Bài tập Tiếng Việt trang 79 lớp 4

Với bài giải Tập làm văn Tuần 11 trang 79, 80 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh làm bài tập về nhà trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 từ đó học tốt môn Tiếng Việt 4.

Bài tập Tiếng Việt trang 79 lớp 4

MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

1, Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?

a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.

b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều đó.

c) Đầu năm học vừa qua, lớp em có mấy bọn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hơn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau:

d) Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi ? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua, thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này :

Trả lời:

a, Mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện).

b, Mở bài gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

c, Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

d, Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

2, Câu chuyện Hai bàn tay (sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 114) mở bài theo cách nào?

Trả lời:

Câu chuyện được mở bài theo cách trực tiếp : kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.

3, Viết phần mở đầu câu chuyện trên theo cách mở bài gián tiếp :

a) Mở bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện :

b) Mở bài gián tiếp bằng lời kể của bác Lê :

Trả lời:

a, Con người khi muốn bắt đầu làm một việc gì nhất thiết phải có lòng tin. Câu chuyện về Bác Hồ vĩ đại của chúng ta sau đây là một ví dụ về lòng quyết tâm và lòng tin vô bờ bến.

b, Từ hai bàn tay, chúng ta có thể làm nên được tất cả. Tôi còn nhớ như in những tháng ngày còn ở cùng Hồ Chủ tịch tại Sài Gòn, và mỗi lần nhớ lại tôi lại thấm thía câu nói trên, bởi tôi và Hồ Chủ tịch đã có một cuộc nói chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc. Câu chuyện đó thể này :

Câu 1 trang 79 VBT Tiếng Việt lớp 4: Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch, điền vào bảng sau :

a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch.

M : va li, cần câu,...

b) Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông.

M : tàu thuỷ, bến tàu,.

c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch.

M : khách sạn, hướng dẫn viên,...

d) Địa điểm tham quan, du lich.

M : phố cổ, bãi biển,....

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch.

M : va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo bơi, đồ ăn, nước uống, máy nghe nhạc, đèn pin, dụng cụ thể thao (bóng, lưới)...

b) Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông.

M : tàu thủy, bến tàu, tàu hỏa, ô tô, máy bay, xe buýt, nhà ga, bến xe, xe đạp, xe xích lô, sân bay, vé xe, vé tàu, đường sắt...

c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch

M : khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ công ti du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch

d) Địa điểm tham quan du lịch.

M : phố cổ, bãi biển, công viên, thác nước, núi, sông, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm

Câu 2 trang 80 VBT Tiếng Việt lớp 4: Tìm các từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm, điền vào bảng sau :

a) Đồ dùng cần cho cuôc thám hiểm.

M : la bàn, lều trại,...

b) Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua.

M : bão, thú dữ,...

c) Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm.

M : kiên trì, dũng cảm,...

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ và làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

a) Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, lều trại, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, bật lửa, vũ khí, thiết bị an toàn

b) Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua: bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mùa gió, tuyết, sóng thần, cái đói, cái khát,...

c) Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm: kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò. ham hiểu biết, hiếu kì, không ngại khổ, không ngại khó

Câu 3 trang 80 VBT Tiếng Việt lớp 4: Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có một số từ ngữ mà em vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.

Phương pháp giải:

- Viết đoạn văn có mở bài, thân bài, kết bài.

- Chủ đề: hoạt động du lịch hay thám hiểm.

- Yêu cầu: sử dụng một vài từ ngữ trong bài tập 1 hoặc bài tập 2

Trả lời:

        Ngày càng có nhiều khách du lịch nước ngoài tìm đến Thành phố Hổ Chí Minh của chúng ta. Họ đi thành từng đoàn hay từng nhóm nhỏ, cũng có khi chỉ đi lẻ một mình. Bảo tàng, nhà lưu niệm, đền, chùa là những nơi du khách ghé thăm nhiều nhất. Trên đường phố, đôi khi còn bắt gặp từng đoàn khách du lịch ngồi thong thả trên những chiếc xe xích lô, chầm chậm tham quan thành phố. Để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu Việt Nam, hiện nay ngày càng nhiều công ti du lịch mở hàng loạt tua du lịch hấp dẫn du khách.

Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài

  • I. Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài Phần nhận xét
    • Câu 1 (trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 4)
    • Câu 2 (trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 4)
    • Câu 3 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4)
  • II. Ghi nhớ Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
  • III. Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài Phần Luyện tập
    • Câu 1 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4)
    • Câu 2 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4)
    • Câu 3 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Luyện từ và câu lớp 4: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 trang 78, 79 được VnDoc biên soạn bám sát chương trình SGK giúp các em học sinh củng cố các kiến thức phần luyện từ và câu lớp 4. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

  • Chính tả lớp 4: Nghe - viết: Trung thu độc lập

I. Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài Phần nhận xét

Câu 1 (trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 4)

. Đọc các tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây:

- Tên người: Lép Tôn-xtôi, Mô-rít-xơ, Mát-téc-lích, Tô-mát Ê-đi-xơn.

- Tên địa lí: Hi-ma-lay-a, Đa-nuýp, Lốt Ăng-giơ-lét, Niu Di-lân, Công-gô.

Đáp án

Học sinh đọc theo sự hướng dẫn và đọc mẫu của thầy (cô) giáo: Mơ-rit xơ, Mát-xtéc-lich, Hi-ma-lay-a.

Câu 2 (trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Biết rằng chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành các tên riêng nói trên đều được viết hoa, hãy nêu nhận xét về cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài.

Gợi ý

- Mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài gồm mấy tiếng?

- Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận tên như thế nào?

Trả lời:

Tên người

Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn-xtôi.

Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Lép

Bộ phận 2 gồm 2 tiếng: Tôn / xtôỉ.

Mô-rít-xơ Mát-téc-lích gồm 2 bộ phận: Mô-rít-xơ và Mát-téc-lích.

Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Mô / rít / xơ.

Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Mát / téc / lích.

Thô-mát Ê-đi-xơn gồm 2 bộ phận: Thô-mát và Ê-đi-xơn.

Bộ phận 1 gồm 2 tiếng: Thô / mát/.

Bô phận 2 gồm 3 tiếng: Ê / đi/ xơn.

Tên địa lí

Hi-ma-lay-a chỉ có 1 bộ phận gồm 4 tiếng: Hi/ ma/ lay/a

Đa-nuýp chỉ có 1 bộ phận gồm 2 tiếng: Đa / nuýp.

Lốt Ăng-giơ-lét có 2 bộ phận là Lốt và Ăng-giơ-lét.

Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Lốt

Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Ăng / giơ / lét.

Niu Di-lân có hai bộ phận: Niu và Di-lân.

Bộ phận 1 gồm 1 tiếng: Niu

Bộ phận 2 gồm 2 tiếng: Di / lân.

Công-gô có 1 bộ phận gồm 2 tiếng là: Công / gô

Câu 3 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây có gì đặc biệt?

- Tên người: Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Bạch Cư Dị.

- Tên địa lí: Hi Mã Lạp Sơn, Luân Đôn, Bắc Kinh, Thụy Điển.

Gợi ý:

Con so sánh cách viết các tên riêng nước ngoài này với cách viết các tên riêng Việt Nam.

Trả lời

Viết giống như tên riêng tiếng Việt Nam. Tất vả các tiếng đầu viết hoa: Thích Ca Mâu Ni, Hi Mã Lạp Sơn

II. Ghi nhớ Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài

1. Khi viết tên người, trên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gốm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối,

2. Có một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.

III. Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài Phần Luyện tập

Câu 1 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Đọc đoạn văn đã cho rồi viết lại cho đúng những tên riêng trong đoạn (SGK TV4, tập 1 trang 79)

Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về ác-boa để lu-i Paxtơ có thể tiếp tục đi học. ác boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dỏng sông quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.

Theo Đức Hoài

Trả lời:

Giô-dép, Ác-boa, Lu-I Pa-xto; Ác-boa; Quy-đăng-xơ

Câu 2 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc

- Tên người: anbe anhxtanh, crítxtian anđécxen, iuri gagarin.

- Tên địa lí: xanh pêtécbua, tôkiô, amadôn, niagara.

Trả lời:

Em viết lại như sau:

- Tên người: An–be Anh–xtanh; Crit-xti-an.

- An-đec-xen, I-u-ri Ga-ga-rin.

- Tên địa lí Xanh Pê-téc-bia; Tô-ki-ô; A- ma-dôn; Ni-a-ga-ra.

Câu 3 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Trò chơi du lịch. Thi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy

Trả lời:

Tên nước

Thủ đô

Trung Quốc

Nga

Nhật Bản

Lào

Đức

Pháp

Bắc Kinh

Mát-xcơ-va

Tô-ki-ô

Oa-sinh-tơn

Viêng Chăn

Béc-lin

Pa-ri

>> Bài tiếp theo: Kể chuyện lớp 4: Kể chuyện đã nghe đã đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông phi lí

Luyện từ và câu lớp 4 Tuần 8: Luyện tập viết tên người, tên địa lí nước ngoài được VnDoc sưu tầm, giúp các em học sinh củng cố kỹ năng viết đúng chính tả tên người, tên địa danh, kể tên các thành phố, các danh lam thắng cảnh nước ngoài, chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.