Bài tập tự luận KHTN 6 Cánh diều

Câu 1:Chọn phát biểu đúng:

  • A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
  • B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi chuyển động.
  • C. Khi không có lực tác dụng lên vật thì vật đứng yên.
  • D. Lực không làm cho vật bị biến dạng.

Câu 2:Phát biểu nào sau đây không đúng:

  • A. Đơn vị đo lực là niutơn.
  • B. Lực hướng theo phương ngang được vẽ bằng hình mũi tên hướng thẳng đứng lên trên.
  • C. Lực kéo một cuốn sách làm nó bắt đầu chuyển động trên bàn nhỏ hơn lực kéo làm cái bàn bắt đầu chuyển động trên sàn nhà.
  • D. Lực được biểu diễn bằng hình mũi tên, có gốc đặt vào vật chịu tác dụng lực.

Câu 3:Để nâng một vật nặng từ mặt đất, cần cẩu phải tác dụng vào vật một …

  • A. lực nâng
  • B. lực ma sát
  • C. lực đẩy
  • D. lực kéo

Câu 4:Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực .............. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

  • A. nằm gần nhau
  • B. tiếp xúc
  • C. cách xa nhau
  • D.không có sự tiếp xúc

Câu 5:Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở:

  • A. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật
  • B. vật chịu tác dụng lực
  • C. vật tác dụng lực
  • D. cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 6:Lực ma sát là lực:

  • A. lực không tiếp xúc
  • B. lực tiếp xúc
  • C. lực đẩy
  • D. lực hút

Câu 7:Lực ma sát trượt là:

  • A. lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của người khác
  • B. lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy
  • C. lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác
  • D. cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 8:Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?

  • A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
  • B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.
  • C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
  • D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

Câu 9:Trọng lượng thường được kí hiệu:

  • A. P
  • B. N
  • C. m
  • D. kg

Câu 10:Chọn đáp án sai?Đơn vị đo trọng lượng là:

  • A. đơn vị đo lực
  • B. N
  • C. kg
  • D. niuton

Câu 11:Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo

  • A. chuyển động.
  • B. thu gia tốc
  • C. có xu hướng lấy lại hình dạng ban đầu.
  • D. biến dạng.

Câu 12:Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?

  • A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng hãm phanh, xe dừng lại.
  • B. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc không đổi 500 km/h.
  • C. Một chiếc xe máy đang chạy với tốc độ đều đặn.
  • D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất.

Câu 13:Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?

  • A. Lốp xe không chịu lực nào tác dụng.
  • B. Lực hút của Trái Đất tác dụng vào người.
  • C. Lực của người tác dụng vào lốp xe.
  • D. Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.

Câu 14:Chọn đáp án chính xác nhất?

  • A. lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
  • B. lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
  • C. vật chỉ thay đổi trạng thái chuyển động khi chịu tác dụng của lực tiếp xúc
  • D. lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Câu 15:Tnrờng hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

  • A. Vận động viên nâng tạ.
  • B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
  • C. Giọt mưa đang rơi.
  • D. Bạn Lan cầm bút viết.

Câu 16:Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

  • A. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
  • B. Lực cùa chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
  • C. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
  • D. Lực của Nam cầm bình nước.

Câu 17:Ma sát có hại trong trường hợp nào sau đây:

  • A. Ma sát giữa bàn tay với vật được giữ trên tay
  • B. Ma sát giữa xích và đĩa bánh sau
  • C. Ma sát giữa máy mài và vật được mài
  • D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 18:Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là

  • A. ma sát trượt
  • B. ma sát nghỉ
  • C. ma sát lăn
  • D. lực quán tính

Câu 19:Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
  • B. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
  • C. Có thời điểm độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng, có thời điểm độ dãn của lò xo giảm tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20:Công thức biểu diễn mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật là:

  • A. P = 5m
  • B. P = 10m
  • C. P = 10,5m
  • D. P = 5,5m

Câu 21:Các đặc trưng của lực trong hình vẽ sau đây là:

  • A. điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải
  • B. điểm đặt tại vật, phương năm ngang, chiều từ phải qua trái
  • C. điểm đặt tại vật, phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 45 độ, chiều từu dưới lên trên
  • D. điểm đặt tại vật, phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 45 độ từ trên xuống dưới.

Câu 22:Lực của chân cầu thủ tạc dụng lên quả bóng là lực gì? Có tác dụng gì?

  • A. Lực tiếp xúc, làm biến đổi chuyển động
  • B. lực không tiếp xúc, làm biến đổi chuyển động
  • C. lực không tiếp xúc, làm biến dạng
  • D. lực tiếp xúc, làm biến dạng

Câu 23:Một vật đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang. Khi tác dụng lên vật một lực có phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N thì vật vẫn nằm yên. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật có:

  • A. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ 2N
  • B. phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ 2N
  • C. phương nằm ngang, hướng từ phải sang trái, cường độ lớn hơn 2N
  • D. phương nằm ngang, hướng từ trái sang phải, cường độ lớn hơn 2N

Câu 24:Khi treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 150N. Khối lượng của vật đó là:

  • A. 15 kg
  • B. 150 g
  • C. 150 kg
  • D. 1,5 kg

Câu 25:Khi thả một quả bóng cao su từ trên cao, hiện tượng xảy ra trong các giai đoạn:

- Thả quả bóng cao su ra

- bóng đang rơi

- bóng chạm sàn nhà

- bóng nảy lên

- bóng chạm sàn nhà

- bóng nảy lên

Trong các giai đoạn trên, giai đoạn nào lực tác dụng lên quả bóng là lực tiếp xúc và làm thay đổi chuyển động?

  • A. thả quả bóng cao su ra
  • B. bóng đang rơi
  • C. bóng nảy lên
  • D. bóng chạm sàn nhà

Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh Diều (CD), giúp soạn Khoa học tự nhiên 6 hay nhất, đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6


Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức, từ đó đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Khoa học tự nhiên 6.

  • Bài 5: Sự đa dạng của chất
  • Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất
  • Bài 7: Oxygen và không khí
  • Bài tập Chủ đề 3 và 4 trang 43

[KHTN 6 Cánh diều] Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng soạn, làm bài tập KHTN 6, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn KHTN 6.

Tài liệu để học tốt Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh diều hay khác:

Xem thêm soạn, giải bài tập các môn học lớp 6 sách Cánh diều hay khác:

Đã có lời giải bài tập môn Khoa học tự nhiên 7 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Cánh diều (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ đề