Bài tập tính số nu bài 6 lớp 10 sinh

Bài 1 : Một phân tử ADN có chiều dài 4080 å , trong đó hiệu số giữa A và một loại Nu khác không bổ sung với nó là 10%. a/ tính số Nu mỗi loại. b/ Tính số NU từng loại mà môi trường cung cấp khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần. c/ Tính khối Lượng phân tử của Gen
  1. tổng số Nu của phân tử ADN là 4080/3,4.2=2400 Nu theo bài ra ta có : A+G=1/2.2400=1200 A-G=10%.2400=240 giải hệ pt ta được : A=T=720 ; G=X= 480
  2. khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần => số Nu từng lọai mà môi trường cung cấp là:

    A=T= (2^5 -1).720=22320 G=X= (2^5 -1).480=14880 c.khối lượng phân tử của gen là: 2400.300đvC=720000đvC

    Bài 2: Một gen dài 5100å và có 3900 liên kết Hidro a/ Tính số Nu từng loại trong GEN. b/ Tính số Nu từng loại trong Gen khi nhân đôi 3 lần . c/ Tính số liên kết phosphodieste giữa các Nu.
  1. tổng số Nu của gen =3000

    theo bài ra ta có: A+G= 1500 2A+3G=3900 giải hệ pt ta được A=T=600; G=X=900 b,khi gen nhân đôi 3 lần => số Nu từng lọai trong gen là : A=T= 2^3.600=4800 ; G=X= 2^3.900=7200 c, số lk phosphodieste=2999

    Bài 3 : Một Gen có khối lượng 720000 đvC . Mạch 1 của Gen có tỉ lệ A:T:G:X = 1:2:3:4 a/ Tính số Nu từng loại trong từng mạch và trong cả GEN b/ Tính số liên kết Hidro trong Gen c/ Gen nói trên có bao nhiêu vòng xoắn .

a, tổng số Nu của gen là :2400 Nu A1:T1:G1:X1=1:2:3:4 mà A1+T1+G1+X1=1200 \=> A1=T2=120 T1=A2=240 G1=X2=360 X1=G2=480 Vậy A=T=360; G=X=840 b,số lk H=2A+3G=3240 c,số vòng xoắn của gen là: 2400/20=120 vòng

Bài 4 : Ở vịt nhà , 2n=80 . Tại một lò ấp vịt người ta thu được 800 vịt con , Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 80% và của tinh trùng là 1% , hiệu suất nở ( tỉ lệ sống ) của trứng đã thụ tinh là 100% . Hãy cho biết : a/ Số tế bào sinh thành trứng và sinh tinh cần thiết ? b/ Tổng số nhiễm sắc thể có trong các trứng và tinh trùng tạo ra. c/ Tổng số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình tạo trứng và tinh trùng . d/ Tổng số NST tiêu biến trong các thể định hướng.

a, số trứng được thụ tinh = số tinh trùng được thụ tinh= 800 \=> số trứng được sinh ra là 800:80%=1000=số tế bào sinh trứng số tinh trùng được sinh ra là 800:1%=80000 ; số tế bào sinh tinh =20000 b.số NST có trong các trứng tạo ra là 1000.n=1000.40=40000 NST -----tinh trùng tạo ra là 80000.n=3200000 NST \=> tổng số NST có trong các trứng & các tinh trùng tạo ra là 3240000 NST c.số NST môi trường đã cung cấp cho quá trình tạo trứng= 1000.2n=1000.80=80000NST ---------tinh trùng = 20000.2n=1600000NST d.số NST tiêu biến trong các thể định hướng=1000.3.n=120000NST

Bài 5: Ruồi giấm có 2n=8 . Một hợp tử hình thành và nguyên phân liên tiếp một số lần , môi trường đã cung cấp 248 NST . Hỏi a/ Hợp tử đã nguyên phân mấy lần. b/ Hiệu suất thụ tinh của trứng là 12,5% . Hỏi số Tế bào tham gia thụ tinh , Số tế bào sinh trứng ? c/ Biết tất cả các tế bào sinh trứng nói trên có nguồn gốc từ 1 TB mẹ ban đầu . Hỏi TB đã nguyên phân mấy lần ?

a,gọi số lần nguyên phân của hợp tử là n \=> (2^n -1).8= 248 <=> n=5 b,hiệu suất thụ tinh là 12,5% => số tế bào tham gia thụ tinh là 8 trứng=8 tinh trùng số tế bào sinh trứng=8 TB c, gọi số lần nguyên phân của TB mẹ là x => 2^x=8 <=> x=3

Bài 6 : Tinh trùng của một loại chứa 40NST . Hỏi a/ đó là loài gì ? 2n= ? b/ Hợp Tử của loài hành thành và nguyên phân liên tiếp 3 lần . Hãy tính tổng số TB , số NST của các TB đc sinh ra sau lần Nguyên Phân thứ 3 . c/ Các TB được sinh ra nói trên lại bước vào một lần nguyên Phân tiếp theo . Tính + Tổng số NST có trong các TB và trạng thái khi TB đang ở kỳ giữa Nguyên Phân? + Tổng số NST và rạng thái khi TB đang ở kỳ sau Nguyên Phân ? + Tổng số NS tử khi các TB đang ở kỳ trước ? sau Nguyên Phân
  1. 2n=80 => vịt nhà
  2. tổng số TB được sinh ra sau lần nguyên phân thứ 3 là 2^3=8 tổng số NST được sinh ra .............................................là 8.2n=8.80=640 NST c.-kì giữa nguyên phân có 640 NST kép - kì sau nguyên phân có 2560 NST đơn - tổng số NS tử chị em khi các TB đang ở kì trước NP=2560= ở kì sau

Last edited by a moderator: 2 Tháng tư 2009

Câu 1: một ADN có chiều dài bằng 5100 (Angstrom). Tính số nucleotit, khối lượng phân tử, chu kỳ xoắn của ADN đó.

Giải:

N = (L/3,4).2 = 3000

M = N. 300 = 900.000 (đvC)

S = 3000 : 20 = 150 (chu kỳ)

Câu 2: một ADN có khối lượng 900.000, biết G = 900. Tính số Lk H của gen.

Giải: N = 900.000 : 300 = 3000

A+G = N/2 <=> A +900 = 1500 => A = 600

Vậy H = 2+3G = 600.2 + 900.3 = 3.900

Câu 3: ADN có chiều 120 chu kỳ xoắn, biết A/G = 3/2. Tính số liên kết H của gen.

Giải: N = 120.20 = 2400, ta có 2A+2G = 2400 (1)

A/G = 2/3 => 2A – 3G = 0 (2)

Từ 1 và 2 => G = 480, Thế G = 480 vào (2) ta được A = 720

H = 2A +3G = 2.720+ 3.480

Câu 4: một ADN có N = 3600. biết hiệu số giữa A và loại nucleotit không bổ sung với nó là 600. tính số nu và tỉ lệ từng loại.

Giải: Số nu từng loại

A+G = N/2 <=> A+G= 1800 (1)

Mặt khác A- G = 600 (2)

Từ 1 và 2 =>A= 1200 => G= 600

tỉ lệ từng loại: (các e tự tính)

Câu 5: Một phân tử DNA có 2400 nucleotid trong đó hiệu số giữa T với loại nucleotid khác bằng 30%. Xác định tỷ lệ phần trăm và số lượng các loại nucleotid trong phân tử DNA đó.

T – X = 30%, T+X = 50% => T = A = 40%, G = X = 10%

A = T = 40. 2400/100 = 960

G= X = 10. 2400/100 = 240

Câu 6: 1 gen có tỷ lệ T = 20%, số liên kết hidro của gen là 3120. Tính số Nu của gen, khối lượng phân tử và số chu kỳ xoắn của gen đó.

Câu 7: 1 mạch của ADN có trình tự Nu là 3’ AAAGXXGTT 5’. Viết trình tự Nu của mạch còn lại và tính chiều dài, khối lượng phân tử, số liên kết H của gen đó.

Câu 8: một ADN có 900 cặp nu. biết A gấp 2 lần loại Nu không bổ sung với nó. Tính số nu từng loại, tỉ lệ phần trăm và số liên kết H của gen.

Câu 9: ADN có số M= 900000, số LK H = 3600. Tính số lượng từng loại Nu.

Câu 10: Trong một phân tử ADN, số liên kết hiđrô giữa 2 mạch đơn là 531.104 và số liên kết hiđrô trong các cặp A – T bằng số chu kì xoắn trong phân tử. Số lượng từng loại nucleotit trong phân tử ADN.