sau khi kiểm tra tổng thể khu vực bày bán hàng hóa của cửa hàng Bách Hóa Xanh, đoàn công tác ghi nhận việc hàng hóa trong hệ thống được niêm phong đầy đủ và bán đúng giá niêm yết trên quầy.

Theo ông Ba, hiện nay tình hình dịch bệnh trên địa bàn TPHCM còn nhiều phức tạp, việc Bách Hóa Xanh cũng như các hệ thống siêu thị khác đã bằng nỗ lực của mình đưa hàng hóa về phục vụ người dân là việc làm rất tốt và thực hiện đúng chủ trương của Thành phố về việc đảm bảo cung cấp nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm cho người dân.

KHu vực chờ vào mua sắm ở Bách Hóa Xanh đảm bảo quy tắc 5K.

Tuy nhiên, ông Ba cũng đề nghị hệ thống Bách Hóa Xanh không nâng giá hàng hóa một cách bất hợp lý dù có khó khăn, tăng chi phí trong việc nhập hàng hóa từ các địa phương khác về TP.HCM.

Theo ông Ba, thành phố đã chỉ đạo các sở ngành liên quan bằng mọi giá phải đảm bảo cung ứng hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho người dân. Do đó, người dân phải hết sức bình tĩnh, không tập trung mua hàng để tích trữ, tránh trường hợp những người lợi dụng việc này để tăng giá bất hợp lý để kiếm lời.

Hiện nay, lực lượng Quản lý Thị trường phối hợp với các đơn vị liên quan sẽ thường xuyên tổ chức các lực lượng để nắm tình hình địa bàn, chống hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt là tập trung kiểm tra các mặt hàng liên quan đến phòng chống dịch như vật tư y tế, tân dược và mặt hàng phục vụ nhu cầu hàng ngày như rau, củ, quả, thịt, cá, trứng.

Các mặt hàng bày bán ở Bách Hóa Xanh được niêm yết giá.

Đồng thời, Quản lý Thị trường cũng đã niêm yết số điện thoại đường dây nóng tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh, các chợ truyền thống để người dân phản ánh kịp thời nếu phát hiện các hành vi gian lận, buôn bán hàng gian hàng giả, nâng giá một cách bất hợp lý.

Chủ đề